Vai trò biện hộ chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội đối với nhóm dân

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ người dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 64)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG

3.1. Vai trò của nhân viên Công tác xã hội

3.1.3. Vai trò biện hộ chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội đối với nhóm dân

nhóm dân tộc thiểu số huyện Tân Sơn

- Khái niệm:

Theo Hiệp hội CTXH (2000), biện hộ là hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, nhằm đem lại công bằng cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người yếu thế trong cộng đồng, trong đó có đối tượng người DTTS. Vai trò là người biện hộ trong đó NVXH là người bảo vệ quyền lợi cho người DTTS để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ, đặc biệt trong những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng.

Biện hộ là hoạt động đòi hỏi chuyên môn công tác xã hội cao do chủ đề này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Công tác biện hộ nhằm tác động ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhiều mục đích khác nhau, từ vi mô đến vĩ mô,

từ cải thiện cung cấp các dịch vụ công cộng đến hình thành chính sách an sinh xã hội.

- Cách thức thực hiện:

Quy trình biện hộ: Nhận diện vấn đề → Phân tích vấn đề → Lập kế hoạch hành động → Thực hiện kế hoạch → Lượng giá. Một số dạng biện hộ, NVXH thường không làm trực tiếp mà tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình biện hộ.

Tự biện hộ: Đây là mục tiêu chính trong quá trình can thiệp biện hộ trong công tác xã hội. Nhân viên xã hội tạo niềm tin, thôi thúc tiềm năng sẵn có của người DTTS để họ tự mình ra những quyết định, hành động có lợi cho họ mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài. Người DTTS có thể tự biện hộ cho mình hoặc biện hộ với tư cách là thành viên một nhóm, NVXH như một người tạo và truyền lửa cho họ, để họ xây dựng năng lực, học hỏi các phương thức biện hộ, NVXH có nhiệm vụ giúp người DTTS khơi dậy tiềm năng của chính mình, phát triển những kỹ năng, thu thập thông tin, tìm kiếm nguồn lực để họ tự biện hộ cho mình nhận được những dịch vụ xã hội và phúc lợi xã hội. Biện hộ đồng cảnh là khi người biện hộ (người DTTS) đã từng trải qua những kinh nghiệm, cảnh ngộ giống với người được biện hộ (những người DTTS đang gặp phải những khó khăn trong việc tiếp cận chính sách an sinh xã hội). Sự tương đồng về cảnh ngộ như vậy sẽ làm cho hai bên cảm thấy hiểu nhau hơn và thông cảm nhau hơn. Từ sự thấu hiểu đó, người biện hộ sẽ sử dụng những kỹ năng, tiềm năng, phương pháp biện hộ cùng với sự thấu hiểu, đồng cảm, thực hiện quá trình biện hộ, giúp những người DTTS trong nhóm, cộng đồng xã Tam Thanh thỏa mãn những nhu cầu đang thiếu.

Biện hộ tập thể: diễn ra khi một nhóm DTTS, bao gồm cả NVXH cùng nhau tham gia chiến dịch thay đổi, biện hộ chính sách ở cấp độ vĩ mô, tác động đến việc lập ra các chính sách, các khoản luật dựa trên các tiêu chuẩn nhân quyền như yêu cầu có các phương tiện di chuyển, không gian di chuyển dành riêng cho người khuyết tật DTTS. Hoặc những bất cập, tồn tại của các chính sách an sinh xã hội, nhóm biện hộ có thể tác động tới những nhà hoạch định chính sách an sinh xã hội nhằm tạo ra những thay đổi có ích cho xã hội.

Khi thực hiện biện hộ, người biện hộ cần phải thực hiện những nguyên tắc: Đảm bảo sự bình đẳng và công bằng; Tập trung vào nhu cầu và quyền của người DTTS; Đảm bảo sự tham gia của người DTTS và gia đình; Tôn trọng các bên tham gia trong quá trình thực hiện biện hộ chính sách.

Các hình thức được NVXH sử dụng trong quá trình biện hộ về chính sách an sinh xã hội đối với người DTTS huyện Tân Sơn: Trình bày trong các buổi họp; Tổ chức diễn đàn cho những người DTTS tham gia phát biểu ý kiến; Viết bài đăng trên báo, bảng tin; Gửi kết quả nghiên cứu khảo sát đến các cơ quan có thẩm quyền như Phòng chính sách huyện Tân Sơn; Tham gia giải quyết các vụ khiếu kiện, khiếu nại của người DTTS.

Người biện hộ thành công là người truyền được cảm hứng và huy động mọi người DTTS cùng hành động đối với các vấn đề của chính họ; hiểu họ và nêu ra một cách chính xác các nhu cầu của người DTTS; nhìn thấy cơ hội để tiến hành biện hộ. Để là người biện hộ thành công thì nhất định NVXH phải có kiến thức về chính sách, luật pháp, am hiểu về thực tế cuộc sống của đối tượng được biện hộ (người DTTS) và hơn cả đó là người biện hộ cần có những kỹ năng giao tiếp, trình bày, quan sát và thương lượng.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ người dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 64)