Công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người dân tộc thiểu số phát huy

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ người dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 64 - 67)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG

3.2. Một số phương pháp áp dụng trong đảm bảo an sinh xã hội đối với ngườ

3.2.1. Công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người dân tộc thiểu số phát huy

huy tiềm năng trong tiếp cận và thụ hưởng chính sách an sinh xã hội

Đặc trưng của phương pháp Công tác xã hội cá nhân trong đảm bảo ASXH đối với nhóm người DTTS huyện Tân Sơn là phương pháp mà người làm CTXH vận dụng lý thuyết, các cách tiếp cận, các kỹ năng chuyên nghiệp để tác nghiệp với nhóm DTTS dựa trên mối quan hệ trực tiếp, sự tương tác hai chiều nhằm hỗ trợ người DTTS nhận diện vấn đề của mình, đánh giá tiềm năng, kết hợp những yếu tố trợ giúp từ bên ngoài để giải quyết vấn đề, vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Chẳng hạn, NVXH vận dụng Công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ người DTTS sử dụng tiền trợ cấp để lạm dụng rượu bia; hỗ trợ phụ nữ và trẻ

em DTTS được tiếp cận nhiều hơn các chính sách về y tế; Công tác xã hội cá nhân thôi thúc người phụ nữ DTTS tham gia phát triển kinh tế - xã hội; Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người nghèo DTTS sử dụng hiệu quả các chính sách và sự đầu tư của Nhà nước vào phát triển kinh tế...

Nhìn chung người DTTS nghèo có tâm lý mặc cảm, tự ti, từ đó dẫn đến việc ngại giao tiếp và tham gia các hoạt động tập thể. Họ tìm cách thích nghi hoàn cảnh bằng cách từ từ khép kín, từ từ bỏ cuộc, mất ý chí vươn lên, sự thay đổi thường nằm ở bên trong và thường NVXH khó nhận ra được. Điều này có thể dẫn đến sự căng thẳng, đè nén tăng theo năm tháng, kết quả đưa đến rối loạn tâm lý nặng hơn, có những vấn đề cảm xúc tâm lý nghiêm trọng hơn. Nhiều hộ DTTS có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, dẫn đến tình trạng các chính sách thực hiện chưa có hiệu quả bền vững, người DTTS huyện Tân Sơn vẫn còn nghèo nàn, kém phát triển. NVXH phải làm sao để người DTTS xóa bỏ các rào cản, không ỷ lại vào các chính sách và vươn lên hòa nhập bền vững.

Để thực hiện đảm bảo an sinh xã hội đối với nhóm DTTS huyện Tân Sơn, NVXH cần đi sâu vào đời sống của người DTTS để biết được nhu cầu, vấn đề của họ là gì, đồng thời nhận diện và khơi dậy tiềm năng của chính người DTTS thông qua các kỹ năng quan sát, lắng nghe, thu thập thông tin và tham vấn cho cá nhân những người DTTS gặp phải những vấn đề khó khăn trong tiếp cận ASXH như họ không được thụ hưởng các chính sách mà đáng lẽ ra họ được hưởng, họ không thể trình bày những ý kiến khó khăn của mình khi những kiến thức pháp luật về các chính sách ASXH còn hạn chế, để người DTTS nhận diện được những khó khăn của mình và tự mình hình thành các giải pháp giải quyết vấn đề của chính mình.

NVXH tạo lửa cho người DTTS thông qua những cuộc trò chuyện, các câu chuyện, tình huống, hình ảnh cụ thể để họ tự nhận ra vấn đề, tích cực tham gia vào hoạt động đảm bảo an sinh xã hội cho mình và cho cả cộng đồng bằng cách tham gia vào các lớp tập huấn, học nghề, khi được hỗ trợ về tiền xây dựng nhà ở, y tế ... thì không được ỷ lại mà cần tiếp tục cố gắng hơn nữa.

Bên cạnh việc thôi thúc các tiềm năng bên trong của nhóm người DTTS, NVXH sẽ là người cung cấp, kết nối, vận động các chính sách an sinh xã hội tời người DTTS. Đảm bảo cho họ được biết đến, được tiếp cận và thụ hưởng chính sách. Đồng thời NVXH sẽ vận dụng những kiến thức về luật pháp, chính sách an sinh xã hội cùng với kinh nghiệm thực tế đời sống người DTTS huyện Tân Sơn (thông qua các cuộc họp, cuộc khảo sát ý kiến với người dân) để biện hộ các chính sách sao cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và đặc thù nhóm DTTS tại xã huyện Tân Sơn.

Phương pháp CTXH cá nhân tác động trực tiếp tới cá nhân người DTTS nghèo trong địa bàn, thôi thúc họ sử dụng tri thức bản địa kết hợp với các kiến thức khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi để tự xây dựng nền kinh tế gia đình có năng suất và hiệu quả. Từ đó các thành viên trong gia đình tự tin hơn trong việc thực hiện chức năng xã hội và đảm bảo an sinh xã hội.

Người làm CTXH cá nhân bảo đảm người DTTS có việc làm, thu nhập tối thiểu; tham gia Bảo hiểm xã hội; bảo đảm hỗ trợ những người DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi thu nhập thấp, người khuyết tật, người nghèo,...); bảo đảm cho người DTTS tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin), góp phần từng bước nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của người DTTS huyện Tân Sơn.

Phương pháp này cũng đòi hỏi NVXH thực hiện vai trò kết nối nguồn lực, đó là các cơ quan, tổ chức, chính quyền đoàn thể địa phương và đặc biệt người DTTS tham gia hỗ trợ vật chất, tinh thần trong việc thực hiện đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó NVXH cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động đồng bào tích cực thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách ASXH. Tuyên truyền, giáo dục, vận động và tổ chức đồng bào tích cực, chủ động tham gia thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Ra sức xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Động viên đồng bào các dân tộc huyện Tân Sơn phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo, nhanh chóng hội nhập với sự phát triển chung của đất nước.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ người dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)