Công tác xã hội nhóm trong xây dựng mô hình nhóm hỗ trợ người dân tộc

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ người dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 67 - 71)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG

3.2. Một số phương pháp áp dụng trong đảm bảo an sinh xã hội đối với ngườ

3.2.2. Công tác xã hội nhóm trong xây dựng mô hình nhóm hỗ trợ người dân tộc

dân tộc thiểu số huyện Tân Sơn tiếp cận các dịch vụ xã hội

Mô hình Công tác xã hội nhóm được xây dựng để đảm bảo ASXH cho đồng bào DTTS tại huyện Tân Sơn thích hợp nhất đó là mô hình nhóm hỗ trợ kết hợp với phát triển. Thông qua các hoạt động xã hội, nhóm góp phần giải quyết một số mục tiêu, nhằm thay đổi nhận thức xã hội, hướng tới tiếp cận và thay đổi các chính sách ASXH đặc thù đối với nhóm DTTS trong huyện Tân Sơn.

NVXH vận dụng công tác xã hội nhóm xây dựng câu lạc bộ “Cầu vồng” với mục đích đảm bảo an sinh xã hội cho người DTTS huyện Tân Sơn với số lượng thành viên là 20 người, trong đó có 10 nam và 10 nữ với tất cả các thành phần dân tộc (Dao, Tày, Thái, Mường ...) sinh sống trong địa bàn xã. Nhóm chủ yếu thu hút những thành viên có điều kiện đi lại thuận tiện để sinh hoạt nhóm. Nhóm hỗ trợ - phát triển sẽ cung cấp cho các thành viên nhận thức, thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và có thể sống một cách độc lập, tự tin và phát triển bền vững; Hỗ trợ người DTTS có những thông tin về chính sách an sinh xã hội đối với nhóm.

NVXH lấy tiến trình sinh hoạt làm công cụ để giúp đỡ người DTTS có những thay đổi tích cực trong suốt quá trình là thành viên nhóm. Công cụ giúp đỡ là các hoạt động nhóm, mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân người DTTS (Tày, Mông, Mường, Dao) trong nhóm. Chú ý: NVXH cần xác định rõ. Thứ nhất, để giải quyết vấn đề gì? Câu lạc bộ Cầu vồng được thành lập để tạo sự thay đổi nhận thức giữa các thành viên trong nhóm, thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và sống độc lập, tự tin thực hiện chức năng xã hội. Đồng thời, nhóm cung cấp cho các dân tộc trong nhóm những kiến thức về chính sách, cách thức tiếp cận và thụ hưởng chính sách hiệu quả nhất.

Thứ hai, tại sao dùng phương pháp nhóm? Phương pháp CTXH nhóm hỗ trợ nhóm người DTTS, có chung một hay một số mục đích nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, khai thác, phát huy tiềm năng, tăng cường năng lực giải quyết các vấn đề xã hội gặp phải của từng thành viên trong nhóm và của cả

nhóm. Để đảm bảo ASXH cho nhóm đối tượng DTTS, các thành viên trong câu lạc bộ cùng nhau tham gia kết nối, đưa các chính sách tới người dân, cùng tham gia chiến dịch thay đổi, biện hộ chính sách ở cấp độ vĩ mô, tác động đến việc lập gia các chính sách mới, các khoản luật dựa trên các tiêu chuẩn nhân quyền như yêu cầu có các phương tiện di chuyển, không gian di chuyển dành riêng cho người khuyết tật. Hoặc những bất cập, tồn tại của các chính sách an sinh xã hội, nhóm biện hộ có thể tác động tới những nhà hoạch định chính sách nhằm tạo ra những thay đổi có ích cho xã hội.

Thứ ba, công tác xã hội nhóm hoạt động cho ai? Đối tượng như thế nào? Cho các thành viên trong nhóm là người DTTS đang có nhu cầu về tiếp cận và thụ hưởng chính sách ASXH. Những thành viên có những hoạt động chung với nhau, cùng nhau thảo luận về những khó khăn, từ đó cùng nhau đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề. NVXH chỉ là người đứng bên ngoài quan sát, hỗ trợ nhóm khi cần thiết.

Thứ tư, đặc điểm nhu cầu của cá nhân là gì? Khi điều tra về sự quan tâm, nhu cầu người người DTTS về các chính sách, nhiều người tỏ ra không quan tâm, một số khác lại chỉ biết nhận tiền khi được trợ cấp, mà không biết số tiền mình nhận được theo quy định là bao nhiêu. Như vậy, các thành viên trong nhóm còn nhu cầu được nắm vững các chính sách về ASXH đối với nhóm người DTTS. Bên cạnh đó các thành viên nhóm có chung nhu cầu muốn được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ASXH.

Thứ tư, mục tiêu sinh hoạt nhóm là gì? Cung cấp cho các thành viên kiến thức về các chính sách, thay đổi suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực của người DTTS về việc thực hiện chính sách và có thể sống một cách độc lập, tự tin và phát triển bền vững. Góp phần nhằm thay đổi nhận thức xã hội, hướng tới tiếp cận và thay đổi các chính sách ASXH đặc thù đối với người DTTS tại huyện Tân Sơn.

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị

Xác định hiện trạng vấn đề: NVXH tiến hành nhận diện, đánh giá tình hình, tìm hiểu về cộng đồng người DTTS huyện Tân Sơn. Trong việc tiếp cận

các chính sách an sinh xã hội, người DTTS tại huyện còn gặp nhiều khó khăn như thiếu thông tin cụ thể về chính sách, khi có quá nhiều chính sách thường dẫn đến tâm lý ỷ lại, trông chờ ở người dân, với nhu cầu mong muốn được tiếp cận về thông tin, dịch vụ trong các chính sách, nâng cao sự thụ hưởng đối với toàn bộ thành viên trong nhóm và các thành viên DTTS trong cộng đồng.

Xây dựng câu lạc bộ: Trong khi thành lập câu lạc bộ Cầu vồng, NVXH sẽ cùng với thành viên xác định kiểu lãnh đạo, xác định thành phần nhóm dựa trên đặc điểm, giới tính, tuổi, xác định dạng nhóm, xác định quy mô nhóm. Theo đó kiểu lãnh đạo sẽ là phong cách lãnh đạo dân chủ, trong đó mọi người đều được nêu lên những ý kiến của mình thông qua sự lãnh đạo của trưởng nhóm; Xác định thành phần nhóm sẽ không phân biệt về tuổi, giới tính, thành phần bao gồm cả nam và nữ độ tuổi, tùy theo nhu cầu của thành viên gồm 10 nam, 10 nữ độ tuổi từ 18 - 60; Xác định dạng nhóm: Đây chính là mô hình nhóm hỗ trợ kết hợp với phát triển, trong đó các thành viên sẽ hỗ trợ lẫn nhau về kiến thức, nhận thức cùng nhau thay đổi theo hướng tích cực để phát triển bền vững.

Xây dựng mục đích hoạt động câu lạc bộ: Sau khi xây dựng câu lạc bộ, NVXH cùng thành viên xác định mục đích hoạt động của nhóm chính là thay đổi nhận thức của người DTTS huyện Tân Sơn trong việc tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ASXH.

Xác định thời gian, địa điểm hoạt động của câu lạc bộ: NVXH cùng thành viên câu lạc bộ tiếp tục xác định thời gian hoạt động nhóm trong bao lâu? thế nào? ở đâu? Thời gian sinh hoạt câu lạc bộ sẽ kéo dài trong vòng 02 tháng, mỗi tháng sinh hoạt 4 buổi (1 buổi/1tuần) người DTTS sẽ cùng nhau tham gia những buổi sinh hoạt do chính các thành viên nhóm xây dựng. Địa điểm sinh hoạt: Nhà văn hóa trong xã của huyện Tân Sơn.

Giai đoạn 2: Tiến hành sinh hoạt câu lạc bộ - Bắt đầu sinh hoạt:

Giới thiệu thành viên, mục đích cá nhân, mục đích câu lạc bộ, nội quy, đưa ra chương trình hành động, phân công tổ chức trong nhóm, thời gian, địa điểm... Kế hoạch hoạt động nhóm sẽ gồm những buổi sinh hoạt, tập huấn kiến

thức với người dân về các chính sách ASXH và những buổi thảo luận về những khó khăn, trở ngại của thành viên khi tiếp cận chính sách, từ đó hình thành các giải pháp diễn ra trong 8 buổi sinh hoạt.

Bảng 3.1: Kế hoạch thực hiện sinh hoạt câu lạc bộ Cầu vồng

Buổi Nội dung Người

thực hiện

1 Giới thiệu thành viên, mục đích, nội quy, chương trình hành động, phân công tổ chức, kế hoạch thực hiện

Nhân viên xã hội và thành viên

nhóm 2 Tập huấn kiến thức về chính sách bảo hiểm xã hội

3 Tập huấn kiến thức về chính sách bảo hiểm y tế 4 Tập huấn kiến thức về chính sách trợ cấp xã hội

5 Tập huấn kiến thức về chính sách ưu đãi người có công. Lượng giá kiến thức

6 Thảo luận về những khó khăn, thuận lợi trong công tác tiếp cận chính sách của người DTTS

7 Đưa ra những giải pháp và lượng giá quá trình hoạt động của nhóm

8 Tổng kết

Tiến hành các buổi sinh hoạt tiếp theo như kế hoạch: Có 02 nhiệm vụ cơ bản nhất của người điều động nhóm: Đánh giá một cách chính xác hoạt động cá nhân, nhóm; Một số vấn đề cần phải đánh giá như: Đánh giá hành vi cá nhân trong nhóm; Đánh giá vai trò của cá nhân trong nhóm; Đánh giá quá trình phát triển của nhóm; Đánh giá mối quan hệ trong nhóm. Đưa ra can thiệp một cách hiệu quả để điều chỉnh những quá trình phát triển của cá nhân và nhóm.

Giai đoạn 3: Đánh giá và kết thúc

Kết thúc hoạt động câu lạc bộ: Hoạt động của nhóm đã đạt được mục đích, NVXH cùng thành viên câu lạc bộ lượng giá toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động nhóm, những kết quả đạt được, các thành viên nêu suy nghĩ và cảm

nhận khi tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ: đó là người DTTS huyện Tân Sơn đã nắm được những kiến thức về các chính sách ASXH, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ trong các chính sách.

Vai trò của NVXH trong hoạt động của câu lạc bộ đó là hỗ trợ người DTTS tăng khả năng tiếp cận và thụ hưởng chính sách ASXH đối với nhóm DTTS trong huyện Tân Sơn. Tìm hiểu các đặc điểm, nhu cầu, khó khăn, thuận lợi của các cá nhân người DTTS trong câu lạc bộ; Cùng với nhóm trưởng điều phối, giám sát hoạt động của nhóm, khi xảy ra những vấn đề nảy sinh cần nhanh chóng giải quyết để hoạt động nhóm được diễn ra một cách trôi chảy và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ người dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 67 - 71)