Vai trò kết nối, vận động nguồn lực, chính sách an sinh xã hội đối vớ

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ người dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 58 - 62)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II : NỘI DUNG

3.1. Vai trò của nhân viên Công tác xã hội

3.1.2. Vai trò kết nối, vận động nguồn lực, chính sách an sinh xã hội đối vớ

với nhóm dân tộc thiểu số huyện Tân Sơn

3.1.2.1. Vai trò vận động chính sách

- Khái niệm:

Vận động chính sách là những nỗ lực có hệ thống nhằm tác động đến những người ra quyết định nhằm tạo ra những chính sách phù hợp với thực tiễn. Kết quả của vận động chính sách là mong muốn tạo ra sự công bằng, dân chủ và phát triển của xã hội. Vận động chính sách ngày càng trở thành công cụ trong tiến trình dân chủ hóa, từng bước tiếp cận với những người ra quyết định và cải thiện quá trình ra quyết định.

- Nội dung:

Vận động chính sách như một công cụ để làm cầu nối, đề đạt tâm tư nguyện vọng của người DTTS huyện Tân Sơn tới các nhà hoạch định chính

sách an sinh xã hội. Nhân viên xã hội đứng giữa ở vị trí cầu nối, tích cực truyền tải thông điệp của người nghèo DTTS tới các nhà hoạch định chính sách một cách thuyết phục nhất. Nhân viên xã hội nghiên cứu và điều tra về thực trạng thụ hưởng chính sách của đồng bào DTTS trong huyện Tân Sơn, đánh giá chính sách và tìm hiểu được những bất cập trong việc thực hiện chính sách ASXH đối với người dân tộc nghèo trong huyện.

Vận động chính sách nâng cao nhận thức về vai trò của người DTTS đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng và thực hiện luật pháp. Hơn nữa vận động chính sách còn tăng cường tính công khai minh bạch, khả năng tiếp cận chính sách của người dân. Bên cạnh đó, góp phần xây dựng hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước - người dân, kết nối gần hơn nữa, đi sâu sát hơn nữa vào đời sống của người nghèo dân tộc thiểu số.

Nhân viên xã hội đưa ra những ý kiến đề xuất, phản biện cho các chính sách an sinh xã hội để những nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách phù hợp, minh bạch và hiệu quả hơn. Chủ thể của việc vận động phải là những nhà hoạch định chính sách theo một quy trình nhất định. Việc đưa ra những ý kiến đề xuất, góp ý, phản biện cũng phải tuân thủ pháp luật và theo những quy định, quy trình nhất định.

Vận động chính sách an sinh xã hội là các chính sách liên quan đến các vấn đề bảo hiểm y tế, xã hội, trợ cấp xã hội và ưu đãi người có công, nhằm thay đổi, cải thiện cuộc sống người DTTS huyện Tân Sơn. Vận động chính sách trực tiếp tới những người hoạch định chính sách, vì thế NVXH cần phải tính toán kỹ lưỡng, biết mình cần thay đổi chính sách nào và chính sách đó tác động đến ai.

- Cách thức thực hiện:

Tiến trình vận động chính sách gồm có các giai đoạn sau: Xác định vấn đề; Xây dựng mục tiêu; Xác định đối tượng, hình thức vận động; Tìm kiếm nguồn lực; Xây dựng kế hoạch thực hiện, giám sát, đánh giá.

Về tiến trình vận động chính sách về lao động, việc làm đối với người DTTS huyện Tân Sơn:

Thứ nhất, xác định vấn đề: Người DTTS gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống như vấn đề kinh tế, việc làm, lao động, giáo dục, nhà ở, y tế,... Song NVXH cần nghiên cứu và cùng người DTTS xác định các vấn đề ưu tiên để giải quyết. Khi nghiên cứu nhóm đối tượng DTTS huyện Tân Sơn, NVXH nhận thấy có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, trong quá trình cùng người dân xác định vấn đề, NVXH chỉ ra vấn đề cần ưu tiên giải quyết đó là vấn đề lao động, việc là đối với người DTTS.

Thứ hai, xây dựng mục tiêu: Khi xác định được vấn đề cần ưu tiên giải quyết, NVXH cùng người DTTS xây dựng các mục tiêu cụ thể quá trình vận động chính sách lao động, việc làm đó là: Một là, người DTTS huyện Tân Sơn hiểu được các chính sách cụ thể về lao động, việc làm đối với mình như thế nào. Hai là, trình bày được thực trạng, những tồn tại hạn chế của chính sách lao động, việc làm của người DTTS huyện Tân Sơn với các nhà hoạch định chính sách của tỉnh. Ba là, cải thiện các chính sách lao động, việc làm sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của người DTTS huyện Tân Sơn và đem lại hiệu quả bền vững.

Thứ ba, xác định đối tượng, hình thức vận động: Đối tượng vận động của chính sách đó là người DTTS huyện Tân Sơn và các nhà hoạch định chính sách huyện Tân Sơn. Về hình thức vận động: Tổ chức cuộc khảo sát về thực trạng, đánh giá các chính sách việc làm đối với người DTTS huyện Tân Sơn; Trình bày các ý kiến, góp ý tới Phòng chính sách huyện Tân Sơn; Tổ chức các lớp đào tạo nghề cho người DTTS dựa trên kết quả điều tra về nhu cầu việc làm của người dân; Kết nối người học nghề tới các cơ quan, doanh nghiệp, công ty có nhu cầu tuyển dụng lao động.

Thứ tư, tìm kiếm nguồn lực: Nguồn lực gồm nội lực (sự đóng góp về vật chất và tinh thần người DTTS, chính quyền địa phương, các cơ quan tổ chức đoàn thể trong huyện Tân Sơn; các điều kiện về cơ sở hạ tầng) và ngoại lực (các cơ quan, công ty, doanh nghiệp ngoài địa phương có nhu cầu về nhân sự).

Thứ năm, xây dựng kế hoạch và thực hiện: Nhân viên xã hội lập kế hoạch cụ thể về cuộc vận động chính sách gồm các hoạt động cụ thể như: họp dân, tiến hành khảo sát, tìm kiếm nguồn lực, đề đạt ý kiến tới cơ quan hoạch định chính sách, tổ chức các lớp học nghề, kết nối người lao động tới các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu, lượng giá quá trình.

Cuối cùng là giám sát, đánh giá: Nhân viên xã hội thực hiện hoạt động giám sát, đánh giá tiến hành từ đầu đến cuối của cuộc vận động. Trong quá trình giám sát, khi có vấn đề nảy sinh, NVXH cần có những giải pháp cụ thể để khắc phục.

3.1.2.2. Vai trò kết nối nguồn lực, chính sách

- Khái niệm:

Trong các phương pháp tác nghiệp của mình, NVXH cần kết nối các nguồn lực, chính sách để giải quyết vấn đề cho người dân tộc thiểu số. Chuyển giao, kết nối liên lạc, chắp nối nguồn lực cần thiết, điều chỉnh nhu cầu của đối tượng với nguồn lực cho phù hợp, hài hòa. NVXH còn được xem như người cung cấp dịch vụ trợ giúp cho những cá nhân, hộ gia đình DTTS không có khả năng tự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình và giải quyết vấn đề.

- Nội dung:

Vai trò là người kết nối nguồn lực, NVXH là người có được những thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho người DTTS các chính sách về an sinh xã hội, dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, việc làm, nguồn tài nguyên về vật chất, tinh thần đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề trong việc đảm bảo an sinh xã hội đối với nhóm người DTTS huyện Tân Sơn.

Vai trò là người kết nối nguồn lực: NVXH là người trợ giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng người DTTS ttrong huyện Tân Sơn tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề. Nguồn lực có thể bao gồm về con người, về cơ sở vật chất, về tài chính, kỹ thuật, thông tin, sự ủng hộ về chính trị và quan điểm.

- Cách thức thực hiện:

Trước khi kết nối nguồn lực, NVXH cũng cần điều tra, nghiên cứu về thực trạng, tình hình tiếp cận chính sách an sinh xã hội đối với người DTTS huyện Tân Sơn; Tiếp theo, NVXH cùng người DTTS xác định mục tiêu và các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ quá trình tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ASXH đối với người DTTS trong huyện. Từ đó liên hệ các nguồn lực cụ thể và cần thiết như chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, công ty, doanh nghiệp tại địa phương, sự hỗ trợ về cơ sở vật chất. Chẳng hạn các công ty có nhu cầu về nhân sự đối với người DTTS có nhu cầu việc làm; sự hỗ trợ về vật chất, cơ sở hạ tầng cho những cuộc họp, cuộc tập huấn kỹ thuật nông nghiệp từ các doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài địa phương.

Trong quá trình kết nối các nguồn lực, NVXH luôn giám sát, đánh giá các thuận lợi, khó khăn và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kết nối nguồn lực, chính sách để kịp thời giải quyết, đảm bảo tiến độ thực hiện công việc, đem lại nguồn lực đối với người DTTS huyện Tân Sơn. Đây là một vai trò quan trọng trong công tác hỗ trợ người DTTS tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ASXH.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ người dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 58 - 62)