PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG
2.2. Hệ thống các chính sách an sinh xã hội đối với nhóm dân tộc thiểu số tạ
2.2.1. Các chính sách tạo việc làm, đảm bảo thu nhập
Theo số liệu do văn phòng thống kê huyện Tân Sơn cung cấp, tính đến cuối năm 2017, dân số toàn huyện là 76.722 người. Trong đó có 53.782 lao động, trong đó có 45.394 người lao động trong độ tuổi, chiếm 84,34%, chủ yếu là lao động nông nghiệp [16,tr.10].
Đánh giá một cách tổng quan, nguồn lao động của huyện Tân Sơn tuy khá dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, sinh sống bằng nghề nông. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp. Vấn đề tạo việc làm trên địa bàn xã còn nhiều hạn chế. Lực lượng lao động trẻ, được đào tạo nghề thường thoát ly khỏi địa bàn, đi tìm việc tại các huyện hoặc tỉnh khác. Những đặc điểm về dân số và nguồn lao động như vậy sẽ tạo ra cho huyện Tân Sơn cả những
thuận lợi và những khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Đơn vị: %
Biểu đồ 2.1: Các hình thức hỗ trợ việc làm, lao động
Biểu đồ cho thấy người DTTS đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong đó “Hỗ trợ người nghèo học nghề” chiếm 57,2% bởi nguồn lao động tại huyện rất dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, chính quyền huyện đã giúp người nghèo học các nghề như may vá, điện dân dụng, sữa chữa ô tô, xe máy ... Bên cạnh đó, người DTTS còn được chính quyền “Hỗ trợ tham gia các lớp tập huấn” kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt chiếm 49,5%, điển hình là hỗ trợ kỹ thuật trồng cam sành, chăn nuôi lợn, gà ...
Trong các chính sách hỗ trợ việc làm, lao động người DTTS, chính quyền địa phương đã “Hỗ trợ chuyển đổi giống vật nuôi, cây trồng” chiếm 37%, giúp người nông dân có những vật nuôi chịu bệnh, dễ chăm sóc và đem lại hiệu quả kinh tế cao; xây dựng chuồng trại và chăm sóc, bảo vệ rừng đã được chính quyền chú ý đến và thực hiện đối với các hộ DTTS trong huyện.
Như vậy, có thể thấy chính quyền đã có những hành động rất thực tế và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, đây là một điều kiện thuận lợi trong công tác đảm bảo an sinh xã hội đối với người dân. Khi người dân
đủ các điều kiện để phát triển kinh tế, hướng tới tự đảm bảo an sinh xã hội cho gia đình và cộng đồng.
Thứ hai, kết quả của các chính sách hỗ trợ việc làm, lao động đối với người DTTS
Hỗ trợ việc làm cho người thất nghiệp chiếm 51%, các chính sách đào tạo nghề đã đem lại những công việc phù hợp với khả năng và sở thích của người DTTS. Nhiều người sau khi học qua lớp đào tạo nghề có thể mở cửa hàng riêng, hoặc đi làm cho các công ty, nhà máy. Tuy nhiên thị trường lao động khó tính và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên một số người vẫn chưa có việc làm phù hợp.
Đem lại hiệu quả, năng suất chăn nuôi, trồng trọt cao chiếm 43,4%, việc hỗ trợ người dân tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật; chuyển đổi giống vật nuôi kém hiệu quả sang giống tốt, chịu bệnh, năng suất cao; hỗ trợ xây dựng chuồng trại; khoanh nuôi, bảo vệ rừng giúp người dân có kiến thức về cách phòng chữa bệnh cho vật nuôi, các điều kiện hỗ trợ để chăn nuôi và trồng trọt năng suất cao hơn trước.
Có nhiều kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt chiếm 28%. Khi qua các lớp học nghề, tập huấn kiến thức, cùng với kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm. Người dân đã chủ động trong việc phòng, tránh, chữa bệnh vật nuôi, cách chăm sóc cây trồng sao cho đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Tự tin tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục chiếm 23,5%. Khi đã có điều kiện để phát triển kinh tế, người dân sẽ chủ động và tự tin hơn để tiếp cận các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, con em được đi học, đi du lịch, giải trí...
Đảm bảo được các nhu cầu cuộc sống chiếm 46,6%. Các nhu cầu đơn giản nhất được đáp ứng đầy đủ hơn, khi đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhất, người dân sẽ có cơ hội, có mong muốn đáp ứng các nhu cầu cao hơn, thể hiện tài năng và bản thân mình hơn nữa.
Qua các số liệu thống kê được về những tác động tích cực của chính sách đảm bảo về việc làm, lao động đó là giúp người dân có được những việc
làm phù hợp, có điều kiện đảm bảo các nhu cầu cơ bản của cuộc sống, tự tin tiếp cận các dịch vụ xã hội khi có điều kiện, kinh tế đã phát triển hơn. Bên cạnh đó, thực trạng công tác đảm bảo lao động, việc làm của người DTTS tại địa phương còn nhiều hạn chế như lực lượng lao động được đào tạo so với việc có việc làm còn chênh lệch, nhiều người dân không có vốn để tự kinh doanh,...