Kế toán giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu Công việc kế toán tại công ty (Trang 32 - 37)

2.3.1. Tóm tắt quy trình kế toán giá vốn hàng bán

Sơ đồ 2.3: Lưu đồ xử lý công việc của kế toán giá vốn hàng bán

Ng uồ n: Ph òn g kế toá n ng ty

Mô tả quy trình kế toán giá vốn hàng bán Kế toán bán hàng

Lưu

Dữ liệu kế toán trên phần mềm Misa

Xử lý tự động trên phần mềm Misa: Phân hệ kho: Tính giá xuất theo kho

Sổ cái TK 632

25 Khi phát sinh các hoạt động liên quan đến bán hàng, kế toán bán hàng tổng hợp và lưu trữ trên phần mềm Misa. Vào cuối mỗi tháng, kế toán tính giá xuất kho trên phần mềm Misa bằng cách vô phân hệ kho, chọn chức năng tính giá xuất kho theo kho hàng hóa bên thanh tác nghiệp, phần mềm tự động tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Nghiệp vụ giá vốn se được phần mềm hạch toán tự động ngay khi nhấn nút tính giá xuất kho.

Phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Phương pháp nhập trước-xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trij hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần cuối kỳ, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

Cách tính: hàng hóa nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lần nhập.

Ví dụ: Tại một doanh nghiệp trong tháng 3 năm N có tình hình vật tư như sau: – Vật tư tồn đầu tháng: 4.000 kg, đơn giá 30.000 đồng/kg

– Tình hình nhập xuất trong tháng:

Ngày 03: nhập kho 4.000 kg, đơn giá nhập 30.500 đồng/kg Ngày 08: xuất sử dụng 5.000 kg

Ngày 15: nhập kho 4.000 kg, đơn giá nhập 30.800 đồng/kg Ngày 20: nhập 2.000 kg, đơn giá nhập 31.000 đồng/kg Ngày 21: xuất sử dụng 5.500 kg

26 Tồn kho 3000 kg giá

20.000

Trong tháng phát sinh – Ngày 3/3 xuất kho 200 kg

– Nhập trong ngày 5/3 nhập kho 400 kg đơn giá 19.000

– Ngày 7/3 xuất kho 300 kg

– Ngày 9/3 xuất kho 100 kg

– Ngày 19/3 nhập kho 500 kg đơn giá 20.000 – Ngày 20/3 xuất kho 400 kg

– Ngày 25/3 nhập kho 300 kg đơn giá 21.000 – Ngày 27/3 xuất kho 300 kg

– Ngày 28/3 nhập kho 400 kg đơn giá 19.000 – Ngày 29/3 500 kg

Công thức tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO Nguyên vật liệu chính xuất kho:

– Ngày 3/3: 200*20.000 = 4.000.000

(Lấy đơn giá tồn kho nhân với số lượng xuất kho)

– Ngày 5/3: Đến thời điểm này trong kho còn 500 kg gồm 100kg tồn kho với đơn giá 20.000 và 400 kg với đơn giá 19.000 mới nhập vào ngày 5/3

– Ngày 7/3: 100*20.000 + 200*19.000 = 5.800.000

– (Hiện tại đầu kỳ đã được xuất hết hiện giờ còn 200 kg ở lần nhập kho ngày 5/3)

– Ngày 9/3: 100*19.000 = 1.900.000

– Ngày 19/3: Đến thời điểm này trong kho có 600 kg gồm 100kg với đơn giá 19.000 và 500 kg với đơn giá 20.000 vừa mới nhập)

– Ngày 20/3: 100*19.000 + 300*20.000 = 7.900.000

– (Sau khi xuất trong kho còn lại 200 kg với đơn giá 20.000) – Ngày 27/3: 200*20.000 + 100*21.000 = 6.100.000

– Ngày 29/3: 200*21.000 + 300*19.000 = 9.900.000 Tồn cuối kỳ: 100*19.000 = 1.900.000

Ưu điểm của phương pháp FIFO

– Doanh nghiệp ước tính được ngay trị giá vốn hàng hóa xuất kho trong từng lần – Đảm bảo kịp thời cung cấp số liệu cho kế toán chuyển số liệu thực tế cho các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý.

– Giá trị hàng tồn kho tương đối sát với giá thị trường khi giá cả hàng hóa không đổi hoặc có xu hướng giảm dần giúp cho chỉ tiêu hàng tồn kho trên các báo cáo tài chính mang ý nghĩa thực tế hơn.

Nhược điểm của phương pháp FIFO

– Theo phương pháp này doanh thu hiện tại có được tạo ra bởi những giá trị đã có được từ cách đó rất lâu làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.

27 – Trong trường hợp doanh nghiệp lớn với số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, nhập xuất phát sinh liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng hạch toán, ghi chép se tăng lên rất nhiều.

2.3.2 Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán

Chứng từ sử dụng:

- Phiếu xuất kho - Phiếu nhập kho  Tài khoản sử dụng: - TK 632: Giá vốn hàng bán  Sổ sách sử dụng: - Sổ nhật ký chung - Sổ cái TK 632

2.3.3. Một số nghiệp vụ minh họa về GVHB phát sinh tại công ty

Nghiệp vụ 1:Ngày 10/12/2020, công ty TNHH TM DV XNK KIM AN PHÚ xuất bán hàng hóa cho khách lẻ theo phiếu xuất kho số XK002003 với số tiền là 7.000.000 đồng.

Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 632 7.000.000 Có TK 1561 7.000.000  Chứng từ sử dụng:

- Phiếu xuất kho số XK002003(Phụ lục 01 – Trang 12)

Sổ sách kế toán sử dụng:

- Sổ nhật ký chung(Phụ lục 02)

28  Nghiệp vụ 2: Ngày 14/12/2020, công ty TNHH TM DV XNK Kim An Phú xuất bán hàng hóa cho chị Lan theo phiếu xuất kho XK002007 với số tiền 9.500.000 đồng cho công ty cổ phần Kim Lan.

Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 632 9.500.000 Có TK 1561 9.500.000  Chứng từ sử dụng:

- Phiếu xuất kho số XK002007(Phụ lục 01)

Sổ sách kế toán sử dụng:

- Sổ nhật ký chung(Phụ lục 02)

- Sổ cái tài khoản 632(Phụ lục 02 – Trang 238)

Nghiệp vụ 3: Ngày 17/12/2020, công ty TNHH TM DV XNK Kim An Phú xuất bán hàng hóa cho công ty KIM LIỂU theo phiếu xuất kho XK002025 với số tiền 15.000.000 đồng cho công ty KIM LIỂU.

Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 632 15.000.000 Có TK 1561 15.000.000  Chứng từ sử dụng:

- Phiếu xuất kho số XK002025(Phụ lục 01)

Sổ sách kế toán sử dụng:

- Sổ nhật ký chung(Phụ lục 02)

- Sổ cái tài khoản 632(Phụ lục 02 – Trang 238)

2.3.4 Nhận xét chungƯu điểm: Ưu điểm:

- Quy trình hạch toán:Kế toán bán hàng đã quản lý công việc ghi nhận giá vốn hàng hóa phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời khối lượng hàng hoá bán ra, tính toán đúng trị giá vốn của hàng bán ra và xác định đúng chi phí nhằm xác định chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình bán hàng phục vụ cho bộ phận kinh doanh và

29 giám đốc. Việc sử dụng phần mềm Misa để tính giá vốn khiến cho công việc trở nên đơn giản và chính xác.

- Sổ sách, chứng từ: Sử dụng các chứng từ và sổ sách chuẩn theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài Chính ban hành. Việc sắp xếp chứng từ, sổ sách thông qua phần mềm Misa giúp tiết kiệm chi phí và không gian.

- Tài khoản sử dụng: Các tài khoản kế toán bán hàng sử dụng hợp lý và đúng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài Chính ban hành.

Nhược điểm: Công việc tính toán chỉ thực hiện vào cuối tháng nên ảnh hưởng đến độ chính xác và tính kịp thời của thông tin kế toán, không thích hợp với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Một phần của tài liệu Công việc kế toán tại công ty (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)