2.4 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
2.4.5 Thực tế tại đơn vị
Nghiệp vụ 1: Ngày 31/7/2020, kế toán tiến hành định khoản tính lương tháng 7 năm 2020 cho nhân viên Công ty theo phiếu kế toán số PKT07/07 với số tiền là 62.000.000 đồng.
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 642 62.000.000 Có TK 334 62.000.000 Chứng từ sử dụng:
- Phiếu kế toán số PKT07/07( Phụ lục 01- Trang 15)
Sổ sách sử dụng:
35 - Sổ Cái TK 642( Phụ lục 02- Trang 239)
Nghiệp vụ 2: Ngày 31/7/2020, kế toán tiến hành thực hiện ghi nhận các khoản trích theo lương tháng 7 năm 2020 Công ty chịu với tổng tiền là 13.330.000 đồng bao gồm: Trích bảo hiểm xã hội là 10.850.000 đồng, bảo hiểm y tế là 1.860.000 đồng và bảo hiểm thất nghiệp 620.000 đồng theo phiếu kế toán số PKT04/154.
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 642 13.330.000 Có TK 3383 10.850.000 Có TK 3384 1.860.000 Có TK 3389 620.000 Chứng từ sử dụng:
- Phiếu kế toán số PKT04/154( Phụ lục 01- Trang 16)
Sổ sách sử dụng:
- Sổ Nhật ký chung( Phụ lục 02)
- Sổ Cái TK 642( Phụ lục 01- Trang 19)
Nghiệp vụ 3: Ngày 09/12/2020, chi tiền mặt thanh toán tiền cước điện thoại theo PC số PC0703 ngày 09/12/2019 số tiền 1.052.121 đồng
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 642 1.052.121 Có TK 111 1.052.121 Chứng từ sử dụng:
36 Sổ sách sử dụng: - Sổ Nhật ký chung( Phụ lục 02) - Sổ Cái TK 642( Phụ lục 02- Trang 19) 2.4.6 Nhận xét Nhận xét chung
- Chứng từ sử dụng cho việc hạch toán phù hợp với cơ sở pháp lý, đúng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016.
- Kế toán ghi chép cẩn thận, kịp thời, hợp lý khi có nghiệp vụ phát sinh.
Ưu điểm
Các chứng từ liên quan đến công tác hạch toán chi phí như phiếu thu, phiếu chi, bảng chấm công, phiếu kế toán... được kế toán phân loại và tiến hành ghi sổ theo đúng nội dung phần hành kế toán, tạo điều kiện cho việc lập BCTC chính xác, kịp thời.
Nhược điểm
Công ty không mở sổ chi tiết chi phí bán hàng và sổ chi tiết chi phí quản lý.