Nhận xét: Tỷ lệ theo trình độ là: tiểu học 1,36%, trung học 28,46 %, Trung cấp cao đẳng 32,52 %, đại học 35,77%, sau đại học 1,90%
Tóm tắt chương 3:
Qua nghiên cứu định tính, đã xây dụng thang đo, điều chỉnh, bổ sung dựa trên tình hình thực tế tại địa phương. Sử dụng nghiên cứu định lượng trên cơ sở bảng câu hỏi tiến hành khảo sát, phân tích, nhập số liệu.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1.Đánh giá thang đo 4.1.Đánh giá thang đo
Thang đo nhân tố Sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ hành chính công tại UBND phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa gồm 6 thang đo thành phần: (1) Sự tin cậy, (2) Mức độ đáp ứng, (3) Năng lực phục vụ, (4) Sự cảm thông, (5) Cơ sở vật chất, (6) Chi phí.
Việc sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đơn giản và dễ hiểu hơn đối với người dân. Thang đo Likert 5 mức độ được quy ước từ (1): “hoàn toàn không đồng ý” đến (5): “hoàn toàn đồng ý”. Sau khi đánh giá sơ bộ định tính để khẳng định ý nghĩa thuật ngữ và nội dung thang đo, kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, người dân hiểu được nội dung và ý nghĩa của từng câu hỏi của tất cả các thang đo.
Vì vậy, dữ liệu của các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng được tiếp tục đánh giá thông qua hai công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha có độ tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp thang đo lường là mới hoặc mới với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).
Theo nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo tốt.
Hệ số tương quan biến tổng phải > 0.3. Theo Nunally & Burnstein (1994) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là biến không phù hợp và đương nhiên bị loại khỏi thang đo.
Hệ số Cronbach Alpha của các thang đo thành phần được thể hiện trong các bảng dưới sau:
4.1.1. Kết quả Cronbach Alpha của Sự tin cậy (STC) ĐỘ TIN CẬY (REL): Alpha = 0.724; Số biến = 5
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến STC 1 13,1011 8,443 ,418 ,741 STC 2 12,8455 8,504 ,482 ,701 STC 3 12,9720 8,129 ,569 ,675 STC 4 12,8496 8,239 ,515 ,696 STC 5 12,9406 7,959 ,544 ,685