CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
3.1.1.1.Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính nhằm khám phá và hình thành các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ hành chính công tại UBND phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Để xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người dân khi sử dụng các dịch vụ hành chính công tại UBND phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, tác giả đã tiến hành phỏng vấn câu hỏi mở đối với một số cá nhân, tổ chức đã sử dụng dịch vụ hành chính công tại UBND phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong năm 2020, thu thập thông tin được sử dụng thông qua hình thức thảo luận. Đồng thời tham khảo thang đo “Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại UBND thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương” của tác giả Nguyễn Ngọc Huấn (năm 2018). Trên cơ sở đó lập ra bảng câu hỏi phỏng vấn cho nghiên cứu.
3.2.1.2. Nghiên cứu định lượng
Thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn người dân khi họ thực hiện các giao dịch hành chính và thụ hưởng dịch vụ hành chính công. Tiến hành kiểm định và sàng lọc các biến quan sát để xác định các thành phần, giá trị, độ tin cậy Cronbach‘s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan hồi quy...
- Đánh giá mức độ chính xác của các thang đo trong nghiên cứu sự hài lòng. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ hành chính công
- Kiểm tra có sự khác biệt hay không về sự hài lòng giữa những người dân có giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và trình độ khác nhau.