Chẩn đoán phân biệt một số bệnh đường hô hấp của gà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh ornithobacterium rhinotracheale (ORT) trên đàn gà thả vườn tại tỉnh ninh bình (Trang 33 - 36)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.6.3 Chẩn đoán phân biệt một số bệnh đường hô hấp của gà

- Bệnh Cúm Gia Cầm.

Gà có tỷ lệ mắc cao và chết rất cao. Gà sốt cao, uống nhiều nước, sưng phù thủng hoại tử mào tích. Mào tím thâm, tím tái xoăn mào hoạc tụt mào. Viêm sưng phù thũng đầu và măt.

Gà thở khó, há mồm để thở có biểu hiện hen khẹc, hắt hơi và sổ mũi. Biểu hiện ở đường tiêu hóa; tiêu chảy phân xanh vàng, phân xanh, phân lẫn máu và có mùi hôi thối.

Gà đẻ có biểu hiện giảm sản lượng trướng hoặc tắt đẻ hoàn toàn.

Ngoài ra gà mắc bệnh cúm còn có những biểu hiện của triệu chứng thần kinh, ngẹo đầu, nghẹo cổ đi lại mất thăng bằng.

-Bệnh CRD

Lúc đầu lác đác có một số con chảy nước mũi, nước mắt liên tục kèm theo hay lắc đầu, vảy mỏ, gà há mồm ra thở khò khè.

kèm theo tiếng rít mạnh, gà rướn cao cổ hít khí, cuối cơn rít là tiếng đờm và bọt khí trong cổ họng.

Gà chậm lớn, kém ăn, hay vẩy mỏ, kèm theo viêm mí mắt, thối mắt, nhiều gà bị mù mắt, đầu sưng một bên hoặc hai bên hoặc sưng cả đầu.

-Bệnh Newcatstle

Ở gà nhỏ; lúc đầu gà ho hen, há mồm thở ở một số con, sau bốn ngày gà lan nhanh ra toàn đàn. Gà tụm đống lại dưới bóng sưởi hoặc tại góc chuồng.

Gà khó thở, nên nhiều con dướn cổ thật dài hoặc thật cao đẻ hít khí kèm theo tiếng rít mạnh, cuối cơn rít thở gà phát tác tiếng “tooc’ tiếng đanh và gọn. Đây là triệu chứng điển hình của Newcastle.

Gà ỉa chảy, lúc đàu loãng trắng sau đó chuyển sang xanh trắng hoặc xanh. Gà kém ăn, ủ rũ, sút gâỳ rất nhanh, chân, mỏ kém bóng láng, thậm chí khô đét, lông xù.

Một số gà bại chân, bại cánh nên loạng choạng, thất điều, mất thăng bằng khi khua đuôi. Diều gà chứa đầy hơi, dốc ngược chảy ra nước mùi chua và thối.

-Bênh IB ( viêm phế quản truyền nhiễm)

Đối với gà con trên một tháng tuổi bệnh xảy ra rất nhanh trong toàn đàn với các triệu chứng; sốt, ủ rũ, xù lông, kém ăn, thở khó, thở bằng miệng và luôn kèm theo tiếng khò khè, chảy nước mũi, nước mắt. nhiều trường hợp sau một đến hai tuần gà khỏi bệnh nhưng cũng chêt đến 40%.

Đối với gà đẻ nhiều khi không có triệu chứng lâm sàng nào ngoài giảm tỷ lệ đẻ, giảm đột ngột tới 70% và kéo dài hàng tháng. Chất lượng trứng và vỏ trứng kém.

-Bệnh ILT (Viêm thanh quản truyền nhiễm)

Bệnh chủ yếu biểu hiện ở đường hô hấp trên như; ho hen, hắt hơi, khó thở, đau mí mắt. tiến thở có nhiều đờm.

Gà có máu ở mỏ, trên tường, nền chuồng, lông xơ xác…tỷ lệ chết thấp, chết là do dịch viêm bịt kín thanh quản khiến gà chết ngạt.

Tỷ lệ đẻ giảm xuống từ 10% đến 40% kéo dài. Bảng phân biệt các triệu chứng lâm sàng.

Bệnh

Biểu hiện lâm sàng

Bên ngoài Hô hấp Tiêu hóa

Cúm gia cầm

- Triệu chứng thần kinh - Sốt cao

- Uống nước nhiều, ủ rũ, lông ướt - Mào tích sưng, sung huyết - Chân suất huyết

Thở khó, khó khè,

Tiêu chảy, phân vàng xanh, lẫn máu

CRD - Chảy nước mắt, nước mũi, xưng mắt, lông xù, gầy

- Khò khè, nhiều đờm, ngáp để thở

- Phân trắng loãng

Newcastle -Gà rù, lông bết, chân khô, mào tích thâm tím.

- Gà sốt cao, ủ rũ kém ăn có biểu hiện thần kinh nghẹo đầu nghẹo cổ - Thở khó, ngáp kèm theo “tóoc” - Tiêu chảy lặng, lúc đầu phân trắng loãng sau đó chuyển sang xanh trắng. IB - Gà sốt ủ rũ xả ra nhanh toàn đàn. - Đẻ giảm 70% thở khó - Gà thở khó, sưng mắt nhẹ

- Tiêu chảy phân loãng trắng

IlT - Sốt ủ rũ, bệnh xảy ra nhanh, kém ăn - Mỏ dính máu. - Đẻ giảm - Thở khó ngáp cổ để thở - Phân loãng trắng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh ornithobacterium rhinotracheale (ORT) trên đàn gà thả vườn tại tỉnh ninh bình (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)