Tổn thương vi thể của gà mắc ORT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh ornithobacterium rhinotracheale (ORT) trên đàn gà thả vườn tại tỉnh ninh bình (Trang 62 - 67)

Kết quả hình 4.16 cho thấy: mức độ viêm ở các cơ quan/bộ phận khác nhau thì khác nhau. Trên tiêu bản phổi ở vật kính 40X chúng tôi nhận thấy phổi bị xuất huyết tràn lan. Ở vật kính 20X, có thể quan sát thấy các tế bào hồng cầu tràn ngập trong các phế nang. Đối với tiêu bản vi thể của khí quản; tại vật kính 10X, có thể quan sát thấy niêm mạc khí quản bị bong tróc. Đối với tuyến tụy; dưới vật kính 40X có thể quan sát rõ tuyến tụy bị sung huyết

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu này có thể đưa ra một số kết luận sau:

- Các chủng ORT phân lập được có đặc điểm: khuẩn lạc nhỏ, không dung huyết ra xung quanh, màu xám tới xám trắng, bờ mặt lồi với bờ rìa rõ ràng. Mặt khác khi giám định đặc tính sinh hóa thấy: Phản ứng catalase âm tính (không có hiện tượng sủi bọt); Phản ứng Oxidase dương tính (xuất hiện màu tím đen hay giấy đổi thành màu xanh); phản ứng Indol âm tính (không xuất hiện vòng tròn đỏ).

- Xác định được các triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh ORT: con vật sốt, giảm/bỏ ăn, con vật khó thở (vươn cổ, há mỏ thở, vảy mỏ), phân loãng và nhày có màu cà phê hoặc màu trắng, chảy dịch mũi, dịch miệng, mặt bị sưng và phù nề, con vật gầy, lông xơ xác; với gà đẻ, con vật giảm tỷ lệ đẻ, trứng biến dạng, méo mó; gà 3-6 tuần tuổi và gà thịt giảm tăng trọng.

- Các tổn thương đại thể thường gặp ở các cơ quan khi gà mắc ORT chủ yếu gặp trên đường hô hấp như: khí quản xuất huyết, lòng khí quản có bã đậu; khí quản phổi xuất hiện bã đậu, phổi viêm có mủ và tơ huyết; viêm xoang bao tim, cơ tim thoái hóa; gan, lách/tối viêm, sưng, xuất huyết; thận viêm, xuất huyết; túi khí viêm dày lên,có dịch tiết và bọt trong khoang bụng, dịch tiết màu trắng giống sữa chua, có bã đậu; mặt sưng và phù thũng…

- Xác định các tổn thương vi thể của gà mắc bệnh: với tất cả các nhóm gà bệnh tích vi thể tập trung nhiều nhất ở phổi, sau đó là khí quản. Tiếp theo, vi khuẩn nằm rải rác trong các cơ quan/tổ chức trong cơ thể: tim, gan, thận, lách với các biến đổi đặc trưng như sung huyết, xuất huyết, thoái hóa, hoại tử tế bào hay thâm nhiễm tế bào viêm.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Đây là đề tài nghiên cứu mới tại Việt Nam, tuy nhiên bệnh do vi khuẩn ORT gây ra trên gà rất dễ nhầm với các bệnh trên đường hô hấp khác: Mycoplasma, viêm thanh khí quản truyền nhiễm, CRD... Vì vậy, cần có nghiên cứu sâu hơn về hiện tượng đồng nhiễm giữa các loại bệnh nhằm tìm ra biện pháp chẩn đoán phân biệt hữu hiệu giúp người chăn nuôi trong quá trình phòng, trị bệnh trên đàn gà.

2. Tiếp tục ứng dụng phản ứng PCR với các loại mẫu bệnh phẩm khác để chẩn đoán phát hiện sớm khi gà mắc ORT từ đó đưa ra những biện pháp điều trị bệnh đạt hiệu quả cao giảm thiệt hại cho người chăn nuôi. Tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về sinh học phân tử để có thể thu được những kết quả có giá trị thực tiễn cao.

3. Hiện nay, tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi đang diễn ra rất phổ biến. Vì vậy, cần có chiến lược sử dụng kháng sinh cho hiệu quả nhất là trong quá trình điều trị bệnh trên gà nói chung và đối với bệnh trên đường hô hấp của gà nói riêng.

4. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có vacxin phòng bệnh ORT cho đàn gà. Vì vậy, cần có nghiên cứu chuyên sâu về các đặc tính sinh học, sinh học phân tử để từ đó làm cơ sở cho việc sản xuất các chế phẩm sinh học cũng như vacxin phòng bệnh ORT tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Võ Thị Trà An Nguyễn Thị Bích Liên, Trần Thị Ngọc Hân, Hồ Quang Dũng, Niwwat Chansiripornchai, 2014. Nhận dạng, phân lập và xác định mước độ mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn Orninobacterium rhinotracheale ở gà. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 21(7): 23-27.

2. Nguyễn Thị Lan Nguyễn Vũ Sơn, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Thị Hoa, Lê Văn Năm, 2014. Bệnh do Orninobacterium rhinotracheale(ORT) trên gà những thông tin cơ bản để chẩn đoán, phòng và trị bệnh (bài tổng hợp).Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 21(5): 77- 83.

Tài liệu tiếng anh

3. Alongkorn Amonsin, James, F. X., Wellehan., Ling-Ling Li., Peter Vandamme., Cynthia Lindeman., Marilyn Edman., Robert, A., Robinson., and Vivek Kapur., 1997. MolecularEpidemiology of Ornithobacterium rhinotracheale. Journal of Clinical Microbiology. 35(11): 2894-2898.

4. Bock, R. Frewidlin, P. Tomer, S. Manoim, M. Inbar, A. Frommar, A. Vandamme, P. Wilding, P. and Hickson, D., 1995. Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) associater with a new turkry respiratory tract infectious agent. Proe 33 rd Annual Convention of the Israel Branch of the World Veterinary Association, 43- 45.

5. Bozorgmenrifard, M.H., Asadpour, Y., Pourbakhsh, S.A., Banani, M. and Charkhkar, S., 2008. Isolation and indentification of Ornithobacterium rhinotracheale in broiler breeder flocks of Guilan Province, NORTh of Iran. Pakistan Jourl of Biological Sciences, 11: 1487- 1491.

6. Chansiripornchai, N., 2004. Molecular Interaction of Ornithobacterium rhinotracheale with Eukaryotic Cells. Utrecht University, Netherlands.

7. Charlton, B. R. Channing-Santiago, S. E. Bickford, A. A. Cardona, C. J. Chin, R. P. Cooper, G. L. Droual, R. Jeffrey, J. S. Meteyer, C. U. Shivaprasad, H. L. and Walker, R., 1993. Preliminary characterization of a pleomorphic gram-negative rod associated with avian respiratory disease. J. Vet. Diagn. Invest. 5:47–51.

8. Evans, R. Walters, J. LeRoith, T. Sriranganathan, N. McElroy, A. and Pierson Source, F. W., 2014. Avian Diseases, 58(1):78-82.

9. Ferreri, M. Zahra, M. Alkasir R. Yin T. Han B., 2013. Isolation and characterizaition of small-colony variants of Ornithobacterium rhinotracheale. Journal of Clinical Microbiology, 51 (10): 3228- 3236.

10. Field, D. C., 1996. Observations of ORT infection in an integrated turkey operation. In: Proc. Turkey ORT Scientific Symposium organized by Roche Animal Nutrition and Health. Minneapolis Roepke, MN. September 4–6.

11. Hafez, H. M., 1996. Current status on the role of Ornithobacterium rhinotracheale (ORT) in respiratory disease complexes in poultry. Arch. Geflu¨ gelkd 60:208–211.

12. Hafez, H. M. Mohamed Zahra., 2002. Diagnosis of Ornithobacterium Rhinotracheale, Institute of Poultry Diseases, Free University Berlin Koserstr.21, 14.195 Berlin, Germany; International Journal of Poultry Science 1(5): 114-118. 13. Hafez, H. M., 1994. Respiratory disease conditions in meat turkeys caused by Ornithobacterium rhinotracheale: clinical signs, di- agnostics and therapy. Proc West Poult Dis Conf 43:113–114

14. Hinz, K. H. and Hafez, H. M., 1997. The early history of Ornithobacter- ium rhinotracheale (ORT). Arch. Geflu¨ gelkd 61:95 - 96.

15. Hinz, K. H. Blome, C. and Ryll, M., 1994. Acute exudative pneumonia and và airsacculitis associated with Ornithobacterium rhinotracheale in turkeys. Vet. Rec. 135:233–234.

16. J. Walters, R. Evans, T. LeRoith, N. Sriranganathan, A. McElroy, and F. W. Pierson in Experimental Comparison of Hemolytic and Nonhemolytic Ornithobacterium rhinotracheale Field Isolates In Vivo; Avian Diseases, 58(1):78- 82. 2014.

17. Karrimi, V. Hassanzadeh, M. Fallah N. Ashrafi I., 2010. Molecular characterizaition of Ornithobacterium rhinotracheale isolated from broiler chicken flocks in Iran. Turk. J. Vet.Anim. Sci., 34(4): 526-530.

18. Soriano, V. E. Longinos, M. G. Navarrete, P. G. and Fernández, R. P., 2002. Identification and Characterization of Ornithobacterium rhinotracheale Isolates from Mexico; Avian Diseases, 46(3):686-690.

19. Sprenger, S. J. Back, A. Shaw, D. P. Nagaraja, K. V. Roepke, D. C. and Halvorson, D. A., 1998. Ornithobacterium rhinotracheale infection in turkeys: experimental reproduction of the disease. Avian Dis. 42:154–161.

20. Van Empel, P. Van den Bosch, H. Goovaerts, D. and Storm, P., 1996. Experimental infection in turkeys and chickens with Ornithobacterium rhinotracheale. Avian Dis. 40:858–864.

21. Vandamme, P. Segers, P. Vancanneyt, M. van Hove, K. Mutters, R. Hommez, J. Dewhirst, F. Paster, B. Kersters, K. Falsen, E. Devriese, L. A. Bisgaard, M. Hinz, K. H. and Mannheim, W., 1994. Ornithobacterium rhinotracheale gen. nov., sp. nov., isolated from the avian respiratory tract. Int. J. Syst. Bacteriol. 44:24–37.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh ornithobacterium rhinotracheale (ORT) trên đàn gà thả vườn tại tỉnh ninh bình (Trang 62 - 67)