Bệnh tích của gà mắc ORT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh ornithobacterium rhinotracheale (ORT) trên đàn gà thả vườn tại tỉnh ninh bình (Trang 27 - 33)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4.2.Bệnh tích của gà mắc ORT

2.4. Triệu chứng và bệnh tích

2.4.2.Bệnh tích của gà mắc ORT

Bệnh tích đại thể

Ở gà thịt thương phẩm, các tổn thương đại thể thường gặp bao gồm: viêm phổi, viêm màng phổi và viêm túi khí. Khi giết thịt hoặc kiểm tra sau giết mổ sẽ thấy dịch dạng bọt, màu trắng, chất dịch tiết này có màu giống sữa chua và có thể

thấy rõ trong các túi khí (thùy trước túi bụng), hầu hết các tổn thương chỉ tiến triển ở một bên thùy phổi. Các tổn thương do ORT có thể làm tỷ lệ chết tăng cao tới 50% hoặc hơn. Thêm nữa, phù thũng dưới da mặt, tại các điểm tiếp giáp có sụn gây viêm đầu, viêm xương, viêm xương tủy và viêm màng não được báo cáo thấy ở gà.

Ở gà tây, có hiện tượng phù và viêm một bên phổi hoặc đối xứng 2 bên với các tơ huyết trên màng phổi. Ngoài ra, có thể có các hiện tượng viêm mủ tơ huyết gây viêm túi khí, ngoại tâm mạc, màng bao tim và khí quản. Trong một số trường hợp, gan và lách có thể sưng cũng như có sự biến đổi ở cơ tim có thể quan sát được. Hiện tượng nhiễm khuẩn tại khớp, xương sống có thể bắt gặp ở gà lớn (Hinz, K. H. et al, 1994; Sprenger, S. et al, 1998).

Bệnh tích vi thể

Hầu hết các tổn thương vi thể được thấy tại phổi, màng phổi và túi khí. Trong các ca bệnh thực địa, phổi có hiện tượng sung huyết, trong tất cả nhu mô có một lượng lớn hỗn hợp các fibrin lẫn với đại thực bào và tế bào heterophil nằm tự do trong lòng các mao mạch, phế nang và đoạn cuống phổi. Sự khuếch tán và thâm nhiễm các đại thực bào với số lượng ít hơn các tế bào heterophil.

Các ổ hoại tử lan rộng ở trung tâm các lòng cuống phổi và nhu mô lân cận. Ổ hoại tử thường chứa đầy chặt hỗn hợp của các tế bào hoại tử, heterophil thâm nhiễm hoặc chất tiết, và có thể có sự phân tán thành các cụm nhỏ của vi khuẩn. Nhiều mao mạch bị căng phồng do các cục huyết khối. Màng phổi và túi khí có thể dày lên nghiêm trọng và phù nề do lắng đọng tơ huyết ở các kẽ (Charlton, B. R et al, 1993).

2.5. CHẨN ĐOÁN

2.5.1. Chẩn đoán lâm sàng

Dựa trên các triệu chứng lâm sàng: ủ rũ, giảm ăn, giảm uống nước, ở gà đẻ có hiện tượng giảm đẻ, tỷ lệ trứng ấp nở không đạt tiêu chuẩn

Các triệu chứng điển hình của bệnh hô hấp phức hợp trên gia cầm như: ho, vảy mỏ kèm theo dịch nhầy, một số trường hợp có hiện tượng trụy hô hấp, khó thở, vươn cổ và viêm xoang mũi

Bệnh tích điển hình như viêm phổi hóa mủ, viêm màng phổi, viêm túi khí, túi khí dày lên gan lách có thể sưng.

Tuy nhiên, rất khó để có thể chẩn đoán chính xác dựa trên các dấu hiệu lâm sàng do dễ nhầm lẫn với các bệnh về hô hấp khác. Để chẩn đoán chính xác phải dựa vào các chẩn đoán phòng thí nghiệm như phân lập vi khuẩn, phát hiện kháng nguyên...

2.5.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Phân lập, nuôi cấy vi khuẩn

Các mô, cơ quan như phổi, khí quản, túi khí được xem là tối ưu nhất khi sử dụng để phân lập được ORT. Ngoài ra, dịch xoang dưới hốc mắt và hốc mũi cũng là những vị trí phù hợp phục vụ cho việc nuôi cấy. Nhưng, ORT dễ dàng bị bao phủ bởi sự phát triển quá nhanh của các vi khuẩn khác. Nuôi cấy vi khuẩn từ máu tim và mô của gan dưới các điều kiện thực tế cho kết quả âm tính, mặc dù trước đó vi khuẩn đã được phân lập từ các cơ quan cũng như ở các khớp xương, não, buồng trứng và ống dẫn trứng sau khi gây bệnh thực nghiệm (Karrimi, V. et al, 2010).

ORT cũng có thể được phân lập một cách thông thường, trên thạch máu thường hoặc thạch chocolate (Charlton, B. R et al, 1993). Khuẩn lạc phát triển tốt trong 24 giờ, nhưng tốt nhất nên giữ các đĩa gấy nhiễm từ 48 - 72 giờ trong điều kiện không khí làm giàu từ 7,5 - 10% CO2. Khuẩn lạc sẽ xuất hiện có kích thước từ đầu đinh ghim tới nhỏ (đường kính khoảng 1 - 2 mm), màu xám tới trắng, mặt lồi với cạnh sắc nét. Nhuộm Gram cho kết quả vi khuẩn Gram âm đa hình thái đặc trưng. Khuẩn lạc âm tính với catalase và dương tính với oxidase. Nuôi cấy ORT thuần khiết có mùi riêng biệt, tương tự như mùi acid butyric. Các thử nghiệm bổ sung là rất cần thiết để xác định các đặc tính của ORT (Charlton, B. R et al, 1993; Karrimi, V. et al, 2010).

Trong các mẫu bị tạp nhiễm với sự phát triển nhanh của các vi khuẩn khác như E.coli, Proteus sp. hoặc Pseudomonas sp., khuẩn lạc của ORT có thể phát triển quá mức và rất khó để xác định khi kiểm tra thường xuyên. Vì đã chứng minh được rằng hầu hết các ORT đều kháng Gentamycin, nên khuyến khích sử dụng 10µg Gentamycin cho mỗi ml môi trường thạch máu để có thể phân lập được ORT từ các mẫu bị tạp nhiễm. Thạch máu có chứa 5µg/ml gentamicin và polymixin B cũng cho hiệu quả tốt (Charlton, B. R et al, 1993.)

Kiểm tra ngưng kết nhanh trên phiến kính cũng được sử dụng cho mục đích chẩn đoán. Trong một nghiên cứu với 112 mẫu phân lập, tuy nhiên hiện

tượng tự ngưng kết thường xuất hiện (Ferreri, M., 2013; Charlton, B. R et al, 1993; Soriano, V. E. et al, 2002).

Kiểm tra Accelerated Graphics Port (AGP) sử dụng kháng huyết thanh dương tính đã biết có thể được sử dụng để xác định và định typ ORT đã phân lập (Charlton, B. R et al, 1993).

Một phương pháp khác được sử dụng để phát hiện các chủng phân lập nghi ngờ là PCR.

Phát hiện kháng nguyên

PCR được sử dụng để phát hiện các ORT trong mẫu dịch khí quản được lấy từ các gà mắc bệnh nặng. Ngoài ra, xét nghiệm bằng miễn dịch huỳnh quang cũng đã được sử dụng để phát hiện ORT trên gà .Sau đó, Van Empel và cộng sự đã thấy rằng các xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang và kỹ thuật peroxidase - anti peroxidase (PAP) nhạy cảm như nhau. Sử dụng các xét nghiệm này có thể xác định một tỷ lệ nhiễm ORT cao ở đàn gà thịt sau giết mổ khi so sánh với các phương pháp chẩn đoán thông thường như huyết thanh học hoặc vi khuẩn học (Charlton, B. R et al, 1993; Karrimi, V. et al, 2010).

Chẩn đoán huyết thanh học

Huyết thanh học rất hữu dụng trong việc giám sát cũng như hỗ trợ chẩn đoán bệnh do ORT .

Các phản ứng kiểm tra ngưng kết huyết thanh trên tấm (SPAT) được sử dụng như một xét nghiệm nhanh cho việc phát hiện các kháng thể chống lại ORT. SPAT được phát triển bằng cách sử dụng một chủng của ORT phân lập từ Minnesota và báo cáo là có độ nhạy đặc biệt cao. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác, SPAT chỉ phát hiện được 65% gia cầm bị nhiễm bệnh trong hai tuần đầu gây nhiễm và giảm đáng kể ở các thời gian tiếp theo. Điều này cho thấy SPAT chỉ phát hiện được kháng thể IgM, loại chỉ có khả năng gây ngưng kết với một kháng nguyên đặc hiệu. Hầu hết các SPTA chỉ phản ứng với một serotype nhất định, dù cho phản ứng chéo xảy ra.

ELISA đã được phát triển bằng sử dụng các serotype khác nhau và chiết tách kháng nguyên của ORT. Kháng nguyên cô đặc được sử dụng cho việc định type, có khả năng cho những kết quả chính xác nhất cho các serotype cụ thể. Ngược lại kháng thể SDS chiết tách và dịch tiết từ lớp màng protein của ORT sẽ

cho kết quả nhiều phản ứng kháng chéo, cho phép phát hiện các kháng thể chống lại của nhiều serotype khác nhau trong cùng một lần xét nghiệm.

Điều tra thực địa sử dụng các kỹ thuật ELISA hoặc bộ kit ELISA thương mại (VDPro ® CSFV AB C-ELISA) rất hữu dụng khi theo dõi đàn gia cầm và chẩn đoán mắc ORT.

Erganis và Cs. phát triển phương pháp DIA (Dot Immunobinding Assay), một xét nghiệm dường như ít nhạy hơn so với các xét nghiệm ngưng kết khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Popp và Hafez đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng Amoxicillin trong điều trị tới động học kháng thể sau khi gây bệnh thực nghiệm. Họ nhận thấy rằng việc điều trị tức thì không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch, trong khi điều trị sau 7 ngày gây nhiễm sẽ cho một đáp ứng kháng thể thấp hơn (Nguyễn Thị Lan và cs, 2014; Charlton, B. R et al, 1993).

PCR

PCR được coi là một phương pháp hữu ích trong phòng thí nghiệm để xác định ORT sau khi phân lập được (van Empel và Hafez, 1999; Chansiripornchai và cs, 2007; Hung và Alvarado, 2001; Chin và cs, 2008; Gornatti Churria và cs, 2011; 2012), và cũng phục vụ cho mục đích chẩn đoán và nghiên cứu (van Empel và Hafez, 1999; Canal và cs, 2003b; Eroksuz và cs, 2006; Tsai và Huang, 2006; Pyzik và cs, 2007). Các đoạn mồi OR16S-F1 (5'- GAGAATTAATTTACGGATTAAG-3'),và OR16S-R1 (5'- TTCGCTTGGTCTCCGAAGAT-3') đã có sự khuyếch đại một đoạn 784 bp trên gen rRNA 16S của ORT (van Empel and Hafez, 1999; Hafez, 2002; Hung và Alvarado, 2001; Canal et al., 2003; Eroksuz et al., 2006; Tsai và Huang, 2006; Chansiripornchai et al., 2004; Pyzik et al., 2007; Uriarte et al., 2009; Gornatti Churria et al., 2011; 2012). Theo van Empel và Hafez (1999) Hafez (2002) không có vi khuẩn nào khác gây nhầm lẫn với ORT khi sử dụng đoạn mồi để kiểm tra. Mặt khác, Thachil et al. (2007) đã nghiên cứu những yếu tố trình tự lặp đi lặp lại trong bộ gen của vi khuẩn như bộ gen enterobacteria (ERIC) – PCR và khuyếch đại DNA đa hình (RAPD) xét nghiệm với mồi Universal M13 dựa trên kỹ thuật lấy dấu vân tay để phân biệt O. rhinotracheale sau khi đã đượcphân lập. Cuối cùng, họ đã tổng hợp được 50 đồng chủng và 8 chủng tham khảo khác về gen bằng cách sử dụng cặp mồi ERIC 1R (5'- ATGTAAGCTCCTGGGGATTCAC-3') và Universal M13 (5'-

TTATGTAAAACGACGG CCAGT-3'). Kỹ thuật ghi dấu vân tay M13 cho thấy mô hình khác nhau của 6 serotype mẫu của ORT mang thử nghiệm cụ thể là C, D, E, I,J và K. Dấu vân tay của mẫu ORT type A và F cho thấy không thể phân biệt với vân tay M13. Kỹ thuật ERIC 1R chỉ có 5 sự khác biệt với 8 serotype mẫu. Dấu vân tay riêng biệt cũng đã được tìm thấy trong serotype O. rhinotracheale với cả hai kỹ thuật. Từ 58 chủng phân lập được của ORT thuộc 8 serotype được lấy dấu vân tay, đã thu được10 dấu vân tay khác với vân tay ERIC 1R. Các tác giả kết luận rằng kỹ thuật vân tay M13 phân biệt rõ ràng hơn sự khác biệt của ORT phân lập được so với kỹ thuật vân tay ERIC 1R.(Gornatti Churria

et al., 2012, Ornithobacterium rhinotracheale Infection in Poultry: an Updated Review, Intl. J. of Molecular Zoology, Vol.2, No.3, 23-38)

2.6. BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

2.6.1. Phòng bệnh

Việc phòng bệnh phải áp dụng các giải pháp tổng hợp mới cho kết quả tốt bao gồm các bước:

Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi phải được đảm bảo: chuồng gà ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè, nền chuồng phải luôn khô ráo, tránh gió lùa. Dọn vệ sinh thường xuyên khu vực chăn nuôi, máng ăn, máng uống đảm bảo sạch sẽ, sát trùng chuồng trại thường xuyên, định kỳ bằng các thuốc sát trùng: Iodine, Benkocid, Omecide… hạn chế khí độc chuồng nuôi H2S, NH3, CO2, SO2… Hạn chế tối đa các yếu tốt stress có hại: Chăm sóc nuôi dưỡng gà tốt, không được để gà quá đói hoặc khát quá, đảm bảo ổn định chất lượng nguồn thức ăn, nước uống, mật độ nuôi phù hợp theo đúng lứa tuổi, giống gà.

Tằng cường sức đề kháng cho gà bằng các thuốc bổ như: B.comlex, điện giải, giải độc gan, điện giải thảo dược, Redmin…

Khống chế ảnh hưởng của thời tiết như: chắn gió lùa, che mưa, giảm độ nóng vào mùa hè bằng việc xây chuồng 2 mái, có hệ thống phun nước chống nóng lên mái.

Dùng một trong các loại thuốc sau để phòng: Timicocin, Spiramycin, Lincomycin, doxycycline...

2.6.2. Điều trị

điều rất khó bởi rất nhiều chủng của ORT có khả năng làm giảm độ nhạy hoặc có tính kháng cao với nhiều loại kháng sinh như amoxicillin, ampicillin, doxycycline, enrofloxacin, flumequine, gentamycin, lincomycin, tetracycline và tylosin (Võ Thị Trà An và cs, 2014; Alongkorn Amonsin et al, 1997; Charlton, B. R et al, 1993).

Tính nhạy cảm với kháng sinh có thể phụ thuộc vào chế độ sử dụng kháng sinh ở ngành chăn nuôi gia cầm ở các quốc gia, khu vực khác nhau. Ví dụ: ở một số quốc gia, trứng thường được nhúng vào một loại kháng sinh như enrofloxacin thì gần như tất cả các chủng sẽ có thể kháng với kháng sinh đó.

Năm 2006, Hafez báo cáo rằng cho uống amoxicillin pha với liều 250ppm cho 3 - 7 ngày cho kết quả khá tốt ở nhiều trường hợp và việc sử dụng chlortetracycline với liều 500ppm pha nước uống 4 - 5 ngày cũng cho hiệu quả. Trong một vài trường hợp, tiêm tetracycline và penicillin cũng cho hiệu quả cao.

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu ở các nước như Đức, Mỹ thì các chủng phân lập ở mỗi nước sẽ có độ mẫn cảm khác nhau với một số loại kháng sinh như ampicillin, erythromycin, tylosin, neomycin,…(Charlton, B. R et al, 1993).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh ornithobacterium rhinotracheale (ORT) trên đàn gà thả vườn tại tỉnh ninh bình (Trang 27 - 33)