TD HVX YDX TSC QTMT NTHV CCQ TD 1 HVX 0,377 1 YDX 0,445 0,637 1 TSC 0,144 0,029 0,103 1 QTMT 0,372 0,182 0,355 0,375 1 NTHV 0,318 0,209 0,314 -0,098 0,155 1 CCQ 0,324 0,248 0,318 -0,014 0,111 0,574 1
Từ bảng 3.12 và 3.14, ta nhận thấy các hệ số tương quan giữa các cặp khái niệm đều nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê (P-value <0,05) nên các hệ số tương quan đều khác 1. Từ bảng 3.13, so sánh giá trị căn bậc 2 của AVE với các hệ số tương quan giữa các khái niệm (xem bảng 3.12) có thể thấy AVE của từng khái niệm lớn hơn bình phương các hệ số tương quan giữa khái niệm đó với các khái niệm còn lại khác. Như vậy có thể kết luận rằng các khái niệm hay thang đo đạt giá trị phân biệt.
Vậy, ta có mô hình phân tích CFA như sau:
Hình 3.1 Mô hình phân tích CFA chưa chuẩn hoá
Hình 3.2 Mô hình phân tích CFA đã chuẩn hoá
3.2.4. Mô hình cấ u trúc (SEM)
Sau khi phân tích CFA, ta sử dụng mô hình cấu trúc SEM nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân thành phố Huế. Phân tích SEM được tiến hành phân tích bắt đầu từ mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu, sau đó tiến hành hiệu chỉnh mô hình để có được mô hình tốt hơn. Các giả thuyết ban đầu như sau:
• H1: Thái độ tác động tích cực đến ý địnhtiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố Huế.
• H2: Chuẩn chủ quan tác động tích cực đến ý địnhtiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố Huế.
• H3: Nhận thức kiểm soát hành vi tác động tích cực đến ý địnhtiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố Huế.
• H4: Quan tâm tới môi trường động tích cực đến ý địnhtiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố Huế.
• H5: Tính sẵn có của sản phẩm xanh tác động tiêu cực đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố Huế.
• H6: Ý định tiêu dùng xanh tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố Huế.
• H7: Thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, quan tâm tới môi trường và tính sẵn có của sản phẩm xanh tác động gián tiếp đến hành vi tiêu dùng xanh thông qua ý định mua hàng xanh.