(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên AMOS 20)
Thực hiện chạy mô hình với các chỉ số phù hợp thu được kết quả như sau:
Bảng 3.16Các trọng số chưa chuẩn hóa (lần 1)
Mối quan hệ Hệ số S.E. P Ý định tiêu dùng xanh <--- Thái độ 0,320 0,098 0,01 Ý định tiêu dùng xanh <--- Chuẩn chủ quan 0,144 0,105 0,171 Ý định tiêu dùng xanh <--- Nhận thức kiểm soát hành vi 0,079 0,083 0,341 Ý định tiêu dùng xanh <--- Mối quan tâm đến môi trường 0,219 0,106 0,038 Ý định tiêu dùng xanh <--- Tính sẵn có của sản phẩm xanh -0,010 0,089 0,991 Hành vi tiêu dùng xanh <--- Ý định tiêu dùng xanh 0,883 0,119 0,00
(Nguồn: Kết quả tính toán các chỉ số trên AMOS 20)
Với kết quả từ bảng 3.16, trong các nhân tố đưa vào mô hình thì có hai nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh thông qua ý định mua xanh đó là thái độ, mối quan tâm đến môi trường. Nhân tố chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và tính sẵn có của sản phẩm xanh có P value lần lượt là 0,171; 0,341 và 0,991 đều lớn
hơn 0,05. Như vậy đồng nghĩa với việc bác bỏ giả thuyết H2, H3 và H5, nhân tố chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và tính sẵn có của sản phẩm xanh sẽ được loại ra khỏi mô hình.
Tiến hành hiệu chỉnh mô hình bằng cách thêm các mối quan hệ giữa các sai số eiđể có các chỉ số phù hợp. Tiếp tục chạy mô hình SEM đã loại bỏ đi yếu tố chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và tính sẵn có của sản phẩm xanh thu được các chỉ số của mô hình phù hợp và kết quả thể hiện ở hình 3.4.