Bệnh đốm nâu do nấm Phyllosticta ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm nâu do nấm phyllosticta citriasiana trên cây có múi tại tỉnh hòa bình (Trang 30 - 34)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Bệnh đốm nâu do nấm Phyllosticta ở Việt Nam

Năm 2009, Wulandari et al. đã tiến hành phân tích trình tự DNA của các mẫu nấm Phyllosticta phân lập được từ vết bệnh trên bưởi từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam, cùng với tiến hành khảo sát một số đặc điểm hình thái học của lồi nấm này. Kết quả là tìm thấy một lồi nấm chưa được mơ tả trước đây, có những đặc điểm gần giống như P. citricarpa, đó là nấm Phyllosticta citriasiana. Các tác giả cũng chưa xác định được giai đoạn hữu tính của lồi nấm này. Nguồn gốc tên gọi: Vần đầu là tên ký chủ Citrus, gắn với vần sau là châu lục xuất hiện Asia (Wulandari et al., 2009). Như vậy theo Wulandari et al. (2009), bệnh đốm

quả cây có múi tại Việt Nam là do lồi Phyllosticta citriasiana gây ra.

2.3.1. Triệu chứng

Vết bệnh chủ yếu bao gồm các tổn thương nông với những quả cành màu đen ở giữa, thường có viền màu nâu sẫm, đường kính 3 - 10 mm, thường xuất hiện sau khi vỏ trái chuyển sang màu vàng. Một triệu chứng mà đơi khi có thể được quan sát thấy sau khi thu hoạch, bao gồm những đốm hơi đen, nhỏ (đường kính 1 - 3 mm). Những điểm này có thể có màu xám, đỏ nhạt, màu nâu, hoặc không đổi màu mô trái, thường có viền màu đỏ hoặc màu nâu sẫm. Trong những vết bệnh này, quả cành và bào tử của một loài Phyllosticta gần giống như P.

citricarpa đã được quan sát, và do đó các biện pháp kiểm dịch đã được thực hiện

cho các lô hàng theo đúng với pháp luật Liên minh châu Âu cho P. citricarpa

(Wulandari et al., 2009).

Hình 2.1. Hình ảnh triệu chứng bệnh đốm nâu trên quả (Wulandari et al., 2009) (Wulandari et al., 2009)

2.3.2. Đặc điểm hình thái

Quả cành hình thành chìm trong mơ, hình cầu, hình gần cầu hoặc elip. Quả cành có kích thước 120 – 240 ì 125 - 225 àm; vỏch qu cnh bao gồm nhiều lớp, dày 25 - 70 µm, màu nâu nhạt đến nâu, là sự sắp xếp dày đặt của các tế bào rắn chắc có dạng hình cầu; bên trong vách bao gồm 1 - 2 lớp tế bào màu nâu nhạt, dần trở thành trong suốt về phía bên trong. Có một miệng nhỏ, ở giữa, rộng 7 - 8 µm, sâu 30 - 32 µm, mặt cắt có hình trụ, bao gồm các tế bào dày, có màu nâu sẫm. Bào tử đơn bào, trong suốt, không có vách ngăn, vách mỏng và mịn, hình elip đến dạng trứng ngược, thon dần về phía đi, kích thước 10 16 ì 5 - 8 àm. Bờn ngoi bào tử được bao bọc bằng một lớp màng nhầy mỏng, dày 1 µm và màu trong trong suốt. Chất nhầy cịn tạo thành phụ bộ có hình trụ, kích thc 7 14 ì 1 - 2 àm, thng đến linh hoạt, không phân nhánh, nhọn về một hướng (Wang et al., 2012; Wulandari et al., 2009).

Đặc điểm tản nấm trên môi trường nuôi cấy: Trên môi trường MEA:

Sợi nấm mọc sát môi trường, đều, kết thành một khối. Bề mặt màu xám chì ở trung tâm, rìa tản nấm có màu xám nâu hơi xanh và màu đen chì ở mặt dưới. Trên môi trường PDA, nấm mọc sát mơi trường, lan rộng, rìa tản nấm với những sợi nấm mỏng, mịn. Bề mặt tản nấm màu xanh xám đen ở trung tâm, màu xám nhạt ở phần rìa và mặt dưới màu xanh đen và màu xanh lục vàng. Trên môi trường CMA, nấm mọc sát mơi trường và khơng đều với rìa tản nấm dạng thùy. Bề mặt tản nấm màu xanh đen ở trung tâm, màu cám nhạt ở rìa và màu đen chì ở bên dưới tản nấm. Trên mơi trường OA, nấm mọc sát môi trường và mọc không đều với rìa là những sợi nấm mảnh, mịn. Bề mặt tản nấm màu đen chì ở trung tâm, màu lục vàng ở rìa và màu đen chì đến màu xám ở mặt dưới tản nấm ((Wang et al., 2012; Wulandari et al., 2009).

Ở nhiệt độ tối ưu: Sau hai tuần tốc độ tăng trưởng tối ưu đã được quan sát thấy ở nhiệt độ 30 0C trên môi trường MEA, CMA và OA ( 22mm), trên môi trường PDA xảy ra ở nhiệt độ 27 0C ( 43 mm). Tốc độ tăng trưởng tối thiểu được quan sát thấy ở nhiệt độ 15 0C trên môi trường MEA ( 5mm), PDA ( 15mm), CMA ( 5mm) và OA ( 6mm). Tốc độ tăng trưởng cao nhất là ở nhiệt độ 33 0C trên môi trường MEA, CMA và OA ( 17mm), trên môi trường PDA xảy ra ở nhiệt độ 36 0C ( 3,5mm) (Wang et al., 2012; Wulandari et al., 2009).

Theo Wulandari et al., (2009) loài P. citriasiana khác với hai loài gây hại trên cây có múi ở kích thước bào tử vơ tính, đặc điểm mơi trường và yêu cầu nhiệt độ tối ưu để nấm phát triển. Lồi P. citriasiana có kích thước bào tử lớn hơn so với loài Guignardia citricarpa và cho đến nay chỉ biết đến từ trạng thái của nó. Các vỏ bào tử vơ tính là trung gian giữa loài G. citricarpa và loài G. mangiferae. Các vỏ này khá mỏng, giống loài G. citricarpa và dày hơn lồi G. mangiferae. Trong mơi trường tản nấm cũng sẫm màu hơn so với hai loài khác

là màu xám chì đến đen trong tất cả các môi trường đã được kiểm tra. Nhiệt độ tối đa cho sự tăng trưởng xảy ra ở 30 – 33 0C, trong khi đối với loài G. citricarpa và loài G. mangiferae là ở 30 – 36 0C. Lồi P. citriasiana có thể được phân biệt với lồi G. citricarpa là lồi P. citriasiana khơng sản xuất sắc tố màu vàng trên mơi trường OA cịn lồi G. citricarpa sản xuất sắc tố màu vàng trên môi trường OA (Wang et al., 2012; Wulandari et al., 2009).

Sự phát sinh loài P. citriasiana có thể được phân biệt với hai loài G. citricarpa và loài G. mangiferae dựa trên ba vùng gien trình tự. Giữa lồi P. citriasiana và lồi G. citricarpa có 12 thay đổi nucleotide cố định và 1 indel đã

được quan sát trên 602 nucleotide, trong khi TEF1 chứa 7 thay đổi nucleotide cố định và 2 indels hơn 271 nucleotide và ACT chỉ có 2 thay đổi nucleotide cố định trên 257 nucleotide (Wulandari et al., 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm nâu do nấm phyllosticta citriasiana trên cây có múi tại tỉnh hòa bình (Trang 30 - 34)