Kết quả lây nhiễm nhân tạo bào tử phân sinh nấm đốm nâu P.citriasiana

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm nâu do nấm phyllosticta citriasiana trên cây có múi tại tỉnh hòa bình (Trang 72 - 76)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Một số đặc điểm sinh học của nấm đốm nâu

4.4.4. Kết quả lây nhiễm nhân tạo bào tử phân sinh nấm đốm nâu P.citriasiana

mầm bào tử và bào tử hình thành giác bám của nấm đều cao hơn so với đối chứng. Tuy nhiên, trên các loại cơ chất khác nhau thì tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ hình thành giác bám khác nhau. Cơ chất là dịch chiết bưởi có tỷ lệ nảy mầm bào tử và tỷ lệ hình thành giác bám cao nhất với tỷ lệ nảy mầm là 25,71 %, tỷ lệ hình thành giác bám là 15,24 %. Tiếp đến là cơ chất dịch chiết cam Vinh với tỷ lệ nảy mầm bào tử là 20,62 %, tỷ lệ hình thành giác bám là 11,34 %. Cơ chất là dịch chiết chanh và dung dịch NPGM (Glucose 0.006% + NH4NO3 0,04 mM + K2HPO4 0.01 mM + Mg SO4.7H20 0.004 mM) có tỷ lệ nảy mầm bào tử và tỷ lệ hình thành giác bám gần bằng nhau ( dịch chiết chanh tỷ lệ nảy mầm là 19,15 %, tỷ lệ hình thành giác bám là 8,51 %; dung dịch NPGM có tỷ lệ nảy mầm bào tử là 19,32 %, tỷ lệ hình thành giác bám là 12,50 %).

Đáng chú ý, dung dịch CaCl2 có tác động kích thích nấm P. ampelicida

nảy mầm và hình thành giác bám (Shaw et al., 2000) nhưng lại khơng có hiệu

quả đối với P. citriasiana. Tỷ lệ bào tử nảy mầm thấp nhất (2,35 %) và khơng có bào tử nào hình thành giác bám. Trong khi đó, cơng thức đối chứng có tỷ lệ nảy mầm bào tử là 17,02 % và tỷ lệ hình thành giác bám là 6,59 %.

4.4.4. Kết quả lây nhiễm nhân tạo bào tử phân sinh nấm đốm nâu P. citriasiana citriasiana

Cho tới nay, tính gây bệnh của nấm P. citriasiana vẫn chưa được nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu lây nhiễm nhân tạo và dịch tễ học đối với nấm P. citricarpa gây bệnh đốm đen cho thấy:

(i) Chỉ mô non (quả non tới giai đoạn rụng cánh hoa, lá non) mới mẫn cảm cịn mơ già (quả chín, lá già) thì kháng với sự xâm nhiễm của nấm P. citricarpa.

(ii) Sau khi xâm nhiễm, nấm P. citricarpa không gây triệu chứng mà trái

lại, duy trì thời gian ẩn rất lâu ở ngay lớp mô dưới tầng cutin. Thời gian ẩn kéo dài nhiều tháng, thông thường khoảng 5 tháng cho tới khi quả chín.

(iii) Cả bào tử phân sinh và bào tử túi nấm P. citricarpa đều có thể xâm nhiễm và quá trình xâm nhiễm diễn ra hoàn toàn chủ động (dùng enzyme và đế xâm nhiễm hình thành từ giác bám). Tuy nhiên, chỉ bào tử túi được xem là nguồn bệnh quan trọng đối với bệnh đốm đen. Bào tử túi hình thành trên tàn dư lá rụng,

nhờ nước và gió để lây nhiễm lên lá non và quả non. Sự nhiễm bệnh ẩn kéo dài nhiều tháng tới khi hình thành quả cành trên bề mặt quả chín và lá già. Bào tử phân sinh hình thành từ vết bệnh khơng được xem là nguồn bệnh quan trọng vì khó nhiễm trên quả đang chín. Tuy nhiên chúng có thể có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của nấm (Korf, 1998; Kotzé, 1981; Kotzé, 2000; Kotzé, 2007; Truter, 2010; Truter et al., 2007).

Do vai trò của bào tử phân sinh của nấm đốm nâu P. citrisiana chưa được nghiên cứu trên thế giới nên mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu tính gây bệnh của bào tử phân sinh của nấm này trên cây có múi. Hiểu rõ vai trị xâm nhiễm của bào tử phân sinh nấm là một cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng biện pháp quản lý bệnh hiệu quả.

Chúng tôi đã tiến hành một loạt các thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo trên cây bưởi Diễn và cam CS1, dùng nguồn bệnh là bào tử phân sinh hình thành trên vết bệnh. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.16.

Kết quả lây nhiễm nhân tạo trên quả và lá, cả trên cây và trong phịng thí nghiệm, đều cho thấy nấm đốm nâu P. citriasiana không tạo triệu chứng trên vết lây trong thời gian theo dõi sau lây nhiễm (1 tháng).

Để kiểm tra liệu nấm có xâm nhiễm và tạo sự nhiễm bệnh ẩn hay không, chúng tối đã kiểm tra mô học các mẫu lá lây nhiễm trong phịng thí nghiệm. Kết quả kiểm tra cho thấy chỉ ở lớp tế bào bề mặt tại vết lây nhiễm có xuất hiện sợi nấm (Hình 4.16).

Mặc dù thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo bằng bào tử túi chưa được thực hiện nhưng dựa trên kết quả lây nhiễm nhân tạo bào tử phân sinh cũng như quan sát mô học, kết hợp với phát hiện thấy sự hình thành quả thể của nấm trên tàn dư lá rơi rụng, chúng tôi kết luận về mặt dịch tễ học, nấm đốm nâu P. citriasiana giống với nấm đốm đen. Cụ thể, bào tử phân sinh của nấm khơng có ý nghĩa trong q trình xâm nhiễm thứ cấp hình thành vết bệnh trên quả.

Kết luận trên là cơ sở khoa học để áp dụng biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu giống như đối với bệnh đốm đen: Thu dọn triệt để tàn dư để loại bỏ nguồn bệnh sơ cấp là bào tử túi, phun thuốc trên cây vào giai đoạn quả non để ngăn chặn sự nhiễm bệnh sơ cấp trên quả, phun thuốc (nội hấp) trên cây trong quá trình phát triển quả để tiêu diệt sợi nấm xâm nhiễm ẩn (nếu có) ở dưới bề mặt quả.

Hình 4.16. Kiểm tra lớp tế bào bề mặt của lá bưởi Diễn được nhiễm với bào tử nấm P. citriasiana (sau 3 ngày). Sợi nấm đâm xuyên vào tế bào được chỉ tử nấm P. citriasiana (sau 3 ngày). Sợi nấm đâm xuyên vào tế bào được chỉ

61

Bảng 4.16. Thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo nấm đốm nâu P. citriasiana trên bưởi và cam

Cây Loại thí nghiệm Phương pháp

Triệu sau lây (ngày) (Có gây tổn thương)

Triệu chứng sau lây (ngày) (Không gây tổn thương)

7 14 21 30 7 14 21 30 Bưởi Diễn Trên cây Quả xanh K K K K K K K K Quả chín K K K K K K K K Lá non K K K K K K K K Lá bánh tẻ K K K K K K K K Lá già K K K K K K K K Tách rời (để hộp ẩm trong phịng thí nghiệm) Quả xanh K K K K K K K K Quả chín K K K K K K K K Lá non K K - - K K - - Lá bánh tẻ K K - - K K - - Lá già K K - - K K - - Cam CS1 Trên cây Quả xanh K K K K K K K K Quả chín K K K K K K K K Lá non K K K K K K K K Lá bánh tẻ K K K K K K K K Lá già K K K K K K K K Tách rời (để hộp ẩm trong phịng thí nghiệm) Quả xanh K K K K K K K K Quả chín K K K K K K K K Lá non K K - - K K - - Lá bánh tẻ K K - - K K - - Lá già K K - - K K - -

Ghi chú: K: không biểu hiện triệu chứng; (-) Không theo dõi do lá bị phân hủy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm nâu do nấm phyllosticta citriasiana trên cây có múi tại tỉnh hòa bình (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)