Ảnh hưởng của bề mặt giá thể đến nảy mầm bào tử và hình thành giác bám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm nâu do nấm phyllosticta citriasiana trên cây có múi tại tỉnh hòa bình (Trang 67 - 69)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Một số đặc điểm sinh học của nấm đốm nâu

4.4.1. Ảnh hưởng của bề mặt giá thể đến nảy mầm bào tử và hình thành giác bám

giác bám

Trong quá trình đánh giá sự nảy mầm bào tử và hình thành giác bám bằng thuốc hóa học, được thực hiện trên lam kính, chúng tơi nhận thấy bào tử không nảy mầm sau nhiều ngày quan sát, kể cả ở công thức đối chứng (nước cất). Kết quả này gợi ý sự nảy mầm bào tử nấm Phyllosticta yêu cầu các điều kiện đặc biệt.

Các nghiên cứu gần đây đối với nấm P. ampelicida (gây bệnh đốm đen nho) cho thấy bào tử nấm này không nảy mầm trên môi trường WA, môi trường dinh dưỡng hoặc trên bề mặt lam kính (Shaw & Hoch, 2000). Q trình nảy mầm bào tử và hình thành giác bám của bào tử nấm Phyllosticta rất phức tạp, phụ

thuộc nhiều yếu tố, quan trọng nhất là đặc điểm bề mặt và sự có mặt của các chất cảm ứng. Để có thể nảy mầm được, đầu tiên, nấm phải gắn được trên bề mặt. Nhìn chung, các bề mặt ưa ước (hydrophilic) như bề mặt lam kính, đĩa thủy tinh thường khơng cho phép bào tử nấm gắn lên trên và do đó khơng nảy mầm (Shaw

et al., 2006; Shaw and Hoch, 1999; Shaw et al., 1998; Shaw and Hoch, 2000).

Đầu tiên, để tìm hiểu ảnh hưởng của bề mặt (ưa nước hoặc ghét nước) đến nảy mầm bào tử, chúng tôi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của bề mặt giá thể đến nảy mầm và hình thành giác bám. Thí nghiệm được tiến hành như sau: Bào tử phân sinh được thu thập từ vết bệnh, rửa 2 lần bằng nước cất. Giá thể bao gồm bản ELISA (bề mặt ghét nước) và lam kính (bề mặt ưa nước). Tiến hành nhỏ 5 µl dịch bào tử chuẩn bị trong nước cất (~106 bào tử/mL) lên trên bề mặt vật liệu thí nghiệm. Vật liệu thí nghiệm được đặt trong hộp ẩm bão hòa và ủ ở nhiệt độ phòng, trong tối. Quan sát số bào tử/ 3quang trường/ công thức vật liệu. Kết quả thu được trình bày tại bảng 4.13.

Bảng 4.13. Tỷ lệ bào tử nảy mầm và hình thành giác bám của nấm đốm nâu trên hai loại giá thể

Vật liệu Loại bề mặt Số bào tử quan sát Tỷ lệ bào tử nảy mầm sau 24 giờ (%) Tỷ lệ bào tử hình thành giác bám sau 24 giờ (%) Nhựa Polystyren (bản ELISA) Ghét nước 148 17,6 4,05

Hình 4.14 Bào tử nấm P. citriasiana nảy mầm (A), hình thành giác bám (B, C, D) trên bề mặt ghét nước (Bản ELISA)

Qua bảng 4.13 cho thấy trên bề mặt ưa nước (lam kính), bào tử nấm P.

citriasiana khơng nảy mầm và hình thành giác bám. Trái lại, sau 24 giờ, trên bề

mặt kỵ nước (bảng ELISA), bào tử nấm nảy mầm đạt tỷ lệ 17,6 % và hình thành giác bám đạt tỷ lệ 4,05 % (Bảng 4.13).

Quan sát kiểu nảy mầm bào tử và hình thành giác bám, chúng tôi nhận thấy bào tử nảy mầm khá đa dạng. Một số tạo ống mầm rất ngắn (Hình 4.14 B), một số tạo ống mầm khá dài (Hình 4.14 C, D).

Tỷ lệ bào tử nảy mầm, hình thành giác bám thấp cũng như độ dài ngắn khác nhau của ống mầm chứng tỏ cịn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự nảy mầm và hình thành giác bám của nấm P. citriasiana, Shaw and Hoch (2000), khi nghiên cứu nấm gây bệnh đốm đen nho P. ampelicida đã chứng minh rằng bào tử của nấm này tạo ốm mầm rất ngắn trước khi hình thành giác bám ở nồng độ Ca+2 cao (1000 µM) nhưng tạo ống mầm khá dài ở các nồng độ Ca+2 thấp hơn (Hình 4.15).

Hình 4.15. Ảnh hưởng của nồng độ Ca+2 đến sự nảy mầm và hình thành giác bám của nấm P. ampelicida trên bề mặt ghét nước (Shaw and Hoch, 2000). Bào tử phân sinh nấm tạo ống mầm dài ở nồng độ Ca+2 = 0.01 µM (c) và 10

µM (d), tạo ống mầm rất ngắn ở nồng độ Ca+2 =1000 µM (e)

Mặc dù tỷ lệ bào tử nảy mầm cũng như hình thành giác bám thấp nhưng chúng tơi có thể kết luận rằng giống với các loài Phyllosticta khác, bào tử nấm P.

citriasian không nảy nầm trên bề mặt ưa nước, chỉ nảy mầm và hình thành giác

bám trên bề mặt kỵ nước. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự nảy mầm bào tử và hình thành giác bám của nấm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm nâu do nấm phyllosticta citriasiana trên cây có múi tại tỉnh hòa bình (Trang 67 - 69)