Phương pháp đánh giá biện pháp phòng chống bằng thuốc hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm nâu do nấm phyllosticta citriasiana trên cây có múi tại tỉnh hòa bình (Trang 41 - 46)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.8. Phương pháp đánh giá biện pháp phòng chống bằng thuốc hóa học

3.4.8.1. Phương pháp đánh giá hiệu quả một số loại thuốc trong invitro

Thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp của Rachappa, 2007 và Amutha et al., 2010. Thí nghiệm được thực hiện bởi 3 cơng thức thuốc, mỗi công thức thuốc thực hiện với 3 nồng độ khác nhau và 3 lần nhắc lại.

Thí nghiệm tiến hành trong đĩa petri, pha thuốc trực tiếp vào môi trường PDA. Cấy khoanh nấm có đường kính 9 mm vào 3 vị trí khác nhau trong đĩa petri ( mỗi một vị trí trong đĩa petri tương ứng với một lần nhắc lại) đĩa petri đường kính 90 mm, sau đó để ở nhiệt độ 25 0C. Các cơng thức thuốc gồm:

Tên hoạt chất Tên thuốc Nồng độ khuyến cáo

Nồng độ pha ( %)

Difenoconazole Score 250EC 8ml/8 lít 0,05 % 0,1 % 0,2 % Mancozeb Dipomate 80WP 3g/16 lít 0,0095 % 0,019 % 0,038 % Carbendazim

500g/L

Carbenzim 500FL 30ml/16 lít 0,095 % 0,19 % 0,38 %

Các chỉ tiêu cần quan sát: Quan sát biến đổi của tản nấm mỗi ngày ( sợi nấm mọc ngang, mọc đứng lên, màu sắc, sự hình thành ổ nấm, …).

Hiệu lực thuốc trong phịng thí nghiệm được tính theo cơng thức Abbott: C - T

HLT ( %) = X 100 C

Trong đó:

C: Đường kính tản nấm ở cơng thức đối chứng T: Đường kính tản nấm ở cơng thức thí nghiệm

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học và chương trình IRRISTAT 4.03B.

3.4.8.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả của thuốc hóa học đến nảy mầm và hình thành giác bám của nấm

Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của thuốc hóa học đến nảy mầm bào tử và hình thành giác bám của nấm được thực hiện theo Milner et al. (1991), Rachappa (2006), Amutha et al. (2010) và Shaw et al. (2006).

Thí nghiệm được tiến hành với 7 công thức thuốc và đối chứng không sử dụng thuốc hóa học, mỗi cơng thức được thực hiện với 3 nồng độ khác nhau và không nhắc lại. Các công thức thuốc gồm:

Tên hoạt chất Tên thuốc

Nồng độ khuyến

cáo

Nồng độ pha ( %)

Copper oxychloride Isacop 65,2WG 40g/16 lít 0,125 % 0,25 % 0,5 % Thiophanate methyl Topan 70WP 20g/8 lít 0,125 % 0,25 % 0,5 % Trifloxystrobin250g/kg +Tebuconazole 500g/kg Nativo 750WG 30g/100 lít 0,015 % 0,03 % 0,06 % Azoxystrobin 200 g/l +Difenoconazole 125 g/l Amistar top 325SC 17ml/8 lít 0,105 % 0,21 % 0,42 %

Difenoconazole Score 250EC 8ml/8 lít 0,05 % 0,1 % 0,2 % Mancozeb Dipomate 80WP 3g/16 lít 0,0095 % 0,019 % 0,038 % Carbendazim 500g/L Carbenzim 500FL 30ml/16 lít 0,095 % 0,19 % 0,38 %

Cách tiến hành: Chuẩn bị dịch bào tử nấm và dung dịch thuốc ở các nồng độ khác nhau, tiến hành hịa 5 µl dịch bào tử nấm + 5 µl dung dịch thuốc ở các nồng độ khác nhau trên bảng ELISA. Sau đó giữ ẩm trong hộp nhựa ở nhiệt độ 30 0C.

Các chỉ tiêu cần theo dõi: Theo dõi tỷ lệ bào tử nảy mầm ( %) được đánh giá dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần, quan sát 3 vi trường/ phiến kính trong 24 giờ sau khi nhỏ dung dịch thuốc và dịch bào tử. Mỗi vi trường thu thập được những thông số sau: Tổng số bào tử, số bào tử nảy mầm, số bào tử nảy mầm có hình thành đĩa áp. Cách tính tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ hình thành đĩa áp theo cơng thức sau:

X (%) = m ∑xi 0 n ∑Xk 1 x 100

Trong đó: X %: Là tỷ lệ nảy mầm ( tỷ lệ hình thành đĩa áp)

Xi: Tỷ số bào tử nảy mầm (hình thành đĩa áp)ở vi trường thứ i Xk: Là tổng số bào tử trên vi trường thứ i

3.4.8.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả một số loại thuốc ngồi đồng ruộng

Thí nghiệm được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 – 174:2014/BNNPTNT, Quy chuẩn quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh loét ( Xanthomonas campestris pv.citri Hasse Dowson) hại cây có múi của các thuốc phịng trừ bệnh. Thí nghiệm được tiến hành như sau:

- Thiết kế khu vực thí nghiệm:

Thí nghiệm được thực hiện trực tiếp trên vườn bưởi, thí nghiệm gồm 3 loại thuốc, 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ơ thí nghiệm là 5 cây, giữa các ơ thí nghiệm có dải phân cách là 1 hàng cây. Các thuốc sử dụng gồm:

Tên hoạt chất Tên thương phẩm Nồng độ pha

Difenoconazole Score 250EC 0,1 %

Carbendazim Carbenzim 50FL 0,19 %

- Phun thuốc: Thuốc được phun, rải đều lên tồn bộ diện tích tán lá cây trong ơ thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành khi tỷ lệ bệnh tối thiểu 5% số quả bị nhiễm bệnh.

- Điều tra và thu thập số liệu

* Chỉ tiêu, số điểm và phương pháp điều tra với bệnh - Chỉ tiêu điều tra:

+ Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh

- Mỗi ô điều tra 3 cây cố định, mỗi cây điều tra 4 cành/ 4 hướng, mỗi cành điều tra 5 quả.

- Thời điểm điều tra

+ Điều tra tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh: Lần điều tra thứ nhất vào 1 ngày trước khi xử lý thuốc, các lần điều tra sau vào 14, 30, 40, 55 ngày sau xử lý thuốc.

- Xử lý số liệu

Tỷ lệ bệnh được tính theo cơng thức sau:

Số quả bị bệnh

- Tỷ lệ bệnh (%) = x 100 Tổng số quả điều tra

5n5 + 4n4 + 3n3+ 2n2 + n1

+ Chỉ số bệnh (%) = -------------------------------------- x 100 5 N

Trong đó:

n1: số lá (quả) bị bệnh ở cấp 1 với ≤ 5 % diện tích lá (quả) bị bệnh. n2: số lá (quả) bị bệnh ở cấp 2 với > 5-10 % diện tích lá (quả) bị bệnh. n3: số lá (quả) bị bệnh ở cấp 3 với >10 - 15% diện tích lá (quả) bị bệnh. n4: số lá (quả) bị bệnh ở cấp 4 với >15 - 20% diện tích lá (quả) bị bệnh. n5: số lá (quả) bị bệnh ở cấp 5 với > 20% diện tích lá (quả) bị bệnh.

N: tổng số lá (quả) điều tra.

- Tính hiệu lực thuốc sau khi phun: Tính theo cơng thức Henderson – Tilton:

H (%) = (1 -

Ta x Cb

Tb x Ca

) x 100

Trong đó: Ta: chỉ số bệnh ở công thức sau phun

Tb: chỉ số bệnh ở công thức đối chứng trước phun Ca: Chỉ số bệnh ở công thức đối chứng sau phun Cb: Chỉ số bệnh ở công thức đối chứng trước phun

- Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học và chương trình IRRISTAT 4.03B.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm nâu do nấm phyllosticta citriasiana trên cây có múi tại tỉnh hòa bình (Trang 41 - 46)