Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 34)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Thành phố Tuyên Quang là một trong 07 đơn vị hành chính của tỉnh Tuyên Quang, với vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, những năm qua thành phố Tuyên Quang luôn giữ vai trò là đầu tầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đã đạt được kết quả tích cực, như: kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm và là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh của khu vực miền núi phía Bắc (đến nay tỷ lệ đạt trên 72%); cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, giảm nghèo, sự

nghiệp giáo dục, y tế…được quan tâm; sản xuất nông, lâm nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái đạt được nhiều kết quả tích cực; kết cấu hạ tầng đô thị dần hoàn thiện, diện mạo đô thị phát triển đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng lên. Từ những kết quả đạt được trong thời gian qua, ngày 02/02/2021 thành phố Tuyên Quang đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là thành phố Tuyên Quang là đô thị loại II thuộc tỉnh Tuyên Quang (tại Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 02/02/2021). Bên cạnh những kết quả đạt được, thành phố Tuyên Quang vẫn còn những hạn chế đó là: kinh tế phát triển chưa vững chắc; chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh chưa cao. Kinh tế lâm nghiệp phát triển chưa cao, mặc dù nguồn thu nhập từ trồng rừng kinh tế đã mang lại việc làm, thu nhập ổn định cho người dân, nhưng việc chuyển hóa từ trồng rừng kinh tế gỗ nhỏ sang trồng rừng kinh tế gỗ lớn chưa được các chủ rừng quan tâm triển khai thực hiện. Bên cạnh đó các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn thành phố máy móc, công nghệ chế biến còn lạc hậu, gây lãng phí nguyên liệu và hiệu quả chưa cao; sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ chỉ đạt khoảng 15%, còn chủ yếu nguyên liệu được bán cho các địa phương khác điều đó chưa thúc đẩy việc kinh doanh bảo vệ rừng hiệu quả; nhận thức của một số bộ phận nhân dân về vai trò của rừng còn hạn chế, vì vậy hằng năm trên địa bàn thành phố vẫn còn xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 34)