Diện tích rừng phân theo nguồn gốc mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 47)

TT Tên phường/xã

1 Phường Hưng Thành

2 Phường Minh Xuân

3 Phường Nông Tiến

4 Phương Phan Thiết

5 Phường Tân Hà

6 Phường Tân Quang

7 Phường Ỷ La 8 Xã An Khang 9 Phường An Tường 10 Phường Đội Cấn 11 Xã Lưỡng Vượng 12 Xã Thái Long 13 Xã Tràng Đà 14 Phường Mỹ Lâm 15 Xã Kim Phú Cộng

Nguồn: Báo cáo hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2020 của Hạt kiểm lâm huyện thành phố Tuyên Quang

Qua bảng 3.4 cho thấy, trong tổng số 15 xã/phường, chỉ có 12 xã/phường là địa phương có rừng, trong đó phường Đội Cấn, Nông Tiến và xã Kim Phú, xã Tràng Đà là những địa phương có rừng nhiều nhất (chiếm trên

phường là địa phương không có rừng là phường Minh Xuân, Phan Thiết và phường Tân Quang. Diện tích rừng tự nhiên của thành phố Tuyên Quang chỉ có 1.407,48 ha chiếm 24% diện tích có rừng; diện tích rừng trồng (đã đạt tiêu chí thành rừng) 4.398,38 ha (chiếm 76%) diện tích có rừng (ngoài ra còn có 787,24 ha diện tích đất lâm nghiệp đã trồng rừng, nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng). Qua điều tra, phân tích cho thấy diện tích rừng tự nhiên của thành phố Tuyên Quang có 1.068,8 ha là rừng phòng hộ (chiếm 18,4) diện tích có rừng; diện tích này chủ yếu là rừng khoanh nuôi, tái sinh sau khai thác kiệt và phân bố trên địa hình núi đá vôi, có độ dốc lớn, địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt mạnh. Nếu cháy rừng xảy ra rất khó tiếp cận và áp dụng các biện pháp chữa cháy trực tiếp cũng như chữa cháy gián tiếp.

d) Đặc điểm khí hậu, thủy văn

- Khí hậu: Thành phố Tuyên Quang nằm ở khu vực phía đông bắc của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn nên khí hậu mang nét đặc trưng của vùng khí hậu miền núi phía Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều; diễn biến thời tiết 5 năm (2016-2020) được thể hiện ở bảng 3.5

Bảng 3.5. Diễn biến thời tiết qua các nămKhí hậu Khí hậu Nhiệt độ trung bình Số giờ nắng Lượng mưa Độ ẩm

Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Tuyên Quang.

Qua bảng 3.5 cho thấy diễn biến thời tiết của thành phố Tuyên Quang trong 05 năm (2016-2020) không có biến động nhiều. Về nhiệt độ trung bình hằng năm giao động từ 24,2 0c đến 24,50c; lượng mưa trung bình 1.668mm; độ ẩm trung bình 81,5%, nhìn chung khí hậu Tuyên Quang rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây lâm nghiệp, cây ăn quả….

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đối khí hậu những năm gần đây thành phố Tuyên Quang cũng những thay đổi bất thường về thời tiết như nhiệt độ có xu hướng tăng lên, các hiện tượng về thời tiết cực đoan (mưa đá, gió lốc…) có diễn biến phức tạp, khó dự đoán gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, thời tiết là nhân tố chủ yếu tác động đến vận tốc lan truyền của đám cháy. Các thành phần quan trọng của thời tiết là nhiệt độ, độ ẩm tương đối của không khí, lượng mưa và gió, về mùa khô các khu vực có lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng mưa, gây nên tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, các yếu tố này đều liên quan trực tiếp đến độ ẩm của vật liệu cháy, vật liệu cháy khô nỏ rất dễ gây ra cháy rừng. Mặt khác còn gây nên lượng nước tại ao hồ, sông suối cạn kiệt, do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.

đ). Mùa cháy rừng.

Theo báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện dự án “Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2015-2020” của Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang cho thấy: Mùa cháy rừng tại thành phố Tuyên Quang thường bắt đầu từ tháng đầu tháng 1,2,3,4 và tháng 11, 12 hằng năm vì đây là những tháng có thời tiết khô, hanh, lượng mưa ít và có độ ẩm không khí thấp tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Vào mùa cháy rừng, cháy rừng có thể xảy ra trong ngày và thường tập trung vào thời gian nắng gắt, gió mạnh, thời tiết khắc nghiệt dễ cháy từ 10h đến 17h, cao điểm từ 12h đến 14h. Tuy nhiên hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết đang có chiều hướng diễn biến phức tạp (mưa, nắng thất thường cục bộ), do vậy có thể những tháng không phải mùa cháy rừng, nhưng do thời tiết nắng, nóng kéo dài làm cho thảm thực vật dưới tán rừng xuống thấp (khô) thì nguy cơ xảy ra cháy rừng cũng rất cao.

e. Đặc điểm của vật liệu cháy tại khu vực nghiên cứu.

Theo báo cáo kiểm tra an toàn về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng hằng năm của Hạt Kiểm lâm thành phố cho thấy: Vật liệu cháy của tầng thảm khô dưới tán rừng có những đặc điểm sau:

- Trạng thái rừng gỗ tự nhiên: Chiều dày VLC trên 02 cm, độ ẩm VLC vào những tháng hanh, khô khoảng 50%;

- Rừng tre, nứa và rừng hỗn giao (gỗ-tre, nứa) thuộc đối tượng rừng tự nhiên: VLC có chiều dày từ khoảng 03 cm; độ ẩm (vào những tháng hanh, khô) giao động từ 20 % đến 25%.

- Rừng trồng gỗ: VLC có chiều dày khoảng 1,5 cm đến 02 cm; độ ẩm trên 30 %.

Nhận xét: Các loại trạng thái rừng trên trên địa bàn thành phố Tuyên Quang cho thấy: VLC cháy dưới tán rừng đều có chung đặc điểm là dưới tàng rừng đều có VLC; chiều dày và độ ẩm VLC dưới tán rừng cũng là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng, nó quyết định đến khả năng phát sinh đám cháy, vì khi độ ẩm VLC xuống thấp, kết hợp với nguồn nhiệt (lửa, tàn lửa…) thì khả năng xảy ra cháy rừng ở tất cả các trạng thái rừng đều có thể xảy ra.

3.1.2. Điu kin kinh tế, xã hi

a) Điều kiện kinh tế, đời sống, trình độ dân trí của người dân của địa bàn nghiên cứu:

Theo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Tuyên Quang nhiệm kỳ 2015-2020: “những năm qua mặc dù có nhiều khó khăn, đặc biệt là trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng thành phố Tuyên Quang luôn giữ vai trò là đầu tầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đã đạt được kết quả tích cực, như: kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm và là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh của khu vực miền núi phía Bắc (đến nay tỷ lệ đạt trên 72%); thu nhập bình quân đầu người đạt 75,8 triệu đồng/người/năm (năm 2016, là 55 triệu đồng/người/năm; năm 2020 đạt 80,5 triệu/người/năm); tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2016 đến 2020 giảm trung bình hàng năm từ 0,5 đến 1,0% (tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 2,63%; năm 2020 là 0,66 %). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông hằng năm đạt trên 90%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80 %; cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, giảm nghèo, sự nghiệp giáo dục, y tế; sản xuất nông, lâm nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái đạt được nhiều kết

quả tích cực, được quan tâm trú trọng; hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại; Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng lên… Đến nay thành phố Tuyên Quang đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh”

* Về dân số, dân tộc:

Dựa trên những số liệu thu thập được về thực trạng phân bố dân cư của thành phố, luận văn tổng hợp thành bảng 3.6, như sau:

Bảng 3.6. Thực trạng phân bố dân cư của thành phố Tuyên Quang năm 2020

TT Tên xã/phường

1 Phường Phan Thiết

2 Phường Tân Quang

3 Phường Ỷ La

4 Phường Tân Hà

5 Phường

Thành

6 Phường Nông Tiến

7 Phường Mỹ lâm

8 Phường Đội Cấn

9 Phường An Tường

10 Phường Minh Xuân

11 Xã Kim Phú

12 Xã An Khang

13 Xã Lưỡng Vượng

14 Xã Tràng Đà

Theo số liệu thống kê tại Bảng 3.6 cho thấy: trên địa bàn thành phố Tuyên Quang mật độ dân cư trung bình là 713 người/km2, đông nhất là phường Phan Thiết 7.432 người/km2, thấp nhất là xã Thái Long chỉ có 315 người/km2; số người dân tộc thiểu sổ chỉ có 24.741 người (chiếm 19%); trình độ dân trí và tương đối đồng đều và là địa phương có mật độ dân số cao nhất toàn tỉnh. Đây là một trong những đặc điểm ưu thế về tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang trong những năm gần đây.

b) Các tác động của người dân đến rừng có thể gây ra cháy rừng

Theo báo thống kê của Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang từ năm 2016-2020 đã phát hiện và xử lý 29 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, trong đó vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng 05 vụ cháy rừng; phá rừng 12 vụ; khai thác rừng trái pháp luật 12 vụ. Từ kết quả trên cho thấy các hoạt động vi phạm pháp luật về lâm nghiệp của người dân tác động đến rừng còn xảy ra và các tác động này là những nguyên nhân có thể dẫn đến cháy rừng xảy ra trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

3.2 Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình cháy rừng tại khu vựcnghiên cứu (giai đoạn 2016-2020) nghiên cứu (giai đoạn 2016-2020)

Để có những nghiên cứu cụ thể, nhằm đề xuất giải pháp góp phần cho công tác PCCCR tại địa bàn thành phố Tuyên Quang, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu tại 03 xã/phường, gồm: phường Nông Tiến, phường Mỹ Lâm và xã Tràng Đà, đây là 03 địa phương có diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng có thể đại diện cho địa bàn nghiên cứu.

3.2.1. Hin trng tài nguyên rng ca 03 xã nghiên cu

Bảng 3.6: Hiện trạng tài nguyên rừng 3 xã/phường thuộc thành phố

Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

S Loại TT DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 1 Đất lâm nghiệp có rừng

1.1 Phân theo ngun

gc hình thành 1.1.1 Rừng tự nhiên 1.1.2 Rừng trồng 1.2 Phân theo mc đích s dng 1.2.1 Phòng hộ 1.2.2 Sản xuất Đất lâm nghiệp chưa có rừng(đã 3 trồng rừng nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng)

Nguồn: Báo cáo hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2020 của Hạt kiểm lâm huyện thành phố Tuyên Quang

Hình 3.1. Rừng tự nhiên và rừng trồng (Keo) tại xã Tràng Đà

Qua bảng 3.6 cho thấy: diện tích có rừng của phường Nông Tiến có 554,84 ha (chiếm 43,6%); phường Mỹ Lâm có 270,1 ha (chiếm 14,37%); xã Tràng Đà có 689,80 ha (chiếm 52,1%). Diện tích rừng tự nhiên chỉ có trên địa bàn phường Nông Tiến và xã Tràng Đà, còn phường Mỹ Lâm chỉ có rừng trồng, không có rừng tự nhiên.

Kết quả điều tra cho thấy diện tích rừng trồng (đạt tiêu chí thành rừng) trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là loài Keo tai tượng (Acacia mangium), phần lớn đang ở tuổi từ 4 đến 7 năm tuổi. Đối với diện tích rừng tự nhiên nằm trên địa bàn phường Nông Tiến và xã Tràng Đà chủ yếu tập trung ở khu vực Núi Dùm và khu vực Cổng trời (giáp xã Tân Tiến huyện Yên Sơn) và thuộc loại rừng phục hồi do khoanh nuôi tái sinh tự nhiên gồm các loài cây thuộc nhóm gỗ thông thường, mọc xen kẽ với các loài Tre, nứa, đây là các diện tích rừng dễ cháy nhất do các loài cây này vào mùa khô khi lá rụng, vật liệu cháy (VLC) khô nỏ dễ bắt lửa, có thể gây ra cháy rừng và gây cháy lan sang các khu vực khác, diện tích này khi bị cháy thì rất khó có khả năng tự phục hồi.

3.2.2 Đánh giá thc trng công tác PCCCR ti khu vc nghiên cu

a). Công tác tuyên truyền

Theo báo cáo tổng kết công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng từ năm 2016 đến năm 2020 của Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang, cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của nhân dân về rừng và PCCCR luôn được Hạt Kiểm lâm thành phố quan tâm trú trọng và coi đây là nhiệm vụ rất quan trọng hàng đầu đối với công tác BVR và PCCCR; công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức BVR, PCCCR cho nhân dân được thực hiện dưới nhiều hình thức như hội nghị tuyên truyền, họp dân; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, cấp phát tờ rơi…nội dung tuyên truyền trọng tâm là Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật Lâm nghiệp; Luật Phòng cháy chữa cháy và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật…Kết quả: từ năm 2016 đến năm 2020. Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang đã phối hợp với UBND cấp xã/phường trên địa bàn thành phố tổ chức họp dân tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR được 218 cuộc với 27.447 lượt người tham gia; tổ chức cho 4.508 hộ gia đình ký cam kết không vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR; cấp phát 4.580 tờ rơi cho 4.580 hộ gia đình…qua đó nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ rừng của nhân dân trên địa bàn ngày được nâng cao góp phần tích cực trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đáng kể các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng nói chung và vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy nói riêng. Tuy nhiên theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang thì công tác tuyên truyền phổ biên giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR chỉ tập trung vào đối với những địa bàn xã/phường có rừng, trong tâm là tập trung thực hiện đối với các thôn xóm/tổ dân phố có rừng; kỹ năng tuyên truyền, truyền tải thông tin nội dung tuyên truyền của công chức kiểm lâm đến người dân còn hạn chế.

b). Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

Theo kết quả điều tra, thu thập số liệu và báo cáo đặc điểm tài nguyên rừng của Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang cho thấy: Đối với rừng trồng, công chức Kiểm lâm địa bàn đã hướng dẫn người dân về kỹ thuật chăm sóc rừng, như: phát dọn thực bì, làm băng trắng ngăn lửa khi xử lý thực bì bằng phương pháp đốt; còn đối với rừng tự nhiên chỉ thực hiện tuần tra, ngăn chặn, kiểm soát lửa rừng, nhìn chung các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với công tác PCCCR trên địa bàn thành phố Tuyên Quang còn hạn chế do kinh phí đầu tư cho PCCCR còn hạn hẹp.

c). Lực lượng PCCCR

Hạt Kiểm lâm thành phố đã tham mưu cho UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cấp huyện gồm có 35 thành viên, Trưởng Ban là phó Chủ tịch UBND thành phố; Phó ban thường trực là Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm và 02 phó ban là Trưởng Ban Chỉ huy quân sự thành phố và Trưởng Công an thành phố các thành viên còn lại là trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc thành phố và Chủ tịch UBND các xã, phường.

Công chức Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho UBND cấp xã thành lập, kiện toàn 12 Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cấp xã giai đoạn 2016-2020 với 271 thành viên (trung bình mỗi xã/phường có 21 thành viên); thành lập, kiện toàn 11 Đội cơ động bảo vệ rừng và PCCCR cấp xã có 279 thành viên; thành lập, kiện toàn 105 tổ đội bảo vệ rừng và PCCCR tại các thôn, xóm, tổ dân phố với 959 người tham gia. Hướng dẫn 01 chủ rừng (Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên lâm nghiệp Tuyên Bình và thành lập 01 Ban chỉ đạo về bảo vệ rưng và PCCCR và 05 tổ bảo vệ rừng vàPCCCR); các tổ đội này mới có một số tổ trưởng các tổ bảo vệ rừng được bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy rừng. Bên cạnh đó, do lực biên chế Kiểm lâm còn mỏng (Hạt Kiểm lâm thành phố chỉ có

9 biên chế, kiểm lâm địa bàn có 5 biên chế được giao phụ trách địa bàn 15 xã/phường), mỗi Kiểm lâm phụ trách từ 3-4 xã, do đó, chất lượng Kiểm lâm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 47)