Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 42)

2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

3.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến

đến công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của thành phố Tuyên Quang 3.1.1. Điu kin t nhiên.

a) Vị trí địa lý

Thành phố Tuyên Quang nằm ở phía nam, thuộc vùng thấp của tỉnh Tuyên Quang, có tọa độ địa lý từ 21047’ đến 2105’ vĩ độ bắc và từ 105011’ đến 105021’ kinh độ đông; có tổng diện tích tự nhiên là 184,38 km2. Về đơn vị hành chính, thành phố tuyên Quang có 12 phường và 05 xã.

* Địa giới hành chính của thành phố Tuyên Quang:

- Phía bắc giáp xã Tân Long, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn.

- Phía nam giáp xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn và xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương.

- Phía đông giáp xã Thái Bình, xã Tiến Bộ huyện Yên Sơn và xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương.

- Phía tây giáp các xã Trung Môn, Hoàng Khai, Kim Phú, Nhữ Hán, huyện Yên Sơn.

b) Đặc điểm địa hình: Địa hình thành phố Tuyên Quang được phân bố thành 2 vùng rõ rệt, như sau:

- Vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, tập trung chủ yếu ở các phường Tân Hà, Ỷ La, Hưng Thành, Phan Thiết, Minh Xuân, Tân Quang và phường An Tường. Vùng này có lợi thế cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phân bố dân cư so với các khu vực khác trong thành phố

- Vùng địa hình đồi núi tập trung ở các xã/phường: Phường Nông Tiến, phường Mỹ Lâm, Phường Đội Cấn, xã Tràng Đà, An Khang, Thái Long,

Lưỡng Vượng, Kim Phú. Vùng này chủ yếu có nhiều đồi núi thấp, dạng bát úp (độ cao trung bình từ từ 75 m - 200 m so với mực nước biển).

Ngoài ra, thành phố được bao bọc bởi dãy núi Dùm có đỉnh cao nhất 529 m ở phía đông bắc; dãy núiLà, đỉnh cao nhất 948 m ở phía tây bắc và phía đông nam là dãy núi Nghiêm, đỉnh cao nhất 482 m. Đây là khu vực có diện tích rừng tự nhiên nhiều nhất của thành phố Tuyên Quang, trạng thái rừng ở khu vực này chủ yếu là rừng tái sinh sau khai thác và rừng hỗn giao (gỗ-tre, nứa) và rừng tre nứa, có khối lượng thảm thực vật nhiều do vậy khu vực này tiểm ẩn nguy cơ cháy rừng cao nhất đối với các khu vực khác của thành phố.

c) Đất đai, thổ nhưỡng

Thành phố Tuyên Quang có tổng diện tích tự nhiên là 18.438,4 ha, chiếm 3,2% diện tích tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang. Đất đai của thành phố Tuyên Quang phân theo nguồn gốc, được chia làm 6 loại chính sau:

Bảng 3.1. Các loại đất tại thành phố Tuyên Quang Số Nhóm đất tt 1 Đất Phù sa 2 Đất Glây 3 Đất đen 4 Đất xám 5 Đất đỏ 6 Đất dốc tụ 7 Đất khác Tổng diện tích đất tự nhiên

d) Đặc điểm khí hậu, thủy văn

- Khí hậu: Thành phố Tuyên Quang nằm ở khu vực phía đông bắc của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn nên khí hậu mang nét đặc trưng của vùng khí hậu miền núi phía Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều; diễn biến thời tiết 5 năm (2016-2020) được thể hiện ở bảng 3.2

Bảng 3.2. Diễn biến thời tiết qua các năm Khí hậu Nhiệt độ Số giờ nắng Lượng mưa Độ ẩm

Nguồn số liệu: Trạm khí tượng thủy văn Tuyên Quang.

Qua bảng 3.2 cho thấy diễn biến thời tiết của thành phố Tuyên Quang trong 05 năm (2016-2020) không có biến động nhiều. Về nhiệt độ trung bình hằng năm giao động từ 24,20c đến 24,50c; lượng mưa trung bình 1.668mm; độ ẩm trung bình 81,5%, nhìn chung khí hậu Tuyên Quang rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây lâm nghiệp, cây ăn quả…. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đối khí hậu những năm gần đây thành phố Tuyên Quang cũng những thay đổi bất thường về thời tiết như nhiệt độ có xu hướng tăng lên, các hiện tượng về thời tiết cực đoan (mưa đá, gió lốc…) diễn ra bất thường làm tăng nguy cơ cháy rừng có diễn biến phức tạp, khó dự đoán, việc dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng cũng gặp nhiều khó khăn. Công tác PCCCR do vậy phải luôn trong tình trạng sẵn sàng ứng phó với tình hình xấu nhất có thể xảy ra.

- Thủy văn: Thành phố Tuyên Quang có hệ thống thủy văn phong phú, đặc biệt, có dòng sông Lô chảy qua trung tâm thành phố theo hướng bắc-nam (từ Ghềnh Gà đến Tân Tạo), dài gần 20km. Nguồn nước từ ba dãy núi cao (Núi Dùm , Núi Là, Núi Nghiêm) đổ về sông Lô chảy ngang qua thành phố tạo thành hệ thống ngòi, suối, ao hồ tương đối dày, gồm: suối Là, suối Chả,

suối Thục, suối Kỳ Lãm, suối Yên Lĩnh, suối Thôn Thượng, hồ Tân Quang, hồ Cô Ve, hồ Trung Việt, hồ Kỳ Lãm....

đ, Đặc điểm hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp

Theo Quyết định số 177/QĐ-UBND ngày 29/01/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang về công bố hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp đến 31/12/2020, thì thành phố Tuyên Quang hiện nay có: có 6.593,1 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp (chiếm 35,7% so với tổng diện tích tự nhiên), trong đó: diện tích có rừng là 5.805,86 ha (chiếm 88,1% so với đất lâm nghiệp; diện tích chưa có rừng là 787,24 ha (chiếm 11,9%). Thành phố Tuyên Quang chỉ có loại rừng phòng hộ và sản xuất, không có rừng đặc dụng, chi tiết được thể hiện ở Bảng 3.3

Hình 3.1. Bn đồ din biến rng và đất lâm nghip thành ph Tuyên Quang 2020

Bảng 3.3: Hiện trạng tài nguyên rừng, đất lâm nghiêp thành phố

Tuyên Quang

S Hạng mục

TT

Tổng diện tích tự nhiên

1 Đất quy hoch cho Lâm nghip

1.1 Đất lâm nghip có rng

1.1.1 Phân theo ngun gc hình thành

- Rừng tự nhiên - Rừng trồng 1.1.2. Phân theo mc đích s dng - Rừng phòng hộ - Rừng sản xuất 1.2 Đất lâm nghip chưa có rng (đã trồ nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng)

2 Đất khác ngoài lâm nghip

(Nguồn: Quyết định số 177/QĐ-UBND ngày 29/01/2021 của UBND thành phố Tuyên Quang)

Qua bảng 3.3 cho thấy, diện tích rừng tự nhiên của thành phố Tuyên Quang chỉ có 1.407,48 (chiếm 24% diện tích có rừng), trong khi đó diện tích rừng trồng có 4.398,38 ha (chiếm tới 76%).

* Phân bố các loại rừng theo đơn vị hành chính

Tùy thuộc vào địa hình, khi hậu, vị trí địa lý, diện tích đất... các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau mà diện tích rừng của mỗi xã trên địa bàn thành phố lại có diện tích khác nhau, và cả diện tích các loại rừng cũng có tỉ lệ khác nhau điều đó được thể hiện ở bảng 3.4

Bảng 3.4. Diện tích rừng phân theo nguồn gốc mục đích sử dụng

TT Tên phường/xã

1 Phường Hưng Thành

2 Phường Minh Xuân

3 Phường Nông Tiến

4 Phương Phan Thiết

5 Phường Tân Hà

6 Phường Tân Quang

7 Phường Ỷ La 8 Xã An Khang 9 Phường An Tường 10 Phường Đội Cấn 11 Xã Lưỡng Vượng 12 Xã Thái Long 13 Xã Tràng Đà 14 Phường Mỹ Lâm 15 Xã Kim Phú Cộng

Nguồn: Báo cáo hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2020 của Hạt kiểm lâm huyện thành phố Tuyên Quang

Qua bảng 3.4 cho thấy, trong tổng số 15 xã/phường, chỉ có 12 xã/phường là địa phương có rừng, trong đó phường Đội Cấn, Nông Tiến và xã Kim Phú, xã Tràng Đà là những địa phương có rừng nhiều nhất (chiếm trên

phường là địa phương không có rừng là phường Minh Xuân, Phan Thiết và phường Tân Quang. Diện tích rừng tự nhiên của thành phố Tuyên Quang chỉ có 1.407,48 ha chiếm 24% diện tích có rừng; diện tích rừng trồng (đã đạt tiêu chí thành rừng) 4.398,38 ha (chiếm 76%) diện tích có rừng (ngoài ra còn có 787,24 ha diện tích đất lâm nghiệp đã trồng rừng, nhưng chưa đạt tiêu chí thành rừng). Qua điều tra, phân tích cho thấy diện tích rừng tự nhiên của thành phố Tuyên Quang có 1.068,8 ha là rừng phòng hộ (chiếm 18,4) diện tích có rừng; diện tích này chủ yếu là rừng khoanh nuôi, tái sinh sau khai thác kiệt và phân bố trên địa hình núi đá vôi, có độ dốc lớn, địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt mạnh. Nếu cháy rừng xảy ra rất khó tiếp cận và áp dụng các biện pháp chữa cháy trực tiếp cũng như chữa cháy gián tiếp.

d) Đặc điểm khí hậu, thủy văn

- Khí hậu: Thành phố Tuyên Quang nằm ở khu vực phía đông bắc của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn nên khí hậu mang nét đặc trưng của vùng khí hậu miền núi phía Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều; diễn biến thời tiết 5 năm (2016-2020) được thể hiện ở bảng 3.5

Bảng 3.5. Diễn biến thời tiết qua các năm Khí hậu Nhiệt độ trung bình Số giờ nắng Lượng mưa Độ ẩm

Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Tuyên Quang.

Qua bảng 3.5 cho thấy diễn biến thời tiết của thành phố Tuyên Quang trong 05 năm (2016-2020) không có biến động nhiều. Về nhiệt độ trung bình hằng năm giao động từ 24,2 0c đến 24,50c; lượng mưa trung bình 1.668mm; độ ẩm trung bình 81,5%, nhìn chung khí hậu Tuyên Quang rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây lâm nghiệp, cây ăn quả….

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đối khí hậu những năm gần đây thành phố Tuyên Quang cũng những thay đổi bất thường về thời tiết như nhiệt độ có xu hướng tăng lên, các hiện tượng về thời tiết cực đoan (mưa đá, gió lốc…) có diễn biến phức tạp, khó dự đoán gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, thời tiết là nhân tố chủ yếu tác động đến vận tốc lan truyền của đám cháy. Các thành phần quan trọng của thời tiết là nhiệt độ, độ ẩm tương đối của không khí, lượng mưa và gió, về mùa khô các khu vực có lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng mưa, gây nên tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, các yếu tố này đều liên quan trực tiếp đến độ ẩm của vật liệu cháy, vật liệu cháy khô nỏ rất dễ gây ra cháy rừng. Mặt khác còn gây nên lượng nước tại ao hồ, sông suối cạn kiệt, do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.

đ). Mùa cháy rừng.

Theo báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện dự án “Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2015-2020” của Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang cho thấy: Mùa cháy rừng tại thành phố Tuyên Quang thường bắt đầu từ tháng đầu tháng 1,2,3,4 và tháng 11, 12 hằng năm vì đây là những tháng có thời tiết khô, hanh, lượng mưa ít và có độ ẩm không khí thấp tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Vào mùa cháy rừng, cháy rừng có thể xảy ra trong ngày và thường tập trung vào thời gian nắng gắt, gió mạnh, thời tiết khắc nghiệt dễ cháy từ 10h đến 17h, cao điểm từ 12h đến 14h. Tuy nhiên hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết đang có chiều hướng diễn biến phức tạp (mưa, nắng thất thường cục bộ), do vậy có thể những tháng không phải mùa cháy rừng, nhưng do thời tiết nắng, nóng kéo dài làm cho thảm thực vật dưới tán rừng xuống thấp (khô) thì nguy cơ xảy ra cháy rừng cũng rất cao.

e. Đặc điểm của vật liệu cháy tại khu vực nghiên cứu.

Theo báo cáo kiểm tra an toàn về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng hằng năm của Hạt Kiểm lâm thành phố cho thấy: Vật liệu cháy của tầng thảm khô dưới tán rừng có những đặc điểm sau:

- Trạng thái rừng gỗ tự nhiên: Chiều dày VLC trên 02 cm, độ ẩm VLC vào những tháng hanh, khô khoảng 50%;

- Rừng tre, nứa và rừng hỗn giao (gỗ-tre, nứa) thuộc đối tượng rừng tự nhiên: VLC có chiều dày từ khoảng 03 cm; độ ẩm (vào những tháng hanh, khô) giao động từ 20 % đến 25%.

- Rừng trồng gỗ: VLC có chiều dày khoảng 1,5 cm đến 02 cm; độ ẩm trên 30 %.

Nhận xét: Các loại trạng thái rừng trên trên địa bàn thành phố Tuyên Quang cho thấy: VLC cháy dưới tán rừng đều có chung đặc điểm là dưới tàng rừng đều có VLC; chiều dày và độ ẩm VLC dưới tán rừng cũng là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng, nó quyết định đến khả năng phát sinh đám cháy, vì khi độ ẩm VLC xuống thấp, kết hợp với nguồn nhiệt (lửa, tàn lửa…) thì khả năng xảy ra cháy rừng ở tất cả các trạng thái rừng đều có thể xảy ra.

3.1.2. Điu kin kinh tế, xã hi

a) Điều kiện kinh tế, đời sống, trình độ dân trí của người dân của địa bàn nghiên cứu:

Theo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Tuyên Quang nhiệm kỳ 2015-2020: “những năm qua mặc dù có nhiều khó khăn, đặc biệt là trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng thành phố Tuyên Quang luôn giữ vai trò là đầu tầu thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đã đạt được kết quả tích cực, như: kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm và là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh của khu vực miền núi phía Bắc (đến nay tỷ lệ đạt trên 72%); thu nhập bình quân đầu người đạt 75,8 triệu đồng/người/năm (năm 2016, là 55 triệu đồng/người/năm; năm 2020 đạt 80,5 triệu/người/năm); tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2016 đến 2020 giảm trung bình hàng năm từ 0,5 đến 1,0% (tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 2,63%; năm 2020 là 0,66 %). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông hằng năm đạt trên 90%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80 %; cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, giảm nghèo, sự nghiệp giáo dục, y tế; sản xuất nông, lâm nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái đạt được nhiều kết

quả tích cực, được quan tâm trú trọng; hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại; Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng lên… Đến nay thành phố Tuyên Quang đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh”

* Về dân số, dân tộc:

Dựa trên những số liệu thu thập được về thực trạng phân bố dân cư của thành phố, luận văn tổng hợp thành bảng 3.6, như sau:

Bảng 3.6. Thực trạng phân bố dân cư của thành phố Tuyên Quang năm 2020

TT Tên xã/phường

1 Phường Phan Thiết

2 Phường Tân Quang

3 Phường Ỷ La

4 Phường Tân Hà

5 Phường

Thành

6 Phường Nông Tiến

7 Phường Mỹ lâm

8 Phường Đội Cấn

9 Phường An Tường

10 Phường Minh Xuân

11 Xã Kim Phú

12 Xã An Khang

13 Xã Lưỡng Vượng

14 Xã Tràng Đà

Theo số liệu thống kê tại Bảng 3.6 cho thấy: trên địa bàn thành phố Tuyên Quang mật độ dân cư trung bình là 713 người/km2, đông nhất là phường Phan Thiết 7.432 người/km2, thấp nhất là xã Thái Long chỉ có 315 người/km2; số người dân tộc thiểu sổ chỉ có 24.741 người (chiếm 19%); trình độ dân trí và tương đối đồng đều và là địa phương có mật độ dân số cao nhất toàn tỉnh. Đây là một trong những đặc điểm ưu thế về tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang trong những năm gần đây.

b) Các tác động của người dân đến rừng có thể gây ra cháy rừng

Theo báo thống kê của Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang từ năm 2016-2020 đã phát hiện và xử lý 29 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, trong đó vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng 05 vụ cháy rừng; phá rừng 12 vụ; khai thác rừng trái pháp luật 12 vụ. Từ kết quả trên cho thấy các hoạt động vi phạm pháp luật về lâm nghiệp của người dân tác động đến rừng còn xảy ra và các tác động này là những nguyên nhân có thể dẫn đến cháy rừng xảy ra trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

3.2 Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình cháy rừng tại khu vựcnghiên cứu (giai đoạn 2016-2020) nghiên cứu (giai đoạn 2016-2020)

Để có những nghiên cứu cụ thể, nhằm đề xuất giải pháp góp phần cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 42)