Công tác phòng chống cháy rừng chủ đạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 84 - 86)

2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

3.4.1Công tác phòng chống cháy rừng chủ đạo

Trước khi bước vào mùa khô hanh hằng năm, Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo UBND các xã, phường và các chủ rừng trên địa bàn rà soát, xác định các khu rừng có nguy cơ xảy ra cháy rừng để bổ sung vào phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cấp huyện, cấp xã và các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR, thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm tổ chức các nhân vi phạm quy định về bảo vệ rừng và

PCCCR… Qua đó đã nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR.

a). Về thành lập, kiện toàn lực lượng PCCCR tại khu vực nghiên cứu

Trước khi bước vào mùa khô hanh hằng năm công chức Kiểm lâm địa bàn đã tham mưu cho Chủ tịch UBND phường Nông Tiến, Mỹ Lâm và xã Tràng Đà:

- Rà soát, củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cấp xã do Chủ tịch UBND phường/xã làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND phường/xã (phụ trách Nông lâm nghiệp) làm Phó Ban, các thành viên gồm: Kiểm lâm địa bàn, Trưởng Công an xã, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã, công chức Địa chính, Tư pháp, Kế Toán, Văn phòng, Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Ủy ban Mặt trân Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn, xóm. Ban chỉ đạo cấp xã đã xây dựng quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Hằng tháng Ban chỉ đạo cấp xã có tổ chức họp giao ban đánh giá kết quả hoạt động của các thành viên trong Ban và xây dựng kế hoạch hoạt động tháng tiếp theo, trong những tháng hanh khô và những này nắng nóng đã bố trí thành viên trong Ban thường trực 24/24 giờ để tiếp nhân thông tin và chỉ đạo giải quyết các nội dung có liên quan đến công tác bảo vệ rừng và PCCCR

- Rà soát, củng cố kiện toàn 03 Đội cơ động PCCCR cấp phường/xã với 59 thành viên (trong đó: Phường Nông Tiến 18 thành viên, phường Mỹ Lâm 10 thành viên; xã Tràng Đà 31 thành viên), do Trung đội trưởng dân quân tự vệ phường/xã làm Đội trưởng, các thành viên là dân quân để tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chữa cháy rừng khi được huy động.

- Rà soát, củng cố kiện toàn 37 Tổ bảo vệ rừng và PCCCR ở các Tổ nhân dân, thôn, xóm với 316 thành viên (trong đó: Phường Nông Tiến 19 tổ, 147 thành viên; phường Mỹ Lâm 09 tổ, 81 thành viên; xã Tràng Đà 09 tổ, 88 thành viên), tổ trưởng là Tổ trưởng tổ nhân dân, thành viên là dân quân và Chi

đoàn thanh niên và nhân dân trên địa bàn, để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR, tuần tra kiểm tra rừng trên địa bàn và trực tiếp thực hiện chữa cháy rừng nếu có xảy ra.

b). Xây dựng Phương án PCCCR tại khu vực nghiên cứu.

Kiểm lâm địa bàn đã tham mưu cho Chủ tịch UBND Phường Nông Tiến, Mỹ Lâm và xã Tràng Đà xây dựng Phương án PCCCR, nội dung phương án đảm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và đã được các cơ quan chuyên môn (Hạt Kiểm lâm thành phố, Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh) thẩm định trước khi ban hành.

c). Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về BVR và PCCCR.

Xác định công tác tuyên truyền làm một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR, vì vậy ngay từ đầu năm công chức Kiểm lâm địa bàn đã tham mưu cho Chủ tịch UBND phường/xã xây dựng kế hoạch, phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho thành viên Ban chỉ đạo trực tiếp phối hợp với tổ trưởng dân phố tổ chức họp dân và tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, qua đó nhận thức, ý thức, trách nhiệm của nhân dân về bảo vệ rừng và PCCCR không ngừng được nâng cao.

3.4.2. Các hot động phi hp BVR và PCCCRBảng 3.21. Tổng hợp các hoạt động phối hợp bảo vệ rừng và PCCCR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 84 - 86)