2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
3.5.3. xuất các giải pháp PCCCR
Qua quá trình điều tra, nghiên cứu và tổng hợp kết quả về đặc điểm tự nhiên, tình hình khí hậu thủy văn, vật liệu cháy, công tác phòng chống cháy rừng tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tốt hơn trong công tác PCCCR của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang như sau:
3.5.3.1. Giải pháp về tổ chức, thể chế
a) Đối với Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 cấp tỉnh (sau đấy viết tắt là BCĐ).
Chi cục Kiểm lâm (thành viên Ban chỉ đạo) tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực BCĐ cấp tỉnh) kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trình đề nghị UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn ban chỉ đạo đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế. Sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo, tham mưu xây dưng quy chế hoạt động của BCĐ, phân công trách nhiệm, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ; tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo về bảo vệ rừng và PCCCR; hàng năm trước khi bước vào mùa khô hành tham mưu cho BCĐ xây dựng, thực hiện kế hoạch kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn các huyện, thành phố; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp hoặc tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền..
b) Đối với Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu phát triển
lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 của thành phố Tuyên Quang
Hạt Kiểm lâm thành phố (cơ quan thường trực BCĐ) tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình
mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025; tham mưu xây dưng quy chế hoạt động của BCĐ, phân công trách nhiệm, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ; tham mưu xây dựng phương án PCCCR, nội dung phương án phải đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiện, kinh tế-xã hội của thành phố; tham mưu cho UBND thành phố xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác bảo vệ rừng và PCCCR; hàng năm trước khi bước vào mùa khô hành tham mưu cho BCĐ xây dựng, thực hiện kế hoạch kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn các phường, xã trực thuộc thành phố; chủ trì phối hợp với thành viên BCĐ kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân phường, xã và các chủ rừng trên địa bàn thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng và PCCCR; theo dõi nắm chắc diễn biến khí hậu, thời tiết, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp hoặc tham mưu cho Chủ tịch UBND thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm xử lý theo thẩm quyền.
Chỉ đạo các lực lượng liên ngành (kiểm lâm, công an, quân đội) thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp các lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và khi cháy rừng xảy ra
c) Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 các phường, xã thuộc thành phố Tuyên Quang.
Công chức Kiểm lâm địa bàn (Phó Ban chỉ đạo cấp xã) tham mưu giúp
Ủy ban nhân dân phường, xã có rừng kiện toàn BCĐ cấp xã; xây dựng Quy chế, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể thành viên BCĐ cấp xã; kiện toàn Đội cơ động BVR, PCCCR cấp xã và tổ đội bảo vệ rừng PCCCR ở cơ sở; xây dựng phương án PCCCR cấp xã, nội dung phương án PCCCR phải đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng địa phương, gửi cơ quan chuyên môn thẩm định trước khi ban hành; tham mưu cho UBND cấp xã xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo về công tác BVR và PCCCR; kiểm tra,
hướng dẫn các chủ rừng trên địa bàn lập phương án PCCCR đảm bảo sát với điều kiện thực tế của từng chủ rừng; vào mùa khô hành và những ngày nắng nóng kéo dài thường xuyên bám sát địa bàn để kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với tổ đội bảo vệ rừng ở cơ sở tuần tra, kiểm soát người ra vào rừng; lập hồ sơ, đề nghị các cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về lâm nghiệp cũng như vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; hướng dẫn lực lượng BVR, PCCCR của địa phương, của chủ rừng thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng (nếu có xảy ra); phối hợp với lực lượng Công an điều tra thủ phạm gây cháy để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
3.5.3.2. Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh a) Quản lý vật liệu cháy
Khối lượng vật liệu cháy càng lớn, càng khô thì càng dễ bắt lửa. Do đó việc quản lý vật liệu cháy là một trong những biện pháp phòng cháy rừng rất tích cực. Mặc dù trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Tuyên Quang ít xảy ra cháy rừng, nhưng qua kết qua điều tra, nghiên cứu cho thấy vật liệu cháy ở các loại trạng thái rừng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang có khối lượng tương đối lớn, bên cạnh đó công tác quản lý vật liệu cháy chưa được quan tâm thực hiện. Do vậy, trên cơ sở bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng, hàng năm vào trước mùa khô hanh, Hạt Kiểm lâm thành phố cần chỉ đạo công chức Kiểm lâm địa bàn:
Một là: Hướng dẫn các chủ rừng (tổ chức/cá nhân) trên địa bàn thực hiện quản lý VLC bằng biện pháp vệ sinh rừng như: chặt nuôi dưỡng, tỉa cành, phát dây leo, cây bụi, thảm tươi, thu dọn cành khô, lá rụng mang ra khỏi rừng. Biện pháp này vừa làm giảm VLC vừa có tác dụng giải quyết nguồn chất đốt cho người dân sở tại.
Hai là, Đối với diện tích trồng lại rừng sau khai thác của tổ chức/cá nhân đã khai thác, kiểm lâm địa bàn hướng dẫn các chủ rừng (tổ chức/cá nhân) trên địa bàn thực hiện xử lý, phát dọn thực bì, vun thành từng giải theo
đường đồng mức (tuỳ theo khối lượng VLC mà bố trí khoảng cách mỗi giải cách nhau từ 10-20m) để đốt khi có điều kiện thuận lợi, đốt khi gió nhẹ, vào trước 09 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều, trước khi đốt phải thông báo với tổ trưởng dân phố (hoặc trưởng thôn), tổ đội BVR và PCCCR ở cơ sở; khi đốt phải đốt từng giải theo thứ tự từ trên dốc xuống dưới chân dốc và phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa đề phòng cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải kiểm tra dập tắt hết tàn lửa. Tuyệt đối không được đốt ngược từ dưới chân dốc lên; không được đốt khi gió to và đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV và cấp V.
b) Phục hồi rừng sau cháy
Đối với diện tích rừng sau cháy (nếu có xảy ra), căn cứ vào mức độ thiệt hại của từng loại rừng Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc hướng dẫn chủ rừng thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo như: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung hoặc trồng lại rừng... (theo quy định tại Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh).
c) Phương pháp trồng rừng hỗn giao
Đây là phương pháp trồng loại cây trồng chính và các loài cây bản địa khác có khả năng chịu lửa cao như các loài cây thường xanh, ít dụng lá, vỏ dày…, nhằm hạn chế cháy rừng xảy ra đối với các loại rừng. Trên địa bàn thành phố Tuyên Quang diện tích rừng trồng chủ yếu là trồng thuần loài các giống cây Keo (Keo lai, Keo hạt và Keo hom). Vì vậy, để hạn chế tối đa cháy rừng xảy ra đối với rừng trồng cần thiết trồng rừng hỗn giao giữa các loài cây mục đích (Cây Keo) với loài cây bản địa như cây: Dổi Hạt, Vối thuốc… là những loại cây thường xanh không dụng lá trong mùa khô, lá mọng nước, vỏ cây dầy, vừa có sức chống chịu và khả năng thích ứng với nhiệt độ cao lại vừa có giá trị về mặt kinh tế. Phương pháp trồng là trồng hỗn giao theo băng. Biện
pháp này có tác dụng hạn chế được cháy lan, hạn chế được sâu bệnh và giảm xói mòn đất, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập của chủ rừng.
3.5.3.3. Giải pháp về dự báo và cảnh báo nguy cơ cháy rừng a) Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm dễ cháy
Trong thời gian qua công tác bảo vệ rừng và PCCCR đã được UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn trên địa bàn thành phố Tuyên Quang quan tâm, trú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy, do chưa xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng đối với từng khu vực, từng loại rừng do đó công tác chỉ đạo PCCCR cũng như xây dựng phương án PCCCR chưa cụ thể, chưa sát với thực tế. Vì vậy việc xây dựng Bản đồ về phân vùng trong điểm cháy rừng rất cần thiết, quan trọng đối với công tác PCCCR, nhìn trên bản đồ có thể nhận thấy những vùng có nguy cơ cháy cao nhằm giúp cho công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo thực hiện PCCCR của UBND các cấp được thuận lợi và đạt hiệu quả đối với từng loại trạng thái rừng trên địa bàn thành phố Tuyên Quang; Hạt Kiểm lâm thành phố chỉ đạo công chức Kiểm lâm địa bàn rà soát, xác định các loại rừng, trạng thái rừng tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng để xây dựng ngay bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng để làm cơ sở xây dựng phương án PCCCR đảm bảo phù hợp với thưc tế của từng địa bàn phường/xã. Bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng, ngoài các yếu tố tự nhiên còn phải thể hiện được các lớp thông tin như: Loại rừng, trạng thái rừng dễ cháy theo từng cấp cháy; hệ thống giao thông, bảng biển báo cảnh báo cháy rừng; vị trí, tập kết, bố trí lực lượng chữa cháy rừng...; màu sắc trên bản đồ phải rõ ràng, dễ nhận biết để thực hiện; tỷ lệ bản đồ phải phù hợp.
c) Dự báo và cảnh báo nguy cơ cháy rừng
Dự báo và cảnh báo nguy cơ cháy rừng là biện pháp phòng cháy, dựa trên mối quan hệ đa chiều giữa các yếu tố thời tiết, khí hậu, thuỷ văn với nguồn vật liệu cháy rừng để dự tính, dự báo khả năng xuất hiện cháy rừng,
trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng chống thích hợp và chữa cháy rừng một cách có hiệu quả. Hiện tại Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang đã được trang bị, lắp đặt 01 trạm thiết bị đo lượng mưa, độ ẩm không khí, tốc độ gió, đếm số giờ nắng làm căn cứ để tính toán mức độ cảnh báo cháy trên địa bàn, lắp đặt 01 Biển báo tự động cấp dự báo cháy rừng đặt tại trụ sở Hạt Kiểm lâm. Ngoài ra, hiện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang đang vận hành ứng dụng phần mềm cảnh báo cháy rừng (phần mềm này ứng dụng công nghệ chụp ảnh từ vệ tinh, mỗi ngày chụp 6 lần, sau khi phát hiện điểm nghi cháy, hệ thống chuyển thẳng đến máy chủ đặt tại Chi cục Kiểm lâm, máy chủ phân tích tọa độ, địa điểm, sau đó thông báo bằng tin nhắn đến điện thoại di động của lãnh đạo Hạt Kiểm lâm, công chức Kiểm lâm địa bàn và lãnh đạo chính quyền địa phương, qua đó lực lượng này sẽ nhanh chóng nắm bắt và chỉ đạo xác minh điểm nghi cháy. Nếu xảy ra cháy rừng thì Hạt Kiểm lâm, chính quyền địa phương sẽ nhanh chóng chỉ đạo triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng kịp thời).
Bên cạnh việc ứng dụng hiệu quả các phần mềm cảnh báo cháy rừng, vào mùa khô hanh và những ngày nắng nóng kéo dài, Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang cần tăng cường chỉ đạo Kiểm lâm viên thường xuyên bám sát địa bàn được phân công phụ trách để tham mưu cho chính quyền địa phương phân công lực lượng thường trực 24/24 giờ tại Trụ sở UBND phường/xã để tiếp nhận thông tin và chủ động huy động lực lượng, phương tiện sẵng sàng ứng phó cháy rừng; chủ động phối hợp với công chức phường/xã trên địa bàn tổ chức thông báo cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên các phương tiện thông tin (loa phát thanh của phường/xã và tổ nhân dân) để mọi người dân nêu cao cảnh giác, ý thức sử dụng lửa trong các hoạt động sản xuất.
3.5.3.4. Giải pháp kinh tế - xã hội
Quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, trong đó người dân giữ vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, sinh thời
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói “dễ một lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Do đó, chúng ta cần dựa vào sức mạnh của nhân dân để bảo vệ rừng và PCCCR. Muốn làm tốt công tác bảo vệ rừng và PCCCR, cần thực hiện có hiệu quả một số nội dung sau:
a) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiến thức, kỹ năng cho người dân về bảo vệ rừng, PCCCR
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các Văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về PCCCR các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ rừng và PCCCR sâu rộng trong cộng đồng dân cư bằng các hình thức phù hợp với trình độ dân trí của từng địa phương để công đồng dân cư hiểu biết sâu sắc về vai trò, lợi ích của rừng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, từ đó nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong trong công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng và PCCCR.
- Hướng dẫn cộng đồng dân cứ xây dựng quy ước về quản lý lửa rừng cho cộng đồng: Quy ước là văn bản mà cộng đồng cùng nhau xây dựng và thống nhất thực hiện vì sự phát triển của địa phương. Những điều được quy định trong quy ước cần được thảo luận kỹ tại cộng đồng dân cư và mọi người có trách nhiệm thực hiện và giám sát thực hiện tại cộng đồng. Những quy ước của cộng đồng về PCCCR sẽ làm tăng nhận thức, kiến thức về trách nhiệm của mọi thành viên về việc tham gia hoạt động bảo vệ rừng và PCCCR của cộng đồng dân cư
- Thông qua các cuộc họp dân hội, hội nghị chuyên đề phổ biến, hướng dẫn nhân dân các biện pháp kỹ thuật sử dụng lửa an toàn trong sản xuất và sinh hoạt trong thời kỳ cao điểm xảy ra cháy rừng; quy trình phòng cháy rừng, báo tin khi cháy rừng xảy ra; hướng dẫn quy trình chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.
b) Thực hiện tốt các chủ trưởng, chính sách về phát triển lâm nghiệp.
- Đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho người dân để người dân có cơ hội tiếp cận với các chính sách
về vốn cũng như các chương trình dự án, hỗ trợ của nhà nước đối với chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững... để người dân sống bằng nghề rừng và gần rừng có việc làm thu nhập ổn định từ rừng.
- Đầu tư xây dựng dự án khuyến nông, khuyến lâm, phát triển lâm sản ngoài gỗ để tạo việc làm, thu hút lao động nông nhàn giảm áp lực vào rừng tự nhiên. Hướng dẫn cụ thể các quy trình trồng, chăm sóc và kinh doanh rừng đồng thời mở rộng thị trường lâm sản, tạo điều kiện cho nhân dân trong việc