Sự tham gia của người dân trong công tác phòng chống cháy rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 96 - 103)

2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

3.4.3.Sự tham gia của người dân trong công tác phòng chống cháy rừng

Trong quá trình điều tra nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 60 người dân và 03 công chức Kiểm lâm của Hạt kiểm lâm thành phố và 12 công chức phường Nông Tiến, Mỹ Lâm và xã Tràng Đà, kết quả:

a) Về cháy rừng: Từ năm 2026-2020 trên địa bàn phường Mỹ Lâm không xảy ra cháy rừng; phường Nông Tiến và xã Tràng Đà có xảy ra cháy rừng, loại rừng bị cháy là rừng tự nhiên, thực vật bị cháy chủ yếu là thảm thực vật khô và cây bụi, khi xảy ra cháy rừng Kiểm lâm đia bàn, công an xã, tổ đội bảo vệ rừng và PCCR ở tại tổ nhân dân và người dân trên địa bàn đã kịp thời áp dụng biện pháp chữa cháy kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, nguyên nhận xảy ra các vụ cháy rừng là do người dân xử lý thực bì trồng rừng bằng phương pháp đốt, do chiều rộng đường băng trắng ngăn lửa không đảm bảo vì vậy đã để lửa cháy lan lên rừng tự nhiên.

a) Kiểm lâm địa bàn đã tham mưu cho UBND phường/xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR; tham mưu tổ chức Hội nghị triển khai công tác bảo vệ rừng và PCCCR; trực tiếp phối hợp với Tổ trưởng tổ nhân dân tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật, của tỉnh và của thành phố về bảo vệ rừng, PCCCR và hướng dẫn nhân dân một số kiến thức cơ bản về PCCCR (làm đường băng trắng ngăn lửa khi xử lý thực bì trồng rừng bằng phương pháp đốt, thời gian đốt…, chữa cháy rừng trực tiếp, chữa cháy rừng gián tiếp và các biện pháp an toàn khi chữa cháy…), đóng biển cấm lửa tại các khu rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao. Ngoài ra Kiểm lâm địa bàn còn phối hợp với Ban giám hiệu trường Trung học cơ sở trên địa bàn tuyên truyền, phổ biến quy định về bảo vệ rừng và PCCCR cho học sinh.

Đại diện một số hộ gia đình có tham gia vào tổ đội bảo vệ rừng và PCCCR trong tổ nhân dân, vào những tháng khô hanh, ngày nắng nóng có tham gia tuần tra, kiểm tra rừng và sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.

Hầu hết các hộ gia đình được phỏng vấn đều được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và đã trồng rừng, loài cây trồng chủ yếu là trồng thuần loài các loài Keo tai tượng (Acacia mangium). Tuy nhiên tất cả các diện tích rừng trồng đều chưa có các đường băng cản lửa. Lý

do chủ yếu là do người dân chưa có vốn để đầu tư làm các loại đường băng theo quy định. Các loại công cụ chữa cháy rừng thô sơ chủ yếu là: Vỉ dập lửa, dao phát, cuốc xẻng. Kết quả điều tra, phỏng vấn được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.23: Kết quả điều tra phỏng vấn tại khu vực nghiên cứu

S

Tiêu chí TT

Phường Nông Tiến

1 Có xảy ra cháy rừng tại địa phương

2 Nguyên nhân cháy do đốt thực bì trồng rừng gây

cháy lan

Được nghe tuyên truyền, phổ biến quy định về bảo vệ

3 rừng, PCCCR và ký cam kết không vi phạm quy định

về bảo vệ rừng, PCCCR

4 Được phổ biến kiến thức cơ bản về PCCCR

5 Tham gia tổ đội bảo vệ rừng và PCCCR

6 Tham gia tuần tra rừng

7 Được phát dụng cụ PCCCR

8 Tham gia chữa cháy rừng

Phường Mỹ Lâm

1 Không xảy ra cháy rừng tại địa phương

Được nghe tuyên truyền, phổ biến quy định về bảo vệ

2 rừng, PCCCR và ký cam kết không vi phạm quy định

về bảo vệ rừng, PCCCR

3 Được phổ biến kiến thức cơ bản về PCCCR

S

Tiêu chí TT

6 Tham gia tuần tra rừng

Xã Tràng Đà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Có xảy ra cháy rừng

2 Nguyên nhân: Do đốt thực bì trồng rừng gây cháy lan

Được nghe tuyên truyền, phổ biến quy định về bảo vệ

3 rừng, PCCCR và ký cam kết không vi phạm quy định

về bảo vệ rừng, PCCCR

4 Được phổ biến kiến thức cơ bản về PCCCR

5 Tham gia tổ đội bảo vệ rừng và PCCCR

6 Được cấp dụng cụ PCCCR

7 Tham gia tuần tra, bảo vệ rừng

8 Tham gia chữa cháy rừng

Bên cạnh đó cán bộ và người dân được phỏng vấn cũng đưa ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR của địa phương mình và có những kiến nghị, đề xuất các giải pháp trong công tác BVR, PCCCR của địa phương mình trong thời gian tới, cụ thể như sau:

- Thuận lợi:

+ Thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cấp phường/xã cũng như thành viên tổ đội quẩn chúng bảo vệ rừng, PCCCR ở cơ sở có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác BVR và PCCCR, đã nêu cao vai trò trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn và tuyên truyền phổ biến kiến thức về bảo vệ rừng và PCCCR cho nhân dân trên địa bàn, hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án PCCCR.

thủy văn (hồ, suối) phong phú, giao thông đi lại rất thuận tiện rất thuận loại để chữa cháy rừng nếu có xảy ra…

+ Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, ngành trong công tác PCCCR như: Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác bảo vệ rừng và PCCCR; thường xuyên cảnh báo nguy cơ cháy rừng để nhân dân biết, cảnh giác và nêu cao ý thức sử dụng lửa trong các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp.

+ Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, biện pháp kỹ thuật về PCCCR các Tổ đội bảo vệ rừng PCCCR cơ sở và nhân dân trên địa bàn đã nắm được những kiến thức cơ bản về phòng cháy và chữa cháy rừng; có ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ rừng và PCCCR tại nơi cư trú.

- Khó khăn

+ Ý thức, trách nhiệm của một số người dân về công tác phòng chống cháy rừng vẫn chưa cao như: vào những ngày nắng nóng vẫn xử lý thực bì bằng phương pháp đốt, làm đường băng trắng ngăn lửa không đúng hướng dẫn, chưa tham gia đầy đủ các kỳ họp nghe tuyên truyền pháp luật về lâm nghiệp và PCCCR do tổ nhân dân tổ chức họp.

+ Một số hộ gia đình chưa quan tâm tới công tác PCCCR, không tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra trên địa bàn, xem đó là trách nhiệm của chủ rừng, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

+ Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, làm cho diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, mưa, nắng cục bộ, nắng nóng kéo dài.

+ Chưa được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện (Vỉ dập lửa, dao phát, máy cưa xăng, máy bơm nước, dây dẫn nước…) để chữa cháy.

+ Một số bảng tuyên truyền chỉ dẫn về PCCCR đã bị hư hỏng (bong sơn, han gỉ), nhưng chưa được đầu tư sửa chữa, thay thế.

- Kiến nghị, đề xuất

+ Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCCR cho nhân dân.

+ Sửa chữa hoặc thay thế những bảng tuyên truyền, chỉ dẫn về PCCCR đã bị hư hỏng.

+ Cấp phát dụng cụ chữa cháy rừng đầy đủ cho tổ đội bảo vệ rừng ở cơ sở. + Giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình tại địa phương để mỗi khu rừng đều có chủ thật sự, người dân sẽ có trách nhiệm bảo vệ tốt hơn, khắc phục tình trạng “cha chung không ai khóc”.

+ Đối với diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt cần được cấp kinh phí trồng bổ sung những cây thân gỗ bản địa để nâng cao chất lượng rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng tại thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 96 - 103)