Các dịch vụ công tác xã hội cho phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (Trang 28 - 36)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

1.2.2. Các dịch vụ công tác xã hội cho phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

1.2.2.1. Dịch vụ tư vấn - giáo dục xã hội phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Cuộc sống sôi động với nhiều áp lực đã khiến các bà mẹ trẻ chưa kịp học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, chưa chuẩn bị sẵn tâm lý làm mẹ nên thường nảy sinh tâm trạng lo lắng thái quá dẫn đến trầm cảm [14] Vì vậy, những dịch vụ tư vấn thông qua điện thoại hoặc cung cấp dịch vụ giáo dục xã hội trang bị những kiến thức phòng ngừa và ứng phó với trầm cảm sau sinh cho phụ nữ là dịch vụ rất quan trọng và cần thiết.

21

Thông qua tổng đài tư vấn miễn phí, các trung tâm công tác xã hội có thể cung cấp cho phụ nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ những kiến thức chung về các giai đoạn phát triển của thai kỳ, sự biến đổi tâm sinh lý của người mẹ khi mang thai và sinh nở... đồng thời, có thể chia sẻ những kỹ năng cơ bản để thích nghi với sự thay đổi, kỹ năng kiềm chế cảm xúc và các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn xung đột, kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh... và tư vấn cho phụ nữ tìm đến những dịch vụ thư giãn để giải tỏa cảm xúc tiêu cực như liệu pháp thư giãn thông qua hoạt động thể dục, spa, khiêu vũ, nghệ thuật hoặc âm nhạc…

Ngoài ra, các trung tâm công tác xã hội và các trung tâm dịch vụ hỗ trợ cho bà mẹ và trẻ em có thể tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng làm cha, mẹ; kỹ năng chăm sóc thai nhi và trẻ sơ sinh, kỹ năng giải quyết vấn đề và sử dụng tài chính hiệu quả ... Có rất nhiều khóa đào tạo và cung cấp kiến thức liên quan.Việc trang bị và rèn luyện những kỹ năng này sẽ giúp phụ nữ tự tin hơn, đủ trải nghiệm và bản lĩnh khi ứng phó với các sự kiện sang chấn xảy ra trong quá trình sinh nở và nuôi con nhỏ

1.2.2.2. Dịch vụ tham vấn, trị liệu tâm lý

Đây là dịch vụ cần thiết và quan trọng nhất đối với phụ nữ bị TCSS .Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó người thực hiện tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực nhằm giúp đối tượng nhận thức được bản thân cùng với vấn đề và nguồn lực, qua đó tự xác định giải pháp để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả [6].

Tham vấn không chỉ giúp cá nhân giải quyết vấn đề mà còn hướng họ tới nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, như vậy việc tác động đến thân chủ mang tính lâu dài hơn. Mối quan hệ giữa thân chủ và nhà tham vấn là bình đẳng làm nền tảng cho sự hợp tác. Sự thành công trong tham vấn phụ thuộc nhiều vào kỹ năng tương tác của người tham vấn để giúp đối tượng tự nhận thức và chủ động tìm kiếm giải pháp [6, tr.34].

Trị liệu tâm lý được định nghĩa như sự can thiệp của những người đã qua đào tạo bằng phương pháp tâm lý nhằm xóa bỏ, điều chỉnh hay giảm bớt những cảm xúc, hành vi không phù hợp, từ đó thúc đẩy sự phát triển nhân cách. Trị liệu tâm lý còn được hiểu là quá trình can thiệp những rối loạn cảm xúc bằng phương pháp tâm lý như tham vấn, ở đó đối tượng trao đổi về vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần của

22

cá nhân với nhà trị liệu, nhà tâm lý, các cán bộ xã hội hay nhà tham vấn (được phép hành nghề). Trong các khái niệm này, tham vấn được xem như một hình thức của trị liệu tâm lý và được các nhà chuyên môn khác nhau sử dụng để hành nghề [6, tr.35].

Mục đích của tham vấn nhằm giúp người được tham vấn: giảm bớt cảm xúc tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn; tăng cường sự hiểu biết về bản thân và nguồn lực của chính mình; giải quyết được vấn đề tâm lý xã hội đang tồn tại; nâng cao sự tự tin, biết cách đưa ra những quyết định lành mạnh và thực hiện các quyết định đó; tăng cường khả năng ứng phó với hoàn cảnh có vấn đề tại thời điểm đó cũng như trong tương lai [6, tr.38].

Tham vấn được diễn ra ở các hình thức khác nhau đó là tham vấn trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, internet. Tham vấn theo hình thức cá nhân hay tham vấn gia đình, tham vấn nhóm. Tất cả những hình thức này đều có thể áp dụng trong tham vấn cho phụ nữ bị TCSS.

1.2.2.3. Dịch vụ quản lý trường hợp

Quản lý trường hợp là quá trình điều phối các dịch vụ, trong đó nhân viên xã hội làm việc với thân chủ để xác định dịch vụ cần thiết, tìm kiếm và kết nối các nguồn lực, tổ chức thực hiện và theo dõi sự chuyển giao các dịch vụ đó tới thân chủ một cách hiệu quả (Social Work Practice, 1995). Ngày nay, quản lý trường hợp đang trở thành một dịch vụ độc lập, cung cấp dịch vụ an sinh cho con người như quản lý ca trong y tế, quản lý ca trong chăm sóc sức khỏe tâm thần. Họ không chỉ gặp khó khăn đơn thuần là một hoặc một vài vấn đề riêng lẻ. Ví dụ như phụ nữ bị TCSS, vấn đề họ thường gặp như tâm lý không ổn định, không có khả năng đảm bảo cuộc sống vật chất vì gặp các vấn đề về sức khỏe, đời sống tinh thần sa sút, phải đối mặt với nhiều bất ổn, căng thẳng ... Do vậy, họ cần được hỗ trợ để tìm ra giải pháp cũng như có các dịch vụ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong khoảng thời gian dài.

Quản lý trường hợp sẽ hỗ trợ họ tìm kiếm các nguồn lực dịch vụ phù hợp, kết nối và điều phối cung cấp cho các thân chủ và gia đình để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho họ đích chính của quản lý trường hợp là nối kết thân chủ tới các nguồn lực của những cá nhân và cộng đồng để họ có thể giải quyết vấn đề của mình; là tăng cường khả năng tự giải quyết và đối phó vấn đề của thân chủ; là thiết lập và thúc đẩy hệ thống cung cấp dịch vụ hoạt động hiệu quả, huy động nguồn lực xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu thân chủ, góp phần cho sự phát triển và hình thành chính

23

sách xã hội [4]. Để đáp ứng các nhu cầu cho thân chủ, nhân viên xã hội cần phải xác định được các nguồn lực từ chính cá nhân thân chủ, gia đình thân chủ và cộng đồng.

Nhân viên xã hội phải điều phối tổ chức một cách khoa học để thân chủ có thể tiếp cận các dịch vụ này một cách hiệu quả nhất.

1.2.3. Các nguyên tắc trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

1.2.3.1. Chấp nhận thân chủ

Trên cơ sở nền tảng triết lý và giá trị và nguyên tắc nghề nghiệp của CTXH nói chung và trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho phụ nữ bị trầm cảm sau sinh nói riêng người ta đưa ra hệ thống các qui tắc ứng xử cho NVCTXH trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Những qui tắc ứng xử này đóng vai trò như kim chỉ nam cho hành động tương tác của NVCTXH với thân chủ trong quá trình trợ giúp. Khái niệm chấp nhận thân chủ là một khái niệm khá trừu tượng, nhưng có thể biến thành hành động cụ thể qua việc sử dụng các kỹ thuật. Chấp nhận đòi hỏi việc tiếp nhận thân chủ, theo nghĩa bóng và nghĩa đen, không tính toán, không thành kiến và không đưa ra phán quyết nào về hành vi của anh (cô) ta. Nguyên tắc chấp nhận thân chủ dựa trên nền tảng của giả định triết học mỗi cá nhân đều có giá trị bẩm sinh, bất kể địa vị xã hội hay hành vi của anh (cô) ta. Thân chủ được chú ý và nhìn nhận là một con người dù anh ta có thể phạm tội. Chấp nhận không có nghĩa là tha thứ cho hành vi xã hội không thể chấp nhận, nhưng là quan tâm và có thiện chí với con người phía sau hành vi.

Thân chủ phục vụ của ngành CTXH là con người, đặc biệt là nhóm người yếu thế, nhóm người có hoàn cảnh và nhu cầu cơ bản chưa được đáp ứng. Mỗi con người, dù là bình thường hay bất bình thường họ đều có nhân phẩm, có giá trị riêng và có quyền được tôn trọng, bình đẳng. Chính vì vậy trong các hoạt động trợ giúp, NVCTXH cần có thái độ tôn trọng phẩm giá con người và chấp nhận họ. Việc chấp nhận những hành vi, quan điểm hay giá trị của thân chủ không có nghĩa là đồng tình với những hành vi, suy nghĩ của họ. Sự tôn trọng hay chấp nhận ở đây ám chỉ sự ghi nhận sự tồn tại và không phán xét những hành vi hay suy nghĩ của họ.

Chấp nhận thân chủ với tất cả những phẩm chất tốt hoặc xấu, điểm mạnh hay điểm yếu, không xem xét đến hành vi của anh ta. Thái độ này có ý nghĩa rất gần với câu dạy của hầu hết các tôn giáo “Yêu người phạm lỗi, ghét hành vi tội”. Nguyên

24

tắc này diễn đạt thái độ thân thiên đối với thân chủ một sự rộng lượng và mong muốn giúp đỡ.

Sự thực hiện nguyên tắc này giúp cho NVCTXH tạo được lòng tin từ thân chủ, qua đó thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ của họ, đó là nền tảng cho thiết lập mối quan hệ tương tác trong quá trình giúp đỡ.

1.2.3.2. Tính cá thể hóa

Con người có những nhu cầu cơ bản giống nhau, nhưng mỗi người do hoàn cảnh khác nhau. Mỗi người lại có những tính cách khác nhau và những mong muốn nguyện vọng không giống nhau. Mỗi gia đình cũng có những đặc điểm riêng với nếp sống, truyền thống gia đình. Người ta thường có câu "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Từng cộng đồng có những vấn đề riêng của họ, có nhu cầu riêng của cộng đồng. Mỗi cộng đồng cũng có đặc điểm văn hoá vùng miền, đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội khác nhau. Việc cá biệt hoá trường hợp của thân chủ (cá nhân, gia đình hay cộng đồng) giúp NVCTXH đưa ra phương pháp giúp đỡ thích hợp với từng trường hợp cụ thể.

Việc đảm bảo tính khác biệt trong trợ giúp thân chủ thể hiện ở việc tìm hiểu và phát hiện những nét đặc thù của trường hợp đó, linh hoạt trong giải quyết vấn đề, không áp dụng cách giải quyết giống nhau cho các trường hợp. Giải pháp cho mỗi trường hợp cần được cân nhắc trên cơ sở nhu cầu, đặc điểm, khả năng và nguồn lực mà họ có.

Thực hiện nguyên tắc này trong hoạt động của mình sẽ cho phép NVCTXH đảm bảo lợi ích thiết thực của các nhóm thân chủ, đáp ứng đúng nhu cầu của thân chủ và rèn luyện khả năng ứng phó linh hoạt trong giải quyết vấn đề, khắc phục sự bảo thủ, quan liêu, cứng nhắc trong quá trình trợ giúp.

1.2.3.3. Tính bảo mật thông tin cho thân chủ

Kín đáo hay giữ bí mật thông tin là một trong những nguyên tắc cơ bản không chỉ ngành CTXH sử dụng mà nhiều ngành khác cũng áp dụng như: ngành luật, tài chính, y tế… Nó thể hiện sự tôn trọng những vấn đề riêng tư của thân chủ và không được chia sẻ những thông tin của thân chủ với người khác khi chưa có sự đồng ý của thân chủ. Nếu NVCTXH quán triệt tốt nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện để thân chủ chân thành cởi mở, bộc lộ những cảm xúc, tâm trạng và những khó khăn của họ. NVCTXH chỉ chia sẻ thông tin khi được thân chủ đồng ý. Đảm bảo tính riêng tư của trường hợp còn thể hiện ở việc bảo mật lưu trữ hồ sơ.

25

NVCTXH cần lưu trữ hồ sơ của thân chủ cẩn thận, có khoá tủ hay có mật khẩu trong máy tính. Khi tham vấn hay phỏng vấn cần đảm bảo không gian yên tĩnh và riêng tư cho cuộc trò chuyện, NVCTXH tránh trao đổi hay hỏi chuyện về những vấn đề mang tính tế nhị của thân chủ ở những chỗ đông người. Trong hoạt động đào tạo hay trao đổi thảo luận ca cần đảm bảo sự khuyết danh khi bàn luận về trường hợp cụ thể. NVCTXH tránh quay phim chụp ảnh khi thân chủ không đồng ý, cũng không nên sử dụng băng hình hay ghi âm trong khi trò chuyện với thân chủ nếu họ không chấp nhận. Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ có ngoại lệ với nguyên tắc này nếu như những hành vi của thân chủ đe doạ tính mạng của bản thân họ hay của những người khác thì NVCTXH có quyền trao đổi thông tin với những người có thẩm quyền. Trong một số trường hợp khi cơ quan thẩm quyền như toà án, người quản lý có thẩm quyền... yêu cầu người NVCTXH có thể cung cấp thông tin mà không cần có sự chấp thuận ý kiến của thân chủ. Việc đảm bảo bí mật thông tin của thân chủ sẽ giúp cho thân chủ tin tưởng vào nhân viên xã hội, từ đó họ sẵn sàng chia sẻ và hợp tác. Bên cạnh đó việc đảm bảo bí mật của thân chủ còn là yêu cầu mang tính nhân văn trong quan hệ con người và quan hệ nghề nghiệp.

1.2.3.4. Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ

Mỗi cá nhân có quyền quyết định về các vấn đề thuộc về cuộc đời, những quyết định của người khác hướng dẫn họ nhưng không nên áp đặt trên họ. Trong các tình huống, NVCTXH không nên quyết định, chọn lựa hay lên kế hoạch cho thân chủ, ngược lại thân chủ có thể được hướng dẫn và họ có khả năng tự quyết định về mình.

Trong một số trường hợp đặc biệt thân chủ không tự quyết định được như trường hợp trẻ còn quá nhỏ, người có rối loạn tâm thần NVCTXH cần lấy ý kiến từ người bảo trợ của họ. Trong trường hợp quyết định của thân chủ có nguy cơ tổn hại tới tính mạng của bản thân thân chủ hay của người khác thì NVCTXH cũng không cần phải chấp thuận quyết định của thân chủ mà cần thông báo cho thân chủ về quy định của luật pháp. Nguyên tắc tự quyết định, giống như sự tự do, cũng có những giới hạn của nó, nó không mang nghĩa tuyệt đối. Quyết định của thân chủ được đặt trong một số những quy định như hậu quả của quyết định đó không được gây tác hại đến người khác và hại đến chính thân chủ. Hơn nữa hành vi tự quyết phải nằm trong những chuẩn mực hành vi mà xã hội có thể chấp nhận. Mỗi hành vi tự quyết còn có

26

nghĩa là thân chủ lãnh trách nhiệm thực thi quyết định đó và đón nhận hoặc gánh lấy các kết quả theo sau quyết định.

Thực hiện nguyên tắc này cũng là cách mà NVCTXH giúp cho thân chủ trở nên tự tin, nâng cao khả năng đưa ra quyết định đúng đắn trong cuộc sống.

1.2.3.5. Tự ý thức về bản thân của cán bộ quản lý trường hợp

Trong khi thực thi nhiệm vụ, với tư cách là người đại diện của cơ quan xã hội NVCTXH cần ý thức rằng vai trò của mình là hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề. Phục vụ thân chủ là trách nhiệm của nhân viên xã hội, vì vậy cần tránh lạm dụng quyền lực, vị trí công việc để mưu lợi cá nhân. Đồng thời NVCTXH cũng cần phải ý thức được khả năng trình độ chuyên môn của bản thân có đáp ứng yêu cầu của công việc được giao hay không (tức là cần nhận biết được trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình tới đâu)… Khi gặp trường hợp quá phức tạp và vượt quá giới hạn khả năng cá nhân thì NVCTXH chuyển giao trường hợp đang thụ lý cho NVCTXH khác giúp đỡ.

Tự nhận thức về bản thân là một trong những nguyên tắc không thể thiếu được đối với NVCTXH. Nó giúp NVCTXH biết giới hạn về quyền lực của mình và có ý thức hoàn thiện bản thân để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao phó. Việc nhận thức về bản thân NVCTXH còn đảm bảo cho lợi ích cũng như quyền lợi của thân chủ trong trường hợp vấn đề vượt quá khả năng của NVCTXH và cần chuyển

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (Trang 28 - 36)