Thực trạng về mẫu khách thể nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (Trang 42 - 45)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.2. Thực trạng về mẫu khách thể nghiên cứu của đề tài

Nhằm đánh giá thực trạng phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý trên địa bàn 3 huyện, thị xã, thành phố: Đoan Hùng; thị xã Phú Thọ; thành phố Việt Trì, căn cứ danh sách phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng có dấu hiệu trầm cảm do trạm y tế, bệnh viên… quản lý ở các địa bàn khảo sát, đề tài tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên 350 phụ nữ và tiến hành khảo sát nhanh và phát hiện 90 phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm từ nguyên nhân của trầm cảm trong quá trình sinh nở và nuôi con nhỏ. Đề tài đã tiến hành đánh giá theo các tiêu chí như độ tuổi của đối tượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, công việc, hoàn cảnh kinh tế gia đình. Kết quả của cuộc khảo sát như sau:

35

Biểu đồ 2.1 cho thấy TCSS là một trong những nguyên nhân gây nên những rối loạn về mặt tâm thần của phụ nữ sau sinh. Tỷ lệ 26% phụ nữ trầm cảm được khảo sát có nguyên nhân từ những sang chấn tâm lý sau sinh là phù hợp với tỷ lệ chung của những khảo sát tương tự đối với những bệnh nhân tâm thần khác.

* Độ tuổi của phụ nữ nuôi con nhỏ bị TCSS.

Bảng 2.1. Số phụ nữ nuôi con nhỏ bị TCSS chia theo độ tuổi(%)

Nhìn vào số liệu bảng 2.1, ta có thể thấy rõ với hơn 50% người được hỏi có độ tuổi dưới 25 (57,8%). Điều này cũng chứng tỏ với những phụ nữ nhỏ tuổi chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm, chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho việc sinh nở, chuyển dạ nên ít nhiều sẽ gây nên những sang chấn tâm lý nhất định, so với những phụ nữ lớn tuổi hơn.

* Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của phụ nữ bị TCSS

Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của phụ nữ nuôi bị TCSS(%)

STT Đơn vị Tổng cộng Chưa qua đào tạo Tỷ lệ Sơ cấp/ trung cấp Tỷ lệ Cao đẳng / đại học Tỷ lệ 1 Việt Trì 33 0 0 14 42,4 19 57,6 2 TX Phú Thọ 30 2 6,7 16 53,3 12 40,0 3 Đoan Hùng 27 3 11,1 15 55,6 9 33,3 Tổng cộng 90 5 5,5 45 50 40 44,4

Với số liệu được thể hiện tại bảng 2.2, chỉ có 5% số người được hỏi có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là chưa qua đào tạo, còn lại chủ yếu là đã được đào tạo. Điều đó cho thấy việc có chuyên môn nghiệp vụ không làm giảm đi được áp lực về các rối nhiễu tâm thần và trầm cảm mà phụ nữ nuôi con nhỏ gặp phải.

STT Tổng số Phụ nữ dưới 25 tuổi Phụ nữ trên 25 tuổi

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

1 Việt Trì 19 57,6 14 42,4

2 TX Phú Thọ 17 56,7 13 43,3

3 Đoan Hùng 16 59,3 11 40,7

36

* Việc làm của phụ nữ bị TCSS

Bảng 2.3. Tỷ lệ việc làm của phụ nữ bị TCSS (%)

STT Đơn vị Nhân viên

hành chính Tiếp xúc con người Tiếp xúc thiên nhiên Công nhân 1 Việt Trì 45,5 42,4 3,0 9,1 2 TX Phú Thọ 43,3 36,7 3,3 16,7 3 Đoan Hùng 29,6 33,3 11,1 25,9 Tổng cộng 40 37,7 5,5 16,7

Nhìn vào số liệu được phân tích tại bảng 2.3, kết quả khảo sát đã cho thấy đối với những người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên, sẽ ít bị tác động của việc nuôi con nhỏ ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe tâm thần. Đặc biệt, với 40% là những người làm công việc của nhân viên hành chính trong nhóm được khảo sát có dấu hiệu TCSS cũng đã chỉ ra được ảnh hưởng của môi trường làm việc và tính chất công việc ảnh hưởng không nhỏ đến việc gây nên những tổn thương về mặt tâm lý, tinh thần cho phụ nữ đang nuôi con nhỏ.

* Số lần sinh con của phụ nữ bị TCSS

Bảng 2.4. Số lần sinh con của phụ nữ bị TCSS (%)

STT Đơn vị Lần 1 Lần 2 Lần 3

1 Việt Trì 39,4 51,5 9,1

2 TX Phú Thọ 46,7 46,7 6,6

3 Đoan Hùng 44,4 40,8 14,8

Tổng cộng 43,3 46,7 10

Với kết quả phân tích tại bảng 2.4, ta có thể thấy đa phần nhóm khách thể được khảo sát đã trải qua ít nhất 2 lần sinh (46,7% đã qua 2 lần sinh và 10% đã qua 3 lần sinh). Tuy con số này không phù hợp với nhận định chung của các nước tiên tiến, song lại rất phù hợp với văn hóa và điều kiện xã hội thực tế của Việt Nam. Đa phần phụ nữ sinh con lần thứ 2, sẽ dẫn đến điều kiện kinh tế thay đổi và ảnh hưởng đến suy nghĩ và lo lắng của người phụ nữ. Mặt khác, giới tính lần thứ 2 cũng gây tâm lý hoang mang khi không đáp ứng được mong đợi của mọi người trong gia đình (tư tưởng phong kiến, trọng nam hơn nữ...).

37

* Hoàn cảnh kinh tế gia đình của phụ nữ bị TCSS

Bảng 2.5. Hoàn cảnh kinh tế của phụ nữ bị TCSS

STT Đơn vị Giàu, Khá Trung bình Nghèo Cận nghèo

1 Việt Trì 15,2 78,8 3,0 3,0

2 TX Phú Thọ 10,0 66,7 6,7 16,7

3 Đoan Hùng 7,4 59,3 22,2 11,1

Tổng cộng 11,1 68,9 10 10

Với số liệu được thể hiện ở bảng 2.5, ta có thể thấy được số đối tượng được khảo sát đa phần ở trong các gia đình có điều kiện kinh tế bình thường (chiếm 68,9%), chỉ có 11,1% là những người có điều kiện kinh tế khá, giàu và với 20% thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Điều này cũng cho thấy điều kiện kinh tế cũng có tác động đến các sang chấn tâm lý của phụ nữ đang nuôi con nhỏ.

Từ những phân tích ở trên, đã cho chúng ta thấy được bức tranh tổng thể về thực trạng phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý trên địa bàn 3 huyện, thị xã, thành phố: Đoan Hùng; thị xã Phú Thọ; thành phố Việt Trì. Đa phần họ là những người có mức sống trung bình, chủ yếu làm các công việc liên quan đến văn phòng và thường xuyên phải tiếp xúc với con người, ít được tiếp xúc thiên nhiên. Điều đặc biệt, đa phần là những người có trình độ cao (ít nhất từ sơ cấp trở lên), họ hiện đang là lực lượng làm ra thu nhập cho gia đình của mình. Độ tuổi sinh con tuy không chênh lệch nhiều giữa những người trên 25 tuổi và dưới 25 tuổi, nhưng cũng cho thấy những phụ nữ trẻ tuổi và sinh con lần đầu dễ dẫn đến TCSS do chưa có kinh nghiệm, chưa chuẩn bị tâm lý tốt khi sinh nở. Tuy nhiên, trong khảo sát lại phát hiện thêm số phụ nữ sinh con lần thứ 2 có tỷ lệ trầm cảm cao hơn, điều đó phụ thuộc vào giới tính của trẻ và những biến động trong đời sống kinh tế của gia đình.

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (Trang 42 - 45)