Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (Trang 36 - 39)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm

quyết, quyền cá nhân cho họ tự quyết định sau khi đã can thiệp, trợ giúp về trị liệu tâm lý, về tinh thần

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh cảm sau sinh

1.3.1. Yếu tố về cơ chế chính sách

Trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả đã phân tích khá rõ và cho thấy mặc dù hiện nay chúng ta đã có những hành lang pháp lý cơ bản để phát triển nghề công tác xã hội như đề án 32 và đề án 1215 của Chính phủ, song các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ nói chung, phụ nữ sau sinh bị sang chấn và rối nhiễu tâm trí còn bỏ ngỏ chưa được quan tâm đầu tư cả về chính sách lẫn đội ngũ nhân viên thực hiện. Chúng ta cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về các mô hình trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ, song việc vận hành và áp dụng vào thực tiễn vẫn còn quá nhiều bất cập, khó khăn và thách thức, chưa có một văn bản quy phạm nào đề cập đến vấn đề này. Việc thành lập các phòng công tác xã hội trong bệnh viện cũng chỉ thực hiện thí điểm ở một số bệnh viện, song cũng dừng lại ở các hoạt động kết nối từ thiện, tư vấn sử dụng dịch vụ… chưa có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thực hiện vai trò tham vấn tâm lý cho bệnh nhân nói chung và những người bệnh có những biểu hiện của sang chấn và rối nhiễu tâm lý nói riêng. Về mặt pháp lý chưa có các vị trí việc làm cho các nhà tâm lý học hay nhân viên công tác xã hội, một vài bệnh viện có nhận chuyên gia tâm lý, tuy nhiên vai trò của họ chủ yếu như một kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhân làm test dưới sự chỉ đạo của bác sĩ. Hầu như không có sự phối hợp trị liệu giữa các bác sĩ tâm thần, bác sĩ chuyên khoa với nhà tham vấn, trị liệu tâm lý [3, tr.257].

Các trung tâm công tác xã hội ra đời, bước đầu cũng đã có thực hiện thí điểm một số mô hình phối hợp với ngành y tế triển khai công tác sàng lọc, can thiệp phục hồi cho bệnh nhân tâm thần …nhưng vẫn đang trong giai đoạn thí điểm với sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế. Chưa thu hút được sự đầu tư từ nguồn ngân sách của các địa phương.

29

Các mô hình dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng yếu thế nói chung, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần nói riêng cũng đang trong giai đoạn phôi thai hình thành, chưa có một công trình nghiên cứu chính thức về loại hình dịch vụ công tác xã hội cho phụ nữ bị TCSS.

Mặt khác, những dịch vụ hiện nay được cung cấp ở tuyến tỉnh, chưa thành lập được theo quy định đề án 32 là phải cung cấp ở ngay tại cộng đồng để tăng khả năng và điều kiện tiếp cận dịch vụ của người dân nói chung và phụ nữ nói riêng. Có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất và là rào cản lớn nhất hiện nay trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ nói chung

1.3.2. Yếu tố của truyền thông

Truyền thông trong công tác xã hội có vai trò vô cùng quan trọng. Hơn nữa đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, đại bộ phận cộng đồng ngay cả những người đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hay cung cấp dịch vụ công tác xã hội cũng còn nhiều hạn chế về kiến thức lẫn kỹ năng thực hành.

Những kiến thức về TCSS, nguyên nhân và hậu quả của nó cũng là một vấn đề chuyên môn sâu cần được trang bị cho nhân viên cộng đồng để có thể truyền thông nhiều hơn, qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là những thành viên trong gia đình trong việc quan tâm hỗ trợ để phòng ngừa trầm cảm cho phụ nữ sau sinh, cũng như phối hợp trong công tác trị liệu phục hồi. Vì vậy, có thể thấy rõ sự hạn chế trong công tác truyền thông đối với việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân nói chung là một ảnh hưởng lớn để phụ nữ và trẻ em tiếp cận dịch vụ xã hội.

1.3.3. Yếu tố thuộc về tâm lý của phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

Qua các nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, với những ảnh hưởng nghiêm trọng của sang chấn tâm lý sau sinh đối với chất lượng sống của chính bản thân mình, song nhiều phụ nữ bị bệnh thường không muốn tìm kiếm tham vấn y tế hay tâm lý nhằm chối bỏ chúng [3, tr.254].

Mặt khác, đối với phụ nữ sau sinh, những tác nhân gây nên sang chấn tâm lý cho họ thông thường là những sự kiện đặc biệt như mất mát người thân, bạo lực gia đình, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu kéo dài, những vấn đề nhạy cảm như bệnh phụ khoa … Với đặc điểm tâm lý và văn hóa của người Việt Nam thường ít bộc lộ hay chia sẻ những vấn đề riêng tư, nhiều người âm thầm chịu đựng. Vì vậy dù có sẵn

30

dịch vụ trong cộng đồng, nhưng nếu chưa có những tác động để thay đổi nhận thức và hành vi thì đa số phụ nữ cũng chưa sẵn sàng để tiếp cận với các dịch vụ này. Điều này còn liên quan đến thói quen sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người dân trong cộng đồng.

1.3.4. Yếu tố thuộc về vai trò của nhân viên công tác xã hội

Động lực và sự tham gia điều trị của thân chủ phụ thuộc khá nhiều vào mối quan hệ giữa họ và người trị liệu. Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng mối quan hệ thân chủ - người trị liệu là một nhân tố quan trọng góp phần vào kết quả điều trị của thân chủ. Một mối quan hệ tích cực, mang tính thúc đẩy giữa thân chủ và người trị liệu chính là sự tin tưởng lẫn nhau dựa trên sự tôn trọng và quan tâm. Khi thân chủ cảm thấy người trị liệu hiểu, tôn trọng và quan tâm đến mình, họ sẽ cân nhắc đến việc bản thân cần thay đổi tích cực trong cuộc sống [17].

Song điều quan trọng là kiến thức, kỹ năng và sự nhiệt tình tâm huyết của nhân viên công tác xã hội sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia vào hoạt động hỗ trợ cho người bị TCSS.

Có thể thấy kiến thức về TCSS còn khá mới mẻ ở Việt Nam, đi song hành cùng với việc nghề công tác xã hội cũng mới được chú trọng phát triển ở Việt Nam từ 2010 đến nay. Những kiến thức và kỹ thuật này đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, trải nghiệm thực hành, thì mới mang lại những kinh nghiệm quý báu cho những nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp.

Với nguồn nhân lực chuyên nghiệp công tác xã hội vừa mỏng, lại vừa yếu như hiện nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội của nhóm phụ nữ nuôi con nhỏ nói chung và người bị TCSS nói riêng.

1.3.5. Yếu tố thuộc về tính chuyên nghiệp của các dịch vụ

Sự chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội với tư cách là một hoạt động nghề nghiệp, đặc biệt cho đối tượng yếu thế thì sự chuyên nghiệp thể hiện ở “con người chuyên nghiệp” và “môi trường chuyên nghiệp” [13].

Trong vấn đề con người chuyên nghiệp ở đây được thể hiện qua các khía cạnh: tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp và nguyên tắc hành động của người nhân viên xã hội; thực hiện theo quy điều đạo đức, đặc biệt trong các tình huống phức tạp khi cung cấp dịch vụ công tác xã hội; trau dồi kiến thức chuyên môn, tác phong nghề nghiệp; ý thức kỷ luật [13, tr.198].

31

Yếu tố môi trường chuyên nghiệp thể hiện ở cơ sở vật chất như thiết kế công trình cung cấp dịch vụ, quy trình làm việc rõ ràng; việc xây dựng tài liệu hướng dẫn, chế độ lương thưởng và phụ cấp, tôn trọng và tương trợ nhau trong thực hiện công việc giữa nhà quản lý và nhân viên và giữa nhân viên với nhau [13, tr.199].

Ngoài ra tính chuyên nghiệp còn thể hiện ở việc thực hiện tốt các nguyên tắc khi cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Nổi bật là dịch vụ phải toàn diện, đồng bộ, liên tục … Điều đó còn đòi hỏi ở sự phối kết hợp liên ngành trong điều phối, kết nối và cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

Tất cả những yếu tố trên đều có tác động mạnh mẽ, sâu sắc và góp phần đảm bảo tính hiệu quả của các dịch vụ công tác xã hội

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (Trang 36 - 39)