Dịch vụ tư vấn giáo dục xã hội phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (Trang 46 - 51)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.4.1. Dịch vụ tư vấn giáo dục xã hội phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Với 07 nội dung hoạt động của dịch vụ tư vấn – giáo dục xã hội phòng ngừa TCSS như cung cấp thông tin, tập huấn kỹ năng làm cha mẹ, tập huấn kỹ năng quản lý tài sản, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng giải quyết khủng hoảng và các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, thư giãn, đề tài đã tiến hành đánh giá kết quả nhận được dịch vụ của nhóm khách thể nghiên cứu và nhu cầu sử dụng của họ. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:

STT Nguyên nhân gây TCSS Số lượng Tỷ lệ %

1 Mất mát người thân 7 7.8

2 Mâu thuẫn gia đình: vợ chồng, bố mẹ… 48 53.3 3 Kinh tế gia đình khó khăn, công việc làm ăn

không thuận lợi, mất việc làm khi sinh con 56 62.2 4 Bạo lực gia đình, mẹ bị bỏ đói, bị cô lập khi sinh 5 5.5 5 Chồng bỏ bê không quan tâm, ngoại tình.. 7 7.7

6

Gặp sự cố bất thường khi sinh nở/sự ám ảnh về quá

trình chuyển dạ, sinh con 40 44.4

7 Định kiến trong gia đình như sinh toàn con gái,

39

Bảng 2.7. Các hoạt động tư vấn, giáo dục xã hội đã được nhận và nhu cầu sử dụng

STT Hoạt động Đã được nhận (%) Xếp hạng Nhu cầu sử dụng (%) 1

Cung cấp thông tin về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần đối với phụ nữ khi mang

thai và nuôi con nhỏ 8.0 6 99,3

2 Tập huấn về kỹ năng làm cha mẹ 18,2 3 85,7 3 Tập huấn về quản lý tài chính gia đình 3,1 7 60,2

4 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 13,2 4 76,6

5 Kỹ năng giải quyết khủng hoảng 11,8 5 65,7 6 Các dịch vụ về chăm sóc sắc đẹp 39,0 1 78,6 7 Các dịch vụ thư giãn như: yoga, âm nhạc,

khiêu vũ 33,2 2 64,5

Điểm trung bình 18,5 75,8

Nhìn vào kết quả được phân tích tại bảng 2.7 ta có thể thấy rõ nhu cầu được sử dụng dịch vụ tư vấn- giáo dục xã hội của nhóm đối tượng phụ nữ nuôi con nhỏ bị TCSS là rất lớn, cụ thể hầu hết mọi người được hỏi đều có nhu cầu được tư vấn, cung cấp thông tin về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần đối với phụ nữ khi mang thai và nuôi con nhỏ; 85,7% số người được hỏi có nhu cầu được tập huấn kỹ năng làm cha, mẹ, 78,6% có nhu cầu được sử dụng các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và tập huấn giải quyết mâu thuẫn.

Tuy nhiên, cũng qua số liệu được thể hiện tại bảng 2.11, ta cũng có thể thấy rõ được các hoạt động của dịch vụ tư vấn – giáo dục xã hội vẫn chưa được quan tâm, tổ chức thực hiện đúng với nhu cầu và nguyện vọng của đối tượng phụ nữ bị TCSS. Cụ thể chỉ có 8.0% được cung cấp thông tin về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần đối với phụ nữ khi mang thai và nuôi con nhỏ, 3,1% được tập huấn về quản lý tài chính và chỉ hơn 13,2% được tập huấn các nhóm kỹ năng như giải quyết khủng hoảng, giải quyết mâu thuẫn.

Tôi còn trẻ, mới 20 tuổi, chồng cũng bằng tuổi tôi. Thiếu kinh nghiệm trong việc nuôi con, nhà ngoại lại ở xa, còn nhà nội già yếu, không ai giúp được gì cho hai vợ chồng tôi. Nhiều lúc tôi không biết làm như thế nào. Chỉ ước có ai chỉ bảo thêm về cách nuôi con thì hay biết mấy” – Chị Hoàng Thị H – Thành phố Việt Trì.

40

“Sau khi sinh xong tôi xuống sắc thấy rõ, thân hình thì xồ xề, bụng toàn mỡ, chồng cứ bảo sao vợ dạo này mập thế” – Chị Đinh Hồng Th – Thành phố Việt Trì. “Nhà thì có 4 đời, bà nội tôi rất phong kiến, không được cập nhật thông tin về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em. Mỗi khi tôi chăm cháu theo cách khoa học là y như rằng bị cho rằng chỉ biết đẻ, không biết gì hết. Mệt lắm chị ơi nhưng giờ biết sao giờ” – Chị Nguyễn Thị D – Thị xã Phú Thọ.

Bảng 2.8. Đánh giá kết quả các dịch vụ tư vấn, giáo dục xã hội đã được nhận

STT Nội dung Tổng số Mức độ kết quả đạt được (%) Rất tốt Tốt Bình thường Không hiệu quả 1

Cung cấp thông tin về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần đối

với phụ nữ khi mang

thai và nuôi con nhỏ 9 30,2 43,1 29,5 0

2 Tập huấn về kỹ năng làm

cha mẹ 18 25 19,1 33,2 16,9

3 Tập huấn về quản lý tài chính

gia đình 5 67,8 35,2 0 0

4 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 13 38,1 43,9 17,9 0

5 Kỹ năng giải quyết

khủng hoảng 12 28,4 37,9 26,8 8,9

6 Các dịch vụ về chăm sóc

sắc đẹp 36 38,1 32,2 14,3 19

7 Các dịch vụ thư giãn như:

yoga, âm nhạc, khiêu vũ 30 42,9 35,7 17,9 3,5

Điểm trung bình 15,2 36,9 35,9 20,7 8,0

Qua số liệu được thể hiện ở bảng 2.8, ta có thể thấy rõ đa phần các hỗ trợ về dịch vụ tư vấn – giáo dục xã hội đã được tổ chức đều được đánh giá tốt, cụ thể có 42,9% cho rằng các dịch vụ thư giãn như: yoga, âm nhạc, khiêu vũ có kết quả rất tốt, 35,7% cho rằng có kết quả tốt. 67,8% cho rằng hoạt động tập huấn về kỹ năng quản lý tài chính của gia đình có kết quả rất tốt. Điều này cũng được minh chứng qua việc các cơ sở cung cấp các dịch vụ này là những cơ sở chuyên ngành và được đầu tư về cơ sở vật chất cũng như nhân lực.

41

Từ những phân tích ở trên, ta có thể thấy dịch vụ tư vấn – giáo dục xã hội cho nhóm đối tượng phụ nữ nuôi con nhỏ bị trầm cảm trên địa bàn khảo sát chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó, nhu cầu được sử dụng các dịch vụ này của nhóm khách thể nghiên cứu của đề tài là rất lớn.

Trong tất cả các nhóm hoạt động của dịch vụ tư vấn – giáo dục xã hội, cần tập trung các hoạt động hỗ trợ tập huấn các nhóm kỹ năng cần thiết cho phụ nữ đang nuôi con nhỏ như kỹ năng quản lý tài chính gia đình, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng giải quyết khủng hoảng. Ngoài ra, cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ, giúp họ được tham gia các chương trình trị liệu bằng các liệu pháp nghệ thuật như yoga, âm nhạc, khiêu vũ.

2.4.2.Dịch vụ tham vấn, trị liệu tâm lý

Bảng 2.9. Các hoạt động hỗ trợ tham vấn, trị liệu tâm lý đã được nhận và nhu cầu sử dụng

Nhìn vào kết quả được phân tích tại bảng 2.9, ta có thể thấy rõ nhu cầu của phụ nữ mang thai đang nuôi con nhỏ tại các địa bàn khảo sát về dịch vụ tham vấn, trị liệu tâm lý là rất lớn, trong đó đặc biệt là hoạt động tham vấn gia đình với 84,4% người được hỏi cho rằng có nhu cầu này. Ngoài ra, với hoạt động của Tổng đài tư vấn cũng được quan tâm và mong muốn được hỗ trợ với 72,2% có nhu cầu được hỗ trợ dịch vụ này. Với hoạt động tham vấn nhóm, các ý kiến được hỏi đều cho rằng có nghe đến nhưng không biết họ tổ chức như thế nào, chỉ có 8,9% là đã từng được tham gia đối với hoạt động này tại hội Liên hiệp phụ nữ thành phố và các huyện, thành phố.

STT Hoạt động Đã đƣợc nhận (%) Xếp hạng Nhu cầu sử dụng (%)

1 Tham vấn thông qua tổng đài 6,7 4 72,2

2 Tham vấn cá nhân trực tiếp tại gia

đình 8,9 3 65,5

3 Tham vấn cá nhân trực tiếp tại các

trung tâm 3,3 5 32,2

4 Tham vấn gia đình 11,1 1 84,4

5 Tham vấn nhóm 8,9 2 50

42

Cũng thông qua số liệu được thể hiện tại bảng này, ta có thể thấy rõ được sự vào cuộc của các cơ sở cung cấp dịch vụ tham vấn, trị liệu tâm lý chưa cao. Chỉ có chưa đến 10% đối tượng được hỏi đã nhận được các hỗ trợ này, trong đó nhiều nhất là hỗ trợ tham vấn gia đình.

Chuyện gia đình nhiều khi làm mình khổ, nhưng biết nói với ai chừ chú. Tôi cũng mệt, để tới đâu thì tới thôi. Giờ mà biết mấy chỗ tư vấn nào, tôi đi liền” – Chị Đinh Cẩm T – Thị xã Phú Thọ.

“Tôi thì hay điện thoại cho mấy trung tâm, hỏi cách chăm sóc con. Thấy họ hỗ trợ cũng tốt nhưng không biết họ có hỗ trợ những lúc tôi buồn, muốn tâm sự hay không nên cũng không dám gọi chị ạ” - Chị Lê Thị H – Thành phố Việt Trì.

Chị Nguyễn Thị Tr ở – Huyện Đoan Hùng, mặc dù là một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, nhưng khi mang thai, chuyển dạ, chị chia sẻ rất thật tình “tôi rất sợ hãi khi nghĩ đến sinh đẻ, mặc dù đã sinh con thứ 2, mong có người thân bên cạnh bàn đẻ để giảm lo sợ; mong nhận được lời nói dịu dàng của nhân viên y tế khi sinh; mong có một người hiểu tâm lý để nói chuyện với mình...”

Khi được hỏi về thực trạng vấn đề trầm cảm của phụ nữ sau sinh ở Việt Nam, Ông Nguyễn Hải Hữu – nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Chủ tịch Hội các trường đào tạo nghề công tác xã hội chia sẻ : “Sang chấn tâm lý hay khủng hoảng tâm lý ở mức độ nặng hay nhẹ khác nhau thường xảy ra đối với phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức được đầy đủ nguyên nhân cũng như rủi ro của hiện tượng này, dưới góc độ công tác xã hội, nếu người phụ nữ sau khi sinh được chăm sóc tốt bởi người thân trong gia đình, bạn bè, cộng đồng thì sự sang chấn tâm lý sẽ nhanh chóng qua đi và trở lại trạng thái tâm lý bình thường, ngược lại nếu không được sự quan tâm và chăm sóc chu đáo của gia đình người thân, bạn bè, cộng đồng thì sự sang chấn tâm lý có thể phát triển lên trở thành khủng hoảng tạm thời hay lâu dài về mặt tâm lý. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của người phụ nữ và gia đình họ. Do vậy cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng đặc biệt là phụ nữ về rủi ro tâm lý sau khi sinh, để chủ động ứng phó với sự sang chân tâm lý và biết cách khắc phục nó một cách hiệu quả và cần có các nhân viên công tác xã hội giỏi về chuyên môn để tư vấn, tham vấn và trị liệu tâm lý cho những người phụ nữ bị TCSS”

43

Bảng 2.10. Đánh giá kết quả các hỗ trợ tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí đã được nhận STT Nội dung Tổng số Mức độ kết quả đạt được (%) Rất tốt Tốt Bình thường Không hiệu quả

1 Tham vấn qua tổng đài 7 34,2 17,5 52,3 0

2 Tham vấn trực tiếp tại gia đình 9 26,0 38,6 36,8 0 3 Tham vấn cá nhân trực tiếp tại các

TT 43 100 0 0 0

4 Tham vấn gia đình 10 20,0 42,1 42,6 12,3

5 Tham vấn nhóm 9 28,1 38,7 38,2 0

Điiểm trung bình 8 42,8 28,5 33,2 2,2

Với những đánh giá được thể hiện qua bảng 2.10, ta có thể thấy được các dịch vụ đã được hỗ trợ đa phần được khách hàng là phụ nữ nuôi con nhỏ đánh giá cao về kết quả thực hiện. Cụ thể 100% người được hỏi cho rằng kết quả rất tốt đối với hoạt động được tham vấn trực tiếp tại các trung tâm, 34,2% cho rằng rất tốt khi được tham vấn qua tổng đài.

Từ tất cả các phân tích trên, chúng ta có thể thấy được nhu cầu được hỗ trợ tham vấn và trị liệu tâm lý của phụ nữ nuôi con nhỏ bị trầm cảm là rất lớn. Các cơ sở cung cấp dịch vụ này tại các địa bàn khảo sát cũng được đánh giá rất cao về nghiệp vụ và kết quả đạt được. Tuy nhiên, việc tiếp cận của khách hàng đối với nhóm dịch vụ này vô cùng hạn chế, số lượng trực tiếp tham gia còn rất thấp và manh mún, chỉ mới đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu của phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý. Điều này cũng thể hiện rõ các hoạt động truyền thông, giới thiệu về các hoạt động hỗ trợ này còn nhiều hạn chế

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (Trang 46 - 51)