Bảng 2.6 cho thấy có nhiều sự kiện gây trầm cảm cho phụ nữ khi sinh nở và nuôi con nhỏ, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là vấn đề kinh tế gia đình gặp khó khăn (62,2%); mâu thuẫn gia đình (53,3%); gặp sự cố bất thường khi sinh nở/sự ám ảnh về quá trình chuyển dạ, sinh con (44,4%); những định kiến, tư tưởng trong gia đình (22,2%)…ngoài ra nhóm phụ nữ được khảo sát còn gặp một số sang chấn liên quan khác như: mất người thân; chồng bỏ bê không quan tâm, ngoại tình… Những phụ nữ này đã không được sự hỗ trợ kịp thời của người thân nên đã dẫn đến có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, một trạng thái rối loạn tâm thần có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chính phụ nữ, trẻ em và những người thân trong gia đình.
2.4.Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh tại huyện Đoan Hùng; thị xã Phú Thọ; thành phố Việt Trì.
2.4.1. Dịch vụ tư vấn - giáo dục xã hội phòng ngừa trầm cảm sau sinh
Với 07 nội dung hoạt động của dịch vụ tư vấn – giáo dục xã hội phòng ngừa TCSS như cung cấp thông tin, tập huấn kỹ năng làm cha mẹ, tập huấn kỹ năng quản lý tài sản, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng giải quyết khủng hoảng và các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, thư giãn, đề tài đã tiến hành đánh giá kết quả nhận được dịch vụ của nhóm khách thể nghiên cứu và nhu cầu sử dụng của họ. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
STT Nguyên nhân gây TCSS Số lượng Tỷ lệ %
1 Mất mát người thân 7 7.8
2 Mâu thuẫn gia đình: vợ chồng, bố mẹ… 48 53.3 3 Kinh tế gia đình khó khăn, công việc làm ăn
không thuận lợi, mất việc làm khi sinh con 56 62.2 4 Bạo lực gia đình, mẹ bị bỏ đói, bị cô lập khi sinh 5 5.5 5 Chồng bỏ bê không quan tâm, ngoại tình.. 7 7.7
6
Gặp sự cố bất thường khi sinh nở/sự ám ảnh về quá
trình chuyển dạ, sinh con 40 44.4
7 Định kiến trong gia đình như sinh toàn con gái,
39