Hoàn cảnh kinh tế của phụ nữ bị TCSS

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (Trang 45 - 46)

STT Đơn vị Giàu, Khá Trung bình Nghèo Cận nghèo

1 Việt Trì 15,2 78,8 3,0 3,0

2 TX Phú Thọ 10,0 66,7 6,7 16,7

3 Đoan Hùng 7,4 59,3 22,2 11,1

Tổng cộng 11,1 68,9 10 10

Với số liệu được thể hiện ở bảng 2.5, ta có thể thấy được số đối tượng được khảo sát đa phần ở trong các gia đình có điều kiện kinh tế bình thường (chiếm 68,9%), chỉ có 11,1% là những người có điều kiện kinh tế khá, giàu và với 20% thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Điều này cũng cho thấy điều kiện kinh tế cũng có tác động đến các sang chấn tâm lý của phụ nữ đang nuôi con nhỏ.

Từ những phân tích ở trên, đã cho chúng ta thấy được bức tranh tổng thể về thực trạng phụ nữ nuôi con nhỏ bị sang chấn tâm lý trên địa bàn 3 huyện, thị xã, thành phố: Đoan Hùng; thị xã Phú Thọ; thành phố Việt Trì. Đa phần họ là những người có mức sống trung bình, chủ yếu làm các công việc liên quan đến văn phòng và thường xuyên phải tiếp xúc với con người, ít được tiếp xúc thiên nhiên. Điều đặc biệt, đa phần là những người có trình độ cao (ít nhất từ sơ cấp trở lên), họ hiện đang là lực lượng làm ra thu nhập cho gia đình của mình. Độ tuổi sinh con tuy không chênh lệch nhiều giữa những người trên 25 tuổi và dưới 25 tuổi, nhưng cũng cho thấy những phụ nữ trẻ tuổi và sinh con lần đầu dễ dẫn đến TCSS do chưa có kinh nghiệm, chưa chuẩn bị tâm lý tốt khi sinh nở. Tuy nhiên, trong khảo sát lại phát hiện thêm số phụ nữ sinh con lần thứ 2 có tỷ lệ trầm cảm cao hơn, điều đó phụ thuộc vào giới tính của trẻ và những biến động trong đời sống kinh tế của gia đình.

2.3. Thực trạng về nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh

Với 7 nhóm nguyên nhân đã được đề cập tại chương cơ sở lý luận, đề tài đã tiến hành khảo sát các nhóm nguyên nhân gây nên TCSS ở phụ nữ, kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.6 sau:

38

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (Trang 45 - 46)