Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (Trang 39 - 41)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.4. Cơ sở pháp lý về dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần

* Đề án phát triển Nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg

* Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 – 2020 (quyết định số 1215/QĐ- TTg ngày 22/7/2011)

* Thông tư 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội và Bộ Nội vụ quy định chức năng nhiệm vụ của trung tâm công tác xã hội tại cộng đồng

* Thông tư 07/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội Hướng dẫn tiêu chuẩn cộng tác viên công tác xã hội cấp xã.

* Thông tư 43/2015/TT – BYT của Bộ Y tế Quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện

* Thông tư số 01 Hướng dẫn quy trình quản lý trường hợp với người khuyết tật (số 01/2015/TT-BLDTBXH ngày 06/01/2015)

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

32

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về TCSS và khái niệm phụ nữ bị TCSS, các khái niệm về dịch vụ công tác xã hội và dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị TCSS. Những khái niệm này làm rõ về khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài.

Đồng thời, chương này cũng trình bày các dịch vụ công tác xã hội cụ thể đối với phụ nữ bị TCSS, đó là dịch vụ tư vấn, giáo dục xã hội phòng ngừa TCSS, dịch vụ tham vấn, trị liệu tâm lý và dịch vụ quản lý trường hợp. Cùng theo đó là các nguyên tắc cơ bản khi cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho nhóm đối tượng này.

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị TCSS, bao gồm: yếu tố về cơ chế chính sách, vai trò của truyền thông, đặc điểm tâm lý của phụ nữ bị TCSS, vai trò của nhân viên công tác xã hội và tính chuyên nghiệp của các dịch vụ. Ngoài ra, khóa luận cũng đưa ra các cơ sở pháp lý về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trên địa bàn cả nước và Tỉnh Phú Thọ.

Như vậy, qua hệ thống cơ sở lý luận ở chương 1sẽ định hướng cho việc nghiên cứu thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ TCSS từ thực tiễn 3 huyện, thị, thành phố: Đoan Hùng; Thị xã Phú Thọ; thành phố Việt Trì.

33

Chương 2: Kết quả nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh từ thực tiễn Thành phố Việt Trì, huyện Đoan Hùng,

Thị Xã Phú Thọ

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (Trang 39 - 41)