Dịch vụ quản lý trường hợp

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (Trang 51 - 58)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.4.3. Dịch vụ quản lý trường hợp

Với câu hỏi hiểu biết của chị về dịch vụ quản lý trường hợp (quản lý ca) 100% người được hỏi đều trả lời không biết và chưa hề được sử dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, để đánh giá theo đúng tiến trình và các nghiệp vụ của quản lý trường

44

hợp, đề tài đã tiến hành đánh giá 05 nghiệp vụ cụ thể của quản lý trường hợp, các dịch vụ này được giải thích là được thực hiện tại bệnh viện và bắt đầu từ khi nhập viện đến khi xuất viện. Kết quả đánh giá cụ thể như sau:

Bảng 2.11. Các hoạt động quản lý trường hợp đã nhận được và nhu cầu sử dụng

Nhìn vào số liệu bảng 2.11. ta có thể thấy rõ các hoạt động của dịch vụ quản lý trường hợp tại các bệnh viện hiện nay đâu đó có làm, tuy nhiên vẫn chỉ là hồ sơ sản phụ ở khoa sản, chưa thực hiện đúng tiến trình và yêu cầu của nghiệp vụ quản lý trường hợp. Ngược lại, nhu cầu của đối tượng là rất lớn, cụ thể hơn 72% khách hàng được hỏi có nhu cầu được đánh giá toàn diện về nhu cầu của họ, 86,7% có nhu cầu được xây dựng kế hoạch can thiệp, phục hồi và hỗ trợ họ. Đáng chú ý là có hơn 76% có nhu cầu được kết nối để thực hiện các dịch vụ khác mà họ cần. Tuy vậy, hiện nay các cơ sở y tế trên địa bàn khảo sát mới cung cấp dịch vụ còn nhiều hạn chế, chỉ có 13,3% được khảo sát nhu cầu, 25,5% được xây dựng và thông qua kế hoạch can thiệp và 30% được kết nối, chuyển tuyến theo đúng nguyện vọng.

Tôi thấy họ có hỏi, mà chủ yếu là hỏi giờ sao rồi, có còn mệt không, con cái có khỏe không rồi họ ghi vào sổ bệnh của họ. Tôi cũng không biết họ ghi gì trong đó nữa” – Chị Nguyễn Thị Th – Huyện Đoan Hùng; “Nếu được hỏi hết vậy thì hay chứ ạ. Mà ai hỏi, mấy chị ở bệnh viện bận lắm, họ không hỏi đâu, chỉ hỏi sơ sơ rồi ghi vào sổ bệnh thôi” – Chị Nguyễn Thúy H – Huyện Đoan Hùng ; “Nhiều khi muốn chuyển viện để được thăm khám tốt hơn mà có được đâu, họ kêu ở đó chữa được rồi, họ đâu có chuyển đâu chị” – Chị Chị Lê Thu H – Thị xã Phú Thọ; “Cũng

STT Hoạt động Đã được nhận (%) Xếp hạng Nhu cầu sử dụng (%)

1 Khảo sát nhu cầu 13,3 3 72,2

2 Xác định nhu cầu trọng tâm 11,1 4 63,3

3 Xây dựng kế hoạch can thiệp 25,5 2 86,7

4

Thực hiện kế hoạch (Can thiệp phục hồi, Kết nối chăm sóc y tế,

kết nối trợ giúp xã hội khác…) 30 1 76,7

5 Đánh giá (lượng giá) 11,1 5 38,9

45

có mở hồ sơ chị ạ, mà chỉ là hồ sơ bệnh án theo đúng yêu cầu của ngành thôi, còn quản lý thì quản lý bệnh án, chứ trung tâm chưa can thiệp mấy thứ khác được đâu chị” - Y tá Nguyễn Quỳnh H – Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng.

Bảng 2.12. Đánh giá kết quả các hỗ trợ quản lý trường hợp đã được nhận

STT Nội dung Tổng số Mức độ kết quả đạt được (%) Rất tốt Tốt Bình thường Không hiệu quả

1 Khảo sát nhu cầu 12 41,7 25 33,3 0

2 Xác định nhu cầu trọng tâm 10 30 20 20 30

3 Xây dựng kế hoạch can thiệp 23 52,2 17,4 26,1 4,3

4

Thực hiện kế hoạch (Can thiệp phục hồi, Kết nối chăm sóc y tế,

kết nối trợ giúp xã hội khác…) 27 51,9 14,8 25,9 7,4

5 Đánh giá (lượng giá) 10 20 20 30 30

Điểm trung bình 16,4 39,2 19,4 27,1 14,3

Với số liệu được phân tích tại bảng 2.12, ta có thể thấy các hoạt động nghiệp vụ quản lý trường hợp đang được thực hiện tại các cơ sở y tế trên địa bàn khảo sát được đánh giá với kết quả chưa cao. Trong đó việc xác định nhu cầu trọng tâm của đối tượng chỉ có 30% đánh giá rất tốt, tương tự có 30% đánh giá không hiệu quả; với công việc khảo sát nhu cầu, có 33,3% đánh giá đạt kết quả trung bình và có đến 7,4% đánh giá hoạt động kết nối, thực hiện kế hoạch can thiệp không hiệu quả.

Họ hỏi gì đâu, cũng mấy câu đó, nào là ăn được không, ngủ được không, có hay nằm mơ không …” – Chị Phạm Thu H– Thành phố Việt Trì; “Dễ gì họ cho biết, bđâu được trả lời đâu, học nói “ tôi làm bác sĩ hay chị làm bác sĩ” – Chị Lê Thị H huyện Đoan Hùng ác sĩ bảo về thì về, mệt thì lên lại thôi chứ mình không dám hỏi. Mà có hỏi cũng đâu được trả lời đâu, họ nói” tôi làm bác sĩ hay chị làm bác sĩ” – Chị Lê Thị H huyện Đoan Hùng

Từ các kết quả phân tích ở trên, có thể thấy dịch vụ quản lý trường hợp đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị trầm cảm trên địa bàn được nghiên cứu của đề tài vẫn chưa được triển khai thực hiện.

46

Các hoạt động của các cơ sở y tế chỉ dừng lại ở việc tổ chức quản lý bệnh án, chưa chú trọng đến các nghiệp vụ của quản lý trường hợp và đặc biệt với tiến trình và các nguyên tắc, yêu cầu của quản lý trường hợp, hầu hết không được thực hiện.

“Thực sự trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ nói chung và tại 3 cơ sở chị vừa mới hỏi, công tác quản lý trường hợp chỉ mới được tổ chức trong nội bộ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, đặc biệt cho hai nhóm đối tượng là người khuyết tật theo thông tư 01 và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại các phường thực hiện mô hình của Trung tâm, còn tại các ngành, theo tôi được biết họ chỉ mới tổ chức quản lý hồ sơ khách hàng theo cách cũ, như hồ sơ bệnh án của ngành y tế, hồ sơ tội phạm của ngành công an …” – Anh Ng T H – cán bộ quản lý trường hợp – Phòng Công tác xã hội bệnh viện tâm thần Phú thọ.

Từ tất cả các phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy được các nhóm dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con nhỏ bị trầm cảm trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ nói chung và địa bàn 3 địa điểm nghiên cứu nói riêng còn manh mún, chưa được đầu tư đúng mức và chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhóm phụ nữ đang nuôi con nhỏ. Điều này cũng được Ông Trần Văn H trả lời trong nội dung phỏng vấn khi tác giả thực hiện đề tài:

“Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ sau khi sinh tại Việt Nam nói chung, Phú Thọ nói riêng còn phôi thai và chưa chuyên nghiệp. Sang chấn tâm lý sau sinh là một vấn đề khá phổ biến tại các nước. Riêng tại Mỹ, thống kê cho thấy có 9% phụ nữ sinh con có vấn đề này. Trường Đại học Hùng Vương nên nghiên cứu sâu về vấn đề này để có đầu tư thích đáng vì đây là nhu cầu chính đáng và quan trọng của cộng đồng. Trước mắt có nhiều việc có thể làm: cử người đi học ngắn hạn về sang chấn tâm lý sau sinh (Post-partum PTSD), mời chuyên gia quốc tế sang Việt Nam tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ tham vấn viên tại Việt Nam về chủ đề này. Về lâu về dài có thể cấp học bổng cho sinh viên đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ công tác xã hội và yêu cầu họ hướng đến chuyên ngành công tác xã hội trong bệnh viện..”; Hiện nay, tại bệnh viện đa khoa Phú Thọ đã có thành lập phòng công tác xã hội trong bệnh viện, tuy nhiên hiện nay bệnh viện cũng chỉ chú trọng đến chăm sóc sức khỏe thực thể hơn là chăm sóc sức khỏe tâm thần. Hơn nữa, thực tế tại bệnh viện này thiếu bác sĩ trị tâm lý trị liệu sau sinh. Áp lực bác sỹ và điều dưỡng hộ sinh quá nhiều, không có thời gian và sự chuyên nghiệp để nhận định tâm lý sản phụ sau sinh.

47

Đấy là tại bệnh viện, còn ở cộng đồng theo tôi được biết, đến nay kể cả công và tư đều chưa có một cơ sở nào thực hiện hoạt động tham vấn, hỗ trợ tâm lý cho phụ nữ nuôi con nhỏ. Hơn thế nữa, các bà mẹ không được nhận nhiều hỗ trợ từ các trạm y tế phường xã về tâm lý, xã hội khi đến khám thai hoặc khám chữa bệnh cho con. Nói chung, tôi thấy tại Phú Thọ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ sau sinh chưa được quan tâm” Bà Phạm Hồng Ch – Cử nhân tâm lý học- bệnh viện tâm thần Phú Thọ.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

Để đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị TCSS trên địa bàn nghiên cứu, tác giả đề tài đã tiến hành khảo sát nhận xét của các khách thể nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của 05 yếu tố đã được đề cập ở phần lý luận, đó là cơ chế, chính sách; công tác truyền thông, đặc điểm của phụ nữ nuôi con nhỏ bị trầm cảm, đặc điểm của nhân viên công tác xã hội thực hiện nhiệm vụ và tính chuyên nghiệp của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị TCSS. Kết quả đánh giá cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.13. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị TCSS trên địa bàn khảo sát

STT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng (%) Rất ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng 1 Cơ chế, chính sách 46.7% 40.8% 6.9% 5.6% 2 Truyền thông 58.9% 30.0% 11.1% 0% 3 Đặc điểm của phụ nữ bị TCSS 38.9% 34.3% 8.9% 8.9%

4 Vai trò của nhân viên công

tác xã hội 52.2% 33.4% 10% 4.4%

5 Tính chuyên nghiệp của các

dịch vụ 78.9% 21.1% 0% 0%

Nhìn vào bảng 2.13 ta có thể thấy tính chuyên nghiệp của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng phụ nữ bị TCSS có ảnh hưởng lớn nhất đến việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho họ. Cụ thể có đến 78,9% cho rằng rất ảnh

48

hưởng, 21,1% cho rằng có ảnh hưởng. Tiếp đến là hoạt động truyền thông với 58,9% cho rằng rất ảnh hưởng, 30.0% cho rằng ảnh hưởng.

Yếu tố ít ảnh hưởng nhất đến việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho phụ nữ bị TCSS đó là đặc điểm của chính họ với chỉ có 38,9% cho rằng rất ảnh hưởng và 8,9% cho rằng không ảnh hưởng.

Từ những phân tích trên đây, có thể thấy tất cả các yếu tố đều có ảnh hưởng nhất định đến việc triển khai cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị TCSS. Tuy nhiên, một số yếu tố có sức ảnh hưởng rất lớn như tính chuyên nghiệp của các cơ sở cung cấp dịch vụ, các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về dịch vụ này.

49

Tiểu kết chương 2

Với thực trạng về địa bàn nghiên cứu tại 3 đơn vị huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Phú Thọ và khách thể nghiên cứu của đề tài, đề tài đã nhận định việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ mang thai, đang nuôi con nhỏ tại các địa phương nghiên cứu còn những vấn đề bất cập.

Trong chương 2 đã phản ảnh một cách cụ thể về thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị TCSS, đồng thời làm sáng tỏ những lý thuyết, cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề về dịch vụ công tác xã hội dựa trên các cách tiếp cận mà chương 1 đã đề cập.

Cùng với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, thực tại vẫn còn tồn tại những hạn chế và khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho nhóm khách thể nghiên cứu của đề tài; Chưa đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhóm đối tượng phụ nữ bị TCSS;

Trước những thực trạng, hạn chế bất cập từ thực tiễn đòi hỏi việc thực hiện dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nuôi con bị TCSS tại Đoan Hùng, thị xã Phú Thọ; thành phố Việt Trì cần phải có những giải pháp kịp thời, phù hợp và liên tục. Bên cạnh đó, việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội đòi hỏi sự đồng bộ, cộng hưởng và vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị ở địa phương nhằm chung tay giúp đỡ phụ nữ bị TCSS phục hồi thể chất, tinh thần, ổn định và vươn lên trong cuộc sống.

50

Chương 3: Các biện pháp phát triển dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ bị trầm cảm sau sinh (Trang 51 - 58)