Nguồn Khối lượng (tấn/ngày) Tỷ lệ %
RTSH hộ gia đình 6,9 47,26 Rác thải từ chợ 3,8 26,03 Rác thải từ các quán ăn, dịch vụ công cộng 2,5 17,12 Rác thải từ các cơ quan 1,4 9,59
Tổng 16,01 100
Nguồn: Hợp tác xã môi trường thị trấn (2015)
Có thể thấy, rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất. Các hộ gia đình biết tái chế để sử dụng lại nguồn tài nguyên này còn hạn chế nên hầu hết rác đều được đưa đổ dẫn đến lượng rác thải ngày càng tăng.
Toàn huyện Hương Khê có 1 thị trấn và 21 xã tương ứng với 22 chợ. Tại trung tâm thị trấn huyện có 1 chợ Sơn để phục vụ đời sông hàng ngày của nhân dân nên lượng rác thải cũng chiếm một tỷ lệ tương đối (26,03%). Nhất là ở khu vực bán rau, hoa quả và các hàng ăn uống. Rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ bị như rau, củ, quả bị hư hỏng, thức ăn thừa… ngoài ra lượng bai bì, túi nilong cũng khá lớn.
Thêm vào đó là rác thải từ các hoạt động dịch vụ, nhà hàng và các quán ăn, thị trấn huyện bám hai bên Quốc Lộ 1A và một bên men đường Hồ Chí Minh, nơi đây rập trung toàn bộ các cơ quan hành chính của huyện nên việc kinh doanh buôn bán rất phát triển đặc biệt là các cửa hàng… Vì vậy, lượng rác thải phát sinh từ nguồn này cũng chiếm một lượng đáng kể.
Rác thải từ các cơ quan, trường học… chiếm tỷ lệ nhỏ, hầu hết lượng rác thu gom được đều là rác từ bệnh viện huyện. Bởi chưa có khâu xử lý rác thải y tế nên rác từ bệnh viện thải ra cũng được gom lại, phân chia để chôn hoặc đốt. Lượng rác thải từ các cơ quan công sở, trường học hầu hết là giấy loại được đưa đi bán đồng nát, số ít thu gom rồi đốt.
Trên địa bàn thị trấn còn một vài hộ làm nông, phần còn lại là các gia đình mỗi nhà một mảnh vườn nhỏ trồng rau nên lượng rác thải chiếm tỷ lệ nhỏ hơn. Hơn nữa rác thải trong nông nghiệp hầu hết là rác thải tái chế được và bà con nông dân cũng đã sử dụng cách tái chế rác để hạn chế việc thải rác vào môi trường.
4.1.1.2. Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện
Thành phần rác thải của thị trấn và các xã lân cận thay đổi qua các năm. Rất khó xác định chính xác thành phần ngay từ nguồn thải vì trước khi được thu gom đã có sự thu mua, nhặt các loại có khả năng tái sử dụng.
Thành phần RTSH khá phức tạp, bao gồm thành phần vô cơ, hữu cơ, và một phần các chất nguy hại… Trong đó thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ cao.
Theo kết quả điều tra được từ phiếu điều tra nông hộ thì tỷ lệ hữu cơ trong rác thải sinh hoạt là rất cao, trung bình là 75%.
Thành phần hữu cơ cao làm cho rác thải thường có mùi rất khó chịu, những chất này có thể được sử dụng làm nguồn nguyên liệu cho các quá trình xử lý sinh học như ủ phân hoặc phân hủy kỵ khí. Tuy nhiên ở thị trấn chưa áp dụng được phương pháp này trong xử lý. Trên thực tế nhiều hộ gia đình trong thị trấn người dân thường tận dụng các chất hữu cơ dư thừa làm thức ăn cho vật nuôi như: Lợn, gà, cá…
Thành phần phi hữu cơ bao gồm: Túi nilon, đất đá, gạch vỡ, nhựa, bông, vải sợi, da, cao su, vỏ ốc, thủy tinh, kim loại… một phần có khả năng tái chế còn lại chủ yếu là được chôn lấp hoặc đốt.
Tính trung bình mỗi ngày thì một hộ gia đình dùng từ 3 đến 4 túi nilon và các loại túi bóng. Khi đi chợ hay mua các loại sản phẩm hàng hóa như rau, các , các loại thực phẩm tươi sống đều được cho vào mỗi túi nilon, rất tiện cho việc sử dụng. Hay những loại thực phẩm hàng ngày chúng ta vẫn thường dùng như các loại mì gói, bánh kẹo…đến các loại hàng hóa như dầu gội đầu, xã phòng, sữa tắm…đều được thiết kế theo những hình thức khiểu cách khác nhau, đa dạng phong phú chủng loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, các sản phẩm này đều được đựng trong các loại bao bì có nguồn gốc từ túi nilon, có thể thấy rằng ngày nay hầu như túi nilon được sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi. Cũng bởi tính chất tiện dụng của nó và giá thành sản xuất khá rẻ nên khi đi mua hàng việc xin thêm một cái túi là rất dễ dàng, trong khi người dân sử dụng có thể nói là lạm dụng túi nilon mà chưa có một biện pháp gì về việc tái sử dụng loại rác này, đã thải ra môi trường một khối lượng rác thải vô cùng độc hại. Nếu chú ý quan sát khi đi ra ngoài vườn, cửa ngõ, dọc các lề đường thôn xóm, các trục đường lớn, từ công viên đến chợ, các bến xe hay ra đến ngoài các cánh đồng thì đi đến đâu ta cũng có thể thấy những chiếc túi nilon, túi bóng nhan nhản khắp nơi. Có nhiều hộ gia đình tự thải các túi nilon xuống các dòng nước, các kênh mương, cống rãnh gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và các mầm bệnh dịch phát sinh. Nếu chôn lẫn vào trong đất túi nilon sẽ cản trở việc phát triển của cỏ, các loài thực vật dẫn đến hiện tượng xói mòn đất,…các nhà khoa học đã chứng minh, các túi nilon này phải mất một khoảng thời gian từ 500 – 1000 năm để có thể phân hủy hết (Nguyễn Trung Việt, 2003).