Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận về xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt
2.1.6.1. Cơ chế quản lý rác thải sinh hoạt của chính quyền
Tổ chức xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt chỉ có thể được triển khai và thực hiện có hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ giữa người dân và cơ chế chính sách quản lý của Nhà Nước như hoàn thiện các văn bản pháp quy về môi trường, vệ sinh môi trường như các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đô thị, các cơ chế chính sách khuyến khích đối với đơn vị thực hiện vệ sinh môi trường, tăng cường tuyên truyền và thay đổi nhận thức của các cấp chính quyền về vai trò của Nhà Nước trong cung ứng dịch vụ công.
Nghị quyết số 41/NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nêu một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, đó là: Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia công tác
bảo vệ môi trường, chú trọng xây dựng và thực hiện các hương ước, qui ước, cam kết về bảo vệ môi trường và các mô hình tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư. Phát triển các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Phát hiện các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường để khen thưởng, phổ biến, nhân rộng.
Căn cứ theo nghị định số 59/2007/NĐ-CP và Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, chính sách về xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt cũng được ưu tiên phát triển cả cấp trung ương và địa phương. Trong đó, chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân tham gia mạnh mẽ vào công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trong sinh hoạt
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã cụ thể hóa các chủ trương nêu trong Nghị quyết 41/NQ-TW bằng các qui định cụ thể: Xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước, thành lập tổ chức dịch vụ môi trường trong khu dân cư (điều 54). Khuyến khích phát triển dịch vụ bảo vệ môi trường (điều 116) và qui định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong công tác Bảo vệ môi trường.
Trong những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ký 8 nghị định liên tịch với các tổ chức đoàn thể nhân dân về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường. Chương trình Quốc gia về nước sạch và VSMTNT trong 2 giai đoạn 2011-2006 và 2006-2011 cũng đưa XHH là giải pháp trong quá trình thực hiện.
Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua cho thấy các chính sách rất phù hợp với điều kiện thực tế hiện hiện nay. Mặc dù vậy, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót. Trước đây Nhà Nước với tư cách là tổ chức pháp nhân duy nhất cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường thì nay Nhà Nước cần đưa ra các chính sách, cơ chế tạo động lực, điều kiện để khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân tham gia vào công tác đó. Khi có sự đồng bộ nhất quán trong các chính sách và có sự đầu tư trong vấn đề xã hội hóa quản lý rác thải sẽ tạo thêm điều kiện để cộng đồng cùng chung tay tham gia vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cũng cần có các văn bản cụ thể để hướng dẫn các cấp địa phương thao gia công tác xã hội hóa, cần đẩy mạnh hơn nữa sự vận động và tuyên truyền để người dân hưởng ứng.Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn ở nước ta còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất hoặc chồng chéo, việc phân công trách nhiệm quản lý chất thải rắn giữa các bộ, ngành còn chưa rõ ràng, nhất là quản lý chất thải rắn ở nông thôn.
2.1.6.2. Kinh phí cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt
Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xử lý rác thải, nhất là đối với rác thải độc hại là rất lớn. Vốn đầu tư này lại cần được huy động từ các nguồn ngân sách nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, nguồn giúp đỡ của các Chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Hiện nay, nhiều địa phương trong nước đã có quy hoạch bãi chôn lấp rác, nhưng kinh phí đầu tư cho việc xây dựng bãi chôn lấp và xử lý rác thải theo yêu cầu bảo vệ môi trường lại thiếu nên không thực hiện được (Thực trạng rác thải ở Việt Nam, 2014).
Ngoài ra để huy động mọi người tham gia vào công tác xã hội hóa BVMT cần có một khoản tài chính để vừa đảm bảo được quy trình hoạt động, vừa có quỹ để khen thưởng, khích lệ những cá nhân, hộ gia đình tham gia tích cực. Bên cạnh đó cũng cần đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho quá trình thu gom và quản lý rác thải.
2.1.6.3. Công tác vận động tuyên truyền và năng lực cán bộ các bên liên quan
- Công tác vận động tuyên truyền:
Để bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và thực hiện các chương trình hành động, nghiên cứu, thực thi các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng môi trường, bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Từ năm 1991, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chú trọng nhiều đến việc tổ chức, quản lý, đưa công tác bảo vệ môi trường vào cuộc sống, xây dựng hệ thống luật pháp, nâng cao nhận thức của nhân dân, tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường; vừa tích cực tham gia các chương trình quốc tế về môi trường, vừa hoạch định và thực hiện các chương trình hành động quốc gia về môi trường (Nguyễn Thị Kim Nhung, 2014).
Trong thời gian qua, các phong trào bảo vệ môi trường được phát động rầm rộ và sâu rộng trong cán bộ và nhân dân như: phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, tổ chức mít tinh với chủ đề: “Thành phố xanh: Kế hoạch cho hành tinh chúng ta”, “Nhiều loài - một hành tinh - tương lai chúng ta”,…
Để các phong trào phát triển sâu rộng, được toàn dân hưởng ứng, cùng với các hoạt động khác, công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng được đẩy mạnh: Đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường được phổ biến đến các cộng
đồng dân cư; tuyên truyền, phản ánh những mô hình, những điển hình tiên tiến; những vấn đề đặt ra về ô nhiễm môi trường và nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại các cộng đồng dân cư,…
- Năng lực cán bộ các bên liên quan:
Môi trường là trách nhiệm chung của cả cộng đồng không phải riêng của một cá nhân hay một tổ chức nào trong xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt sẽ khuyến khích các cá nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế tham gia vào các lĩnh vực BVMT.
Công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc. Đội ngũ người lao động, cán bộ, nhân viên trực tiếp làm công tác bảo vệ môi trường cần phải được phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn và đãi ngộ xứng đáng cả về vật chất, lẫn tinh thần cho từng người, từng chức danh cụ thể.Thường xuyên được quan tâm, bồi dưỡng năng lực để làm tốt công tác tuyên truyền vận động.
2.1.6.4. Nhận thức và mức sống của ngừơi dân
- Nhận thức của người dân:
Mọi người đều phải nhận thức được tầm quan trọng của môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường nói chung. Khi người dân trực tiếp tham gia vào bảo vệ môi trường thì mới thực sự ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong công tác bảo vệ môi trường. Thế nhưng vẫn còn nhiều tập thể, cá nhân còn trói buộc tư tưởng và nghĩ rằng việc thu gom, quản lý rác thải là của các cấp ban ngành có liên quan. Nhiều cá nhân nghiễm nhiên cho rằng nhiệm vụ của họ là đóng phí môi trường hàng tháng để đổi lấy sự trong sạch mà quên mất rằng môi trường sống của mình không nằm thuộc về trách nhiệm của bất kì ai mà ở trong chính ý thức và sự tự giác của bản thân mình. Từ đó gây nên sự khó khăn trong các cuộc vận động, phong trào thi đua hay đơn giản là những công việc mang tính tập thể để xây dựng môi trường xanh.
Mặc dù trong thời gian qua, Sở tài nguyên môi trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Bảo vệ môi trường, mở các lớp tập huấn, in ẫn tờ rơi, xây dựng pa nô, áp phích, tổ chức chiến dịch truyền thông, phát động phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân dân. Cấp ủy đảng, chính quyền cũng tập trung chỉ đạo xấy dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ môi trường đến các xã, phường, thị trấn và từng địa bàn, khu dân cư. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hương ước, quy ước của thôn, xây dựng tiêu chí bảo vệ môi trường. Dù vậy, nhưng do ý thức về bảo vệ môi trường còn hạn chế nên tình trạng trên vẫn đang diễn ra khá phổ biến làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, nhất là ở khu vực nông thôn (Nguyễn Thị Kim Nhung, 2014).
- Mức sống của người dân:
Khi mức sống người dân đang ngày càng được cải thiện thì vấn đề về môi trường sống như thế nào cũng được chú tâm nhiều hơn. Trong mỗi tập thể, cá