Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Đánh giá của các bên liên quan đến xã hội hóa công tác quản lý rác thả
4.3.3. Đánh giá của đại diện các bên liên quan về xã hội hóa công tác quản lý
rác thải sinh hoạt
4.3.3.1. Hội phụ nữ
Xã hội hóa công tác BVMT là việc huy động tất cả các nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xã hội và cộng đồng tham gia vào hoạt động BVMT. Một số tổ chức chính trị - xã hội cũng có thể đại diện cho cộng đồng như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân...Một trong nhưng tổ chức quan trọng nhất và có tầm ảnh hưởng đến người dân trong công tác BVMT tại huyện Hương Khê là hội phụ nữ.
Có hơn 80% hộ dân được tiếp cận vấn đề vệ sinh môi trường, thu gom rác thải thông qua hội phụ nữ. Công tác tuyên truyền về vấn đề rác thải, vận động người dân mang rác đổ đúng nơi quy định cũng như khuyến khích mọi nhà tham gia vào việc thu gom hay xử lý rác của gia đình mình cũng như của thôn xóm được hội làm thường xuyên.
- Tại Hương Trà và Gia Phổ hội phụ nữ trực tiếp làm công tác thu gom rác thải của thôn. Do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc thu gom của hội cũng có phần hạn chế. Mỗi tháng người dân đóng 10.000 nghìn đồng/hộ. Ngoài kinh phí này, thì không có sự hỗ trợ nào khác từ phía các cấp cho hội hoạt động trong lĩnh vực này. Đối với những hộ vứt rác bừa bãi thì hội nhắc nhở, có khi lập biên bản nhưng vì chưa có chế tài nào phạt những hộ này nên cũng chỉ mang tính chất nhắc nhở là chủ yếu.
Hộp 4.4. Kết quả của công tác tuyên truyền
Quan trọng nhất trong công tác xã hội hóa BVMT là ý thức của người dân. Thực hiện cuộc vận động “5 không, 3 sạch” 80% hộ trong TDP đã đạt được kết quả rất đáng mong đợi, tuy vậy nhưng vẫn còn nhiều hộ vô ý vứt rác thải bừa bãi, không tham gia các hoạt động của tổ dân phố tuyên truyền.
Bà Nguyễn Thị Hoa – Chi Hội trưởng hội phụ nữ TDP2, 10:00, 22/11/2015, 37 Huy Cận, Tổ dân phố 2, thị trấn Hương Khê.
4.3.3.2. Đoàn TNCS
Bên cạnh các chi hội phụ nữ không thể không kể đến vai trò của các chi đoàn. Đoàn huyện luôn ý thức được tầm quan trọng của tổ chức nên không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, trang bị các kiến thức về bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho đoàn viên, thanh thiếu niên và cho cán bộ Đoàn các cấp. Với thông điệp “Hành động nhỏ - Thay đổi lớn”, chi đoàn các khối tiên phong trong các hoạt động từ tình nguyện, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.
Hàng tháng Đoàn huyện Tổ chức cho các đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia và làm nòng cốt trong các hoạt động như: Thu gom, xử lý rác thải, chất thải... trên đại bàn dân cư và các khu vui chơi, khu tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ.
Do hạn hẹp về số lượng đoàn viên tại các tổ, xóm nên nhiều chi đoàn không thực hiện được các hoạt động hiệu quả. Vì vậy rất cần sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân.. Theo đánh giá chung của Bí Thư Đoàn thị thì việc kêu gọi các đoàn viên tham gia vào công tác xã hội gặp rất nhiều khó khăn, các đoàn viên đang ở lứa tuổi đi học thì vướng bận chuyện học còn số học xong lại đi làm xa. Nhiều hộ gia đình không khuyến khích con em mình tham gia công tác đoàn, đội cũng như công tác BVMT. Việc chung tay BVMT của nhiều hộ gia đình còn kém, nhất là tình trạng vứt rác không đúng nơi quy định, tự xử lý rác gây ô nhiễm môi trường.
4.3.3.3 Ban Mặt Trận Tổ Quốc
Là tổ chức chỉ đạo thực hiện xã hội hoá, đa dạng hoá các hình thức nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động. Ban mặt trận luôn tạo điều kiện để mỗi người dân phát huy quyền làm chủ, quyền phát ngôn đêr chủ động xây dựng các ý kiến liên quan đến BVMT. Thông qua các buổi họp ngắn tại các tổ, xóm thị, xã Ban mặt trận tổ quốc đánh giá được tình hình công tác các hoạt động để từ đó đẩy mạnh kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của người dân cũng như tổ chức trong việc thực thi BVMT. Tham gia giám sát việc thực hiện qui định quản lý rác thải của các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức đơn vị trên địa bàn, thông báo kịp thời với cơ quan chức năng các vi phạm hành chính về quản lý rác thải trên địa bàn.
Hộp 4.5. Đánh giá của đại diện mặt trận tổ quốc tổ dân phố
Nhìn chung việc kêu gọi người dân chung tay BVMT ngày càng thuận lợi hơn, tuy nhiên một số hộ không tham gia các buổi họp xóm nên chúng tôi không thể tuyên truyền hết được. Và nhiều hộ gia đình vẫn còn theo quan niệm cũ là sạch cho bản thân gia đình mình.
Ông Nguyễn Đình Thông – Trưởng Ban mặt trận tổ quốc TDP1, 09:00,
22/11/2015, 220 Trần Phú, Tổ dân phố 1, thị trấn Hương Khê.
4.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
Nhận thức đầy đủ dẫn đến những thay đổi trong thái độ của người dân, nâng cao sự quan tâm, giảm đi sự lơ là của người dân đối với các vấn đề môi trường và quản lý rác thải; từ đó thay đổi hành vi và cách ứng xử của người dân đối với môi trường. Để người dân nhận thức đúng và đầy đủ, thì rất cần đến yếu tố truyền thông và sự tham gia của các ban ngành đoàn thể, trong đó chính quyền đóng vai trò là người chỉ đạo, hướng dẫn còn nhóm tự quản cấp cơ sở và các đoàn thể xã hội đóng vai là người thực thi các văn bản chỉ đạo của chính quyền, hỗ trợ người dân tiếp nhận thông tin và tuân thủ các quy định đã đề ra. Mặt khác, hành vi của mỗi cá nhân trong cộng đồng cũng bị chi phối bởi văn hóa của cộng đồng và xã hội. Những yếu tố văn hóa của cộng đồng một mặt động viên, khuyến khích, định hướng cá nhân tham gia; mặt khác có thể hạn chế sự tham gia. Vì thế, yếu tố chính sách và các thiết chế đóng vai trò điều hòa và có những điều chỉnh cần thiết để củng cố các thói quen tốt, duy trì các khuôn mẫu và chuẩn mực đúng, đồng thời hạn chế những thói quen chưa tốt đối với môi trường. Như vậy, có thể thấy mỗi yếu tố có vị trí và ảnh hưởng nhất định đến mức độ tham gia của người dân trong các hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải. Các yếu tố đóng vai trò quan trọng ở những mức độ khác nhau nhưng các yếu tố này đều tồn tại trong mối quan hệ với nhau.
Bảng 4.17. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến xã hội hóa công tác quản lý RTSH
Cần tăng cường yếu tố nào trong XHH quản lý RTSH Số hộ Tỷ lệ %
1. Công tác tuyên truyền, xử lý RTSH 29 14,08 2. Sự phối hợp với cơ quan chức năng 21 11,86 3. Nhận thức và mức sống của người dân 31 19,87 4. Kinh phí hỗ trợ 22 17,60