việc thiết thực cần được duy trì ổn định dài lâu. Tuy nhiên trong xã hội luôn xuất hiện kẻ giàu, người nghèo. Đối với tầng lớp lao động, nông thôn bản thân họ không phải không có ý thức về vấn đề môi trường mà là sự quan tâmc ủa họ đến môi trường gần như không có. Khi mà hàng ngày các bãi rác thải là nguồn thu nhập chính của họ, khi mà ngay cả những việc họ đang làm mặc dù biết sẽ hủy hoại môi trường nhưng họ vẫn làm... bởi vì đó là nguồn sống duy nhất của họ. Khi cuộc sống còn bấp bênh thứ con người ta để tâm và nghĩ tới đó là làm sao đủ cơm ăn áo mặc chứ không phải là môi trường lành mạnh, không khí an hòa.
Trong cùng một thời điểm, cùng một môi trường sống nhưng mức sống khác nhau sẽ tạo nên những con người với những suy nghĩ, cách làm khác nhau. Vì vậy để cải thiện được tình hình bấp bênh đó, trước hết Đảng và Nhà nước phải quan tâm hơn nữa đến đời sống nhân dân, quan tâm đến nguồn thu nhập và cách tạo ra nguồn thu nhập của các cá nhân. Phải đi từ những việc tưởng chừng là nhỏ nhặt, không liên quan đến nhau thì mới có thể vững chắc cho các công tác tương lai được bền vững.
2.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT RÁC THẢI SINH HOẠT
Tình hình phát sinh chất thải sinh hoạt ở một số nước khác nhau trên thế giới là rất khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội và hệ thống quản lý của mỗi nước. Nói chung mức sống càng cao, lượng chất thải phát sinh
cang nhiều. Nếu tính trung bình mỗi ngày một người thải ra môi trường 0,5 kg rác thải sinh hoạt thì trên toàn thế giới sẽ có trên 3 triệu tấn rác thải mỗi ngày, một năm xấp xỉ khoảng 6 tỷ tấn rác.