Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Khái quát thực trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh
4.1.2. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện
4.1.2.1. Một số mô hình tham gia công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện
Tại nhiều vùng nông thôn hiện nay đã hình thành các mô hình thu gom rác thải do dân tự quản. Việc thực hiện các mô hình tham gia công tác quản lý rác thải hiệu quả sẽ có ảnh hưởng tích cực đến rất nhiều lĩnh vực như xã hội, kinh tế. Tuy nhiên rất ít mô hình thực hiện hiệu quả.
Bảng 4.6. Tổng hợp hoạt động của các mô hình dịch vụ quản lý chất thải nông thôn trên địa bàn huyện
TT Nội dung
Mô hình dịch vụ
Tự quản HTX dịch vụ MT UBND xã thành lập
1
Địa bàn hoạt động Thị Trấn, Hương Bình, Gia Phổ, Hương Trà
Thị Trấn
Hương Khê Hương Trà, Gia Phổ 2 Kinh phí hoạt động
- Ngân sách NN (%) 0 10 0 - Đóng góp của dân (%) 100 90 100 3 Thu nhập (1000
đ/người/tháng) 0 2.000-2.500 1.500-1.700 4 Bảo hộ lao động (bộ/năm) Không có 2 1 5 Bảo hiểm xã hội Không có Tự đóng Tự đóng 6 Bảo hiểm y tế Không có HTX đóng UBND xã 7 Thiết bị thu gom Trích từ kinh phí HTX trang bị Trích từ kinh phí 8 TB vận chuyển Không có Đầu tư từ ngân
sách HTX
Trích từ kinh phí 9 Tính ổn định Không ổn định Tương đối ổn định Trung bình
Mô hình chuyên quản do Hợp Tác Xã môi trường Huyện Hương Khê phụ trách:
- Khu vực áp dụng: Mô hình chuyên quản áp dụng cho toàn bộ khu vực thị trấn.
- Nguồn kinh phí hoạt động: Chủ yếu dựa vào đóng góp của dân để duy trì
công việc vệ sinh.
- Quy trình thu gom, vận chuyển và chất lượng dịch vụ: Công nhân thu gom
rác thủ công bằng xe đẩy. Sau đó đẩy xe đến điểm tập kết tạm thời. Riêng đối với việc thực hiện quét hè, đường, tua vủa gốc cây chỉ khi có chỉ thị từ trên. Việc thu gom rác được thực hiện 2 ngày/lần (đối với khu vực thị trấn), thu gom chung rác vô cơ và hữu cơ. Ngày lễ tăng cường thêm xe cuộn.
Việc vận chuyển rác về bãi rác Trại Lợn thực hiện bằng xe chuyên dùng hợp vệ sinh.
Theo báo cáo của HTX môi trường và qua quá trình điều tra cho thấy gần 98% số hộ ở thị trấn đã thực hiện phong trào. Ở mô hình này, HTX đảm nhận việc thu gom và vận chuyển rác thải trên địa bàn thị trấn. Các thông tin của huyện về rác thải còn phụ thuộc báo cáo của HTX và các xã nên chưa có thông tin chính xác để đưa ra các quyết sách, đây có thể nói việc giám sát kiểm tra của huyện đối với công tác này còn lỏng lẻo.
Với mô hình này thì việc thu gom và vận chuyển rác tốt nên các trục đường chính và khu vực chuyên quản sạch sẽ hơn. Tuy nhiêu, việc thu gom còn ở phạm vi hạn hẹp chưa mở rộng ra nhiều xã nên lượng rác thải trong môi trường còn tồn đọng. Dự định trong thời gian tới, HTX môi trường thị trấn sẽ thu gom thêm rác thải cho các xã lân cận.
Mô hình tự quản do UBND xã thành lập
Đây là mô hình có sự tác động và khởi xướng của UBND xã để hình thành nên tổ, đội chuyên làm công tác thu gom rác thải. Các tổ, đội này do chính người dân trong xã tham gia dưới hình thức tự nguyện. Các tổ vệ sinh môi trường được triển khai tại các thôn và một số ngõ, xóm nhỏ, chợ… trong khu vực của xã. Các tổ thu gom có quy chế hoạt động riêng, được trang bị xe chở rác, cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi, ... để thực hiện công việc thu gom. Việc thu phí và trả tiền công hàng tháng cho những người thu gom có sự thảo luận, bàn luận cuả người dân và chính quyền. Các tổ này chịu sự quản lý của
UBND xã, kinh phí hoạt động chủ yếu được lấy từ việc thu phí của các hộ dân và một phần ít hỗ trợ từ địa phương.
Theo điều tra năm 2015 của UBND xã Hương Trà, trên địa bàn xã hiện nay tổng số lao động cố định của các tổ vệ sinh môi trường là 10 người, tham gia thu gom rác thải trên 7 khu vực với khối lượng rác thải khoảng 5,7 tấn/ngày. Việc thu gom được thực hiện 2 lần/tuần. Sau khi thu gom rác, tổ đội sẽ làm công tác vận chuyển rác về đổ tại hố rác của xã tại xóm Phố Cường.
Ưu điểm của mô hình này là hoạt động mang tính chuyên môn của các tổ, đội gắn với địa bàn dân cư nên việc thu gom rác tương đối nhanh gọn; có sự gắn kết giữa chính quyền và địa phương thể hiện ở việc chính quyền hỗ trợ một phần và người dân đóng góp một phần, do đó góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước. Mô hình này cũng giải quyết việc làm và mạng lại thu nhập cho một bộ phận người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, mô hình này còn mang tính nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp, chưa có tính bền vững, các trang thiết bị còn thô sơ nên việc thu gom rác không triệt để, không hiệu quả, gây mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan bộ mặt nông thôn… Mặt khác do kinh phí hạn hẹp nên thu nhập của những người tham gia các tổ, đội thưởng thấp.
Được đánh giá là mô hình có tính khả thi cao tại các xã trên địa bàn huyện, đây là mô hình được thí điểm tại xã Gia Phổ. Phổ biến tiếp cho các xã vừa hoàn thành xong chỉ tiêu nông thôn mới năm 2015 vừa qua. Dự định mô hình này sẽ tiếp tục được phát triển và nhân rộng ra cho những xã còn lại trong huyện, để bên cạnh đó vừa thực hiện tiêu chí nông thôn mới vừa thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường.
Mô hình tự quản có sự tham gia của cộng đồng
Với mô hình này thì tính tự quản của mỗi hộ gia đình được phát huy tối đa. Trên địa bàn cư trú, tổ tự quản được thành lập với một số lượng các hộ gia đình nhất định, trong đó các nhóm hộ này sẽ tổ chức bảo nhau giữ gìn vệ sinh trong phạm vi gia đình cũng như tổ của mình. Tại Thị Trấn, trung bình một tổ dân phố có 8,9 tổ được chia nhỏ để dễ dàng cho việc hoạt động cũng như giữ gìn vệ sinh chung. Mô hình này đã đạt hiệu quả rất cao tại thị trấn khi được lồng ghép vào cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Bên cạnh đó, việc thực hiện khẩu hiệu “năm sạch, sạch từ nhà ra ngõ” được các hộ gia đình hưởng ứng từ đó làm tăng sự đoàn kết giữa các gia đình. Mặc dù vậy do quy mô
còn nhỏ, sự vận động tuyên truyền chưa rộng rãi nên các xã viên tại các xã còn thiếu kiến thức, chưa có sự hỗ trợ, tương tác và tham gia xây dựng.
Bản chất hoạt động tự quản của cộng đồng dân cư cơ sở chính là “giá trị xã hội”, điều này không phải từ các tác nhân bên ngoài tác động vào mà chính là từ những biểu hiện uy tín xã hội của mỗi con người hoặc từng tập thể cộng đồng đó. Từ đây sẽ tạo ra một sự lan truyền thông tin trong khu vực môi trường ở cơ sở mà họ đang hoạt động. Là mô hình hoạt đông dựa trên ý thức, sự tích cực, chủ động và tính đoàn kết của người dân, hiện nay đại đa số người dân đều biết đến hình thức hoạt động của mô hình này. Người đứng đầu cho các tổ đội thường là chi hội trưởng hội phụ nữ, tổ trưởng tổ dân phố, bí thư đoàn các tổ dân phố, xã. Là những nhân lực chủ chốt, nhiệt tình và có năng lực về vấn đề tuyên truyền , tại một số tổ dân phố họ đã tạo ra những quy ước nội bộ cộng đồng về vấn đề vệ sinh môi trường như xử phạt, khen thưởng, phân công trách nhiệm… Thông qua đó cộng đồng dân cư đã phần nào phát huy tính văn hóa, có ý thức hơn trong việc BVMT, giữ gìn khuôn viên sống lành mạnh.
Bảng 4.7. Sự tham gia của người dân trong công tác XHH
Số hộ tham gia công tác xã hội hóa công tác quản lý RTSH Số hộ Tỷ lệ %
Có 55 53,40
Có biết nhưng không tham gia 27 26,21
Không 21 20,39
Số hộ tham gia phản ảnh vấn đề môi trường
Thường xuyên 28 27,18
Không 33 32,04
Thỉnh thoảng 31 30,10
Hiếm khi 11 10,68
Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra (2015)
Ngoài những mô hình XHH BVMT trên, tại địa bàn còn có thêm các phong trào XHH BVMT. Ngày nay với sự hỗ trợ rất lớn của các phương tiện
truyền thông như: đài phát thanh, truyền hình, báo chí, internet... thì các phong trào tham gia BVMT không ngừng được mở rộng về số lượng lẫn chất lượng.
Phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện BVMT
Phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyên do Đoàn huyện khởi xướng và tổ chức thực hiện, hướng về cơ sở địa phương để hỗ trợ nhân dân trong mọi hoạt động. Hàng tháng, Đoàn các đơn vị đều tổ chức vệ sinh môi trường trên các tuyến đường, khu lưu niệm, khu di tích... Bên cạnh đó, Đoàn không ngừng tổ chức, tuyên truyền để mọi người nâng cao ý thức, không đổ rác thải tự do ra môi trường, giữ gìn vệ sinh nhà cửa, xây dựng môi trường sống trong lành. Đồng thời chi Đoàn các xã, thị luôn hưởng ứng những ngày lễ lớn như: Thành lập Đoàn, Ngày môi trường Thế Giới...
Phong trào toàn dân tham gia BVMT
Từ năm 2003, sau khi Chiến lược BVMT quốc gia được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt, nội dung BVMT được Ủy ban TWMTTQVN xác định là một trong sáu nội dung quan trọng của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và từng bước triển khai trong hệ thống Mặt trận các cấp.
Ban thưởng trực UB MTTQ huyện đã chỉ đạo mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt; mở các chuyên mục về BVMT trên các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, truyền thanh, áp phích...
Hàng năm vào những ngày lễ, Ban thường trực UB có thông tư hướng dẫn cho các tổ chức đoàn thể tổ chức các hoạt động mít tinh kỷ niệm; tham gia các hoạt đông làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm, các khu vuẹc công cộng, trông và chăm sóc cây xanh... Trong những năm gần đây, UBTWMTTQ phối hợp cùng với Huyện Đoàn tập trung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT cho nhân dân ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng có đồng bào là tín đồ tôn giáo. Cùng với nhiều hoạt động tích cực khác, MTTQ Huyện nhà đã góp phần quan trọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của người dân và cộng đồng xã hội về nhiệm vụ BVMT.
4.1.2.2. Các công cụ, biện pháp hỗ trợ trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt
a) Công cụ pháp lý
Về mặt xây dựng thể chế, thời gian qua, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Một trong
những thành tựu của hệ thống pháp luật về BVMT là việc xây dựng, xác định được hệ thống nguyên tắc cơ bản trong chính sách, pháp luật về BVMT. Có thể kể đến là các văn bản luật và dưới luật như: Luật BVMT 2015 và các đạo luật, pháp lệnh về bảo vệ các thành tố môi trường (còn gọi là các đạo luật, pháp lệnh về tài nguyên). Cụ thể, đó là các đạo luật, pháp lệnh như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Luật Đất đai năm 2003; Luật Thủy sản năm 2003; Luật Dầu khí năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung năm 2000, 2008); Luật Tài nguyên nước năm 1998; Luật Khoáng sản năm 2010...
Hiện nay tỉnh Hà Tĩnh có 1,23 triệu dân, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày khoảng 1.140 tấn, mỗi năm khoảng 410.400 tấn. Xác định việc thu gom xử lý lý rác thải là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai các biện pháp thu gom xử lý, tham mưu ban hành Nghị quyết số 132/2010/NQ-HĐND ngày 13/10/2010 của HĐND tỉnh về đề án Quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và định hướng những năm tiếp theo và Kế hoạch 4600/KH-UBND ngày 30/10/2010 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 132/2010/NQ-HĐND.
b) Công cụ kinh tế
Nên sử dụng các công cụ kinh tế nhằm khuyến khích những hành vi tích cực đối với môi trường và có những biện pháp thích đáng như xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định VSMT.
Mà công cụ kinh tế phù hợp và hiệu quả hơn cả là sử dụng nguồn xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định VSMT để gây quỹ nhằm khích lệ động viên kịp thời những cá nhân, tập thể có những thành tích xuất sắc trong công tác BVMT.
Hiện nay trên địa bàn huyện nói chung đang áp dụng công cụ kinh tê, mở rộng ra phí đối với CTR công nghiệp, mức phí CTR công nghiệp phải hướng tới đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho công tác thu gom, cận chuyển xử lý và chôn lấp.
- Phí người dùng: Đây là khoản phí mà người sử dụng dịch vụ phải trả cho
các dịch vụ môi trường nhử thu gom hay xử lý các RTSH, làm sạch môi trường, cảnh quan nguồn nước, được áp dụng cho thị trấn và các xã đã thực hiện các mô hình BVMT.
- Phí đồ bỏ CTR: Thường áp dụng cho các khu vực sản xuất như nhà máy gạch (Hương Bình)...
- Phí theo sản phẩm: Đây là khoản phí được đưa vào giá bán sản phẩm có
khả năng gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng, mua bán, kinh doanh, phải thu hồi bao bì, dầu thải để giảm thiểu ô nhiễm...
c) Tuyên truyền, vận động
Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của toàn ngành, công tác truyền thông nhằm cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường trên các phương tiện đã được đẩy mạnh và đạt được nhiều thành tựu. Nhiều chuyên mục, chuyên trang, chương trình của cơ quan truyền hình với hàng trăm bài, tin, ảnh được đăng tải, truyền thanh đã kịp thời phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường địa phương hoặc biểu dương những điển hình tiên tiến trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nhận thức được vai trò của các lực lượng trong xã hội trong việc nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường, công tác giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng đã được quan tâm đẩy mạnh. Trong năm qua, phối hợp cùng với Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên, Ban Mặt Trận địa phương đã tổ chức nhiều sự kiện môi trường như Ngày Nước thế giới 22/3, Ngày Đa dạng sinh học 22/5; Ngày Môi trường Thế giới 5/6. Các hoạt động này đã trở thành động lực phong trào cho các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai hàng năm; nhiều phong trào, mô hình bảo vệ môi trường đã được hình thành và phát huy hiệu quả.