Quan trọng nhất trong công tác xã hội hóa BVMT là ý thức của người dân. Thực hiện cuộc vận động “5 không, 3 sạch” 80% hộ trong TDP đã đạt được kết quả rất đáng mong đợi, tuy vậy nhưng vẫn còn nhiều hộ vô ý vứt rác thải bừa bãi, không tham gia các hoạt động của tổ dân phố tuyên truyền.
Bà Nguyễn Thị Hoa – Chi Hội trưởng hội phụ nữ TDP2, 10:00, 22/11/2015, 37 Huy Cận, Tổ dân phố 2, thị trấn Hương Khê.
4.3.3.2. Đoàn TNCS
Bên cạnh các chi hội phụ nữ không thể không kể đến vai trò của các chi đoàn. Đoàn huyện luôn ý thức được tầm quan trọng của tổ chức nên không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, trang bị các kiến thức về bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho đoàn viên, thanh thiếu niên và cho cán bộ Đoàn các cấp. Với thông điệp “Hành động nhỏ - Thay đổi lớn”, chi đoàn các khối tiên phong trong các hoạt động từ tình nguyện, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.
Hàng tháng Đoàn huyện Tổ chức cho các đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia và làm nòng cốt trong các hoạt động như: Thu gom, xử lý rác thải, chất thải... trên đại bàn dân cư và các khu vui chơi, khu tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ.
Do hạn hẹp về số lượng đoàn viên tại các tổ, xóm nên nhiều chi đoàn không thực hiện được các hoạt động hiệu quả. Vì vậy rất cần sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân.. Theo đánh giá chung của Bí Thư Đoàn thị thì việc kêu gọi các đoàn viên tham gia vào công tác xã hội gặp rất nhiều khó khăn, các đoàn viên đang ở lứa tuổi đi học thì vướng bận chuyện học còn số học xong lại đi làm xa. Nhiều hộ gia đình không khuyến khích con em mình tham gia công tác đoàn, đội cũng như công tác BVMT. Việc chung tay BVMT của nhiều hộ gia đình còn kém, nhất là tình trạng vứt rác không đúng nơi quy định, tự xử lý rác gây ô nhiễm môi trường.
4.3.3.3 Ban Mặt Trận Tổ Quốc
Là tổ chức chỉ đạo thực hiện xã hội hoá, đa dạng hoá các hình thức nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động. Ban mặt trận luôn tạo điều kiện để mỗi người dân phát huy quyền làm chủ, quyền phát ngôn đêr chủ động xây dựng các ý kiến liên quan đến BVMT. Thông qua các buổi họp ngắn tại các tổ, xóm thị, xã Ban mặt trận tổ quốc đánh giá được tình hình công tác các hoạt động để từ đó đẩy mạnh kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của người dân cũng như tổ chức trong việc thực thi BVMT. Tham gia giám sát việc thực hiện qui định quản lý rác thải của các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức đơn vị trên địa bàn, thông báo kịp thời với cơ quan chức năng các vi phạm hành chính về quản lý rác thải trên địa bàn.
Hộp 4.5. Đánh giá của đại diện mặt trận tổ quốc tổ dân phố
Nhìn chung việc kêu gọi người dân chung tay BVMT ngày càng thuận lợi hơn, tuy nhiên một số hộ không tham gia các buổi họp xóm nên chúng tôi không thể tuyên truyền hết được. Và nhiều hộ gia đình vẫn còn theo quan niệm cũ là sạch cho bản thân gia đình mình.
Ông Nguyễn Đình Thông – Trưởng Ban mặt trận tổ quốc TDP1, 09:00,
22/11/2015, 220 Trần Phú, Tổ dân phố 1, thị trấn Hương Khê.
4.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
Nhận thức đầy đủ dẫn đến những thay đổi trong thái độ của người dân, nâng cao sự quan tâm, giảm đi sự lơ là của người dân đối với các vấn đề môi trường và quản lý rác thải; từ đó thay đổi hành vi và cách ứng xử của người dân đối với môi trường. Để người dân nhận thức đúng và đầy đủ, thì rất cần đến yếu tố truyền thông và sự tham gia của các ban ngành đoàn thể, trong đó chính quyền đóng vai trò là người chỉ đạo, hướng dẫn còn nhóm tự quản cấp cơ sở và các đoàn thể xã hội đóng vai là người thực thi các văn bản chỉ đạo của chính quyền, hỗ trợ người dân tiếp nhận thông tin và tuân thủ các quy định đã đề ra. Mặt khác, hành vi của mỗi cá nhân trong cộng đồng cũng bị chi phối bởi văn hóa của cộng đồng và xã hội. Những yếu tố văn hóa của cộng đồng một mặt động viên, khuyến khích, định hướng cá nhân tham gia; mặt khác có thể hạn chế sự tham gia. Vì thế, yếu tố chính sách và các thiết chế đóng vai trò điều hòa và có những điều chỉnh cần thiết để củng cố các thói quen tốt, duy trì các khuôn mẫu và chuẩn mực đúng, đồng thời hạn chế những thói quen chưa tốt đối với môi trường. Như vậy, có thể thấy mỗi yếu tố có vị trí và ảnh hưởng nhất định đến mức độ tham gia của người dân trong các hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải. Các yếu tố đóng vai trò quan trọng ở những mức độ khác nhau nhưng các yếu tố này đều tồn tại trong mối quan hệ với nhau.
Bảng 4.17. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến xã hội hóa công tác quản lý RTSH
Cần tăng cường yếu tố nào trong XHH quản lý RTSH Số hộ Tỷ lệ %
1. Công tác tuyên truyền, xử lý RTSH 29 14,08 2. Sự phối hợp với cơ quan chức năng 21 11,86 3. Nhận thức và mức sống của người dân 31 19,87 4. Kinh phí hỗ trợ 22 17,60
4.4.1. Cơ chế quản lý rác thải sinh hoạt của chính quyền
Ô nhiễm môi trường đang là vẫn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại Huyện Hương Khê. Hiện nay vấn đề vệ sinh môi trường và rác thải sinh hoạt trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế do tính phức tạp trong cơ chế quản lý vẫn mang nặng tính chất từ trên xuống, không bám sát thực tế, không phù hợp với tình hình diễn ra. Chính quyền gần như “bó tay” trong việc thực hiện các biện pháp xử lý và có chăng cũng chỉ là những giải pháp tình thế, đối phó trước mắt mà tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng thêm. Mô hình quản lý hiện nay tại địa phương là Huyện có chỉ thị về thị trấn, thị trấn bàn giao lại cho các xã, khối xóm. Kiểu mô hình này mang hình thức thi đua lập phong trào có thành tích chứ hoạt động không được bền vững và không mang lại hiệu quả cao.
Sự phối hợp giữa các bên liên quan còn lỏng lẻo, không có sự đồng bộ và không có được sự thống nhất. Chính quyền thị mặc dù đã có sự quan tâm đến HTX môi trường tuy nhiên sự phối hợp đó còn lỏng lẻo. Nguồn kinh phí hỗ trợ của chính quyền địa phương còn hạn chế. Các văn bản chỉ thị về vấn đề quản lý RTSH được ban hành thường xuyên và đều đặn nhưng việc thực hiện còn mang tính trì trệ, chưa đi sâu vào quần chúng. Các chỉ thị được đưa ra dựa trên những thông báo của xóm, tổ dân phố gửi lên. Cán bộ còn chưa đi thực tế vào môi trường sống, chưa tham gia các hoạt động cùng nhân dân, cũng chưa nhận được phản hồi từ dân nên việc đưa ra các thông báo còn mang tính sơ sài không thực tế dẫn đến việc thực hiện các chỉ thị không được phát huy rộng rãi, không huy động được sự tham gia đông đảo của người dân. Trong chỉ đạo, điều hành còn coi nhẹ vấn đề bảo vệ môi tường, có biểu hiện buông lỏng công tác quản lý, thiếu kiên quyết trong việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; chưa giải quyết dứt điểm các điểm nóng, các tình trạng bức xúc về môi trường.
4.4.2. Kinh phí cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt
Hương Khê đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ nên nguồn kinh phí dồn hết cho các công trình xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Nhất là vào thời điểm, huyện đang di dời các cơ quan chức năng và xây dưng lại chợ Sơn – chợ lớn của huyện. Chính vì thế mà nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác quản lý RTSH đang bị hạn chế. Bên cạnh đó, phí vệ sinh còn thấp chưa đủ để đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng dẫn đến việc số lượng trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom bị ít nên làm giảm hiệu quả công việc.
Bảng 4.18. Mức phí VSMT đối với từng đối tượng tại các đơn vị
ĐVT: nghìn đồng
Đối tượng đóng phí Đơn vị
Thị trấn Hương Trà Gia Phổ Hương Bình
Hộ không kinh doanh 15 10 10 - Nhà hàng, quán ăn 20 15 15 -
Ki ốt chợ 10 5 5 5
Khách sạn, nhà nghỉ, phòng trọ 20 - - - Đơn vị hành chính 20 15 15 10
Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra (2015)
Mặc dù đã có sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân, đầu tư từ ngân sách cho bảo vệ môi trường tăng dần qua từng năm; tuy nhiên, việc phân bổ còn rải rác, cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia còn thiếu và chưa đồng bộ nên tỷ lệ đóng góp hỗ trợ cho công tác vệ sinh môi trường nói chung hiện nay trên địa bàn còn thấp. Bên cạnh đó, chưa có cơ chế huy động nguồn lực trong xã hội nên nguồn lực huy động được còn nhỏ lẻ, không đáng kể. Thiếu nguồn lực đầu tư là thách thức lớn trong bối cảnh vấn đề môi trường ngày càng gia tăng, tích tụ ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Đầu tư, chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực trong xã hội còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; sử dụng nguồn lực tài chính dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm nên kém hiệu quả.Do vậy việc xã hội hóa công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt bị ảnh hưởng lớn do không có nguồn kinh phí để duy trì cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong thời gian tới, các cấp lãnh đạo huyện cần phải có những cơ chế, chính sách cụ thể để huy động hơn nữa nguồn lực tài chính cho xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng.
4.4.3. Công tác vận động tuyên truyền và năng lực các bên liên quan
Bảo vệ môi trường là vấn đề toàn cầu, đòi hỏi sự chung tay của mỗi quốc gia và mỗi người dân chúng ta. Thực tế cho thấy, nhiều công việc không thể dựa hoàn thoàn vào Nhà nước mà phải huy động thêm lực lượng của cộng đồng tham gia mới đạt hiệu quả cao. Việc xã hội hóa nhằm huy động cộng đồng dân cư tích cực tham gia vào các hoặt động công ích, góp phần hạn chế các tệ nạn tham nhũng, quan liêu.
Công tác vận động Nhân dân thực hiện phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cáo sức khỏe được chính quyền, Mặt trận, Hội phụ nữ phối hợp tổ chức thực hiện
rất thiết thực. Các tổ tự quản chủ động tuyên truyền, vận động Nhân dân; nêu cao trách nhiệm giữ gìn vệ sinh gia đình và khu phố. Ban vận động đã giao trách nhiệm cho từng cán bộ cơ quan phụ trách tại tổ dân phố định kỳ tham dự các buổi sinh hoạt của tổ dân phố, tham dự giao ban với các tổ tự quản nhằm thường xuyên đôn đốc, vận động, phổ biến kiến thức nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, nâng cao sức khoẻ cho người dân và đôn đốc nhắc nhở hộ dân ký cam kết thực hiện 4 nội dung bảo vệ môi trường trên tinh thần “Tự giác, tự quản và tự nguyện”. Bản cam kết này được dán vào những nơi dễ nhìn, dễ đọc, dễ nhớ và dễ kiểm tra. Bên cạnh các biện pháp tuyên truyền vận động, lực lượng kiểm tra quy tắc, cảnh sát khu vực thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các gia đình chậm chuyển biến, cố ý không thực hiện đúng nội dung đã cam kết; đồng thời xử lý hành chính các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Các tổ tự quản tự phân công người dân chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát nhắc nhở việc thực hiện Bản cam kết bảo vệ môi trường đến từng hộ dân. Đồng thời nắm bắt những thông tin, mâu thuẫn trong Nhân dân, trong các hộ dân có liên quan đến vệ sinh môi trường để phối hợp với tổ hoà giải, nhẹ nhàng động viên thực hiện. Để hoạt động tuyên truyền đạt được hiệu quả cao rất cần những cán bộ phụ trách có năng lực.
Khi khảo sát về trình độ chuyên môn của các công nhân trong hợp tác xã cho thấy 1/3 công nhân không có học vấn chuyên môn. Tại Hợp Tác Xã thị trấn có 1 kế toán bằng Đại Học, 1 chủ nhiệm bằng cao đẳng kinh tế. Còn tại xã Gia Phổ Và Hương Trà, các công nhân chủ yếu là hội phụ nữ và một số ít thanh niên đoàn viên nên trình độ học vấn có phẩn nhỉnh hơn. Tuy nhiên lực lượng công nhân này không được duy trì lâu dài, mang tính chất vụ mùa, ngắn hạn do vậy trong thời gian tới sẽ rất dễ xảy ra tình trạng thiếu nhân lực gây trì trệ cho công tác thu gom.
Phải là người am hiểu và có học vấn về vấn đề môi trường xã hội mới có thể thuyết phục được bà con nhân dân chung tay hợp sức giữ lấy môi trường sống. Việc điều động cộng đồng tham gia cần lắm sự kiên trì và bài bản. Vì vậy, đối với cán bộ tham gia công tác tuyên truyền cần phải có năng lực, có nhiệt huyết để kêu gọi mọi tầng lớp tham gia hoạt động công tác BVMT.
4.4.4. Nhận thức và mức sống của người dân
Vấn đề đáng bàn nữa là ý thức của một số bộ phận không nhỏ người dân trong việc xử lý rác thải. Thực tế cho thấy đã có những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình nhận thức được lợi ích của việc thu gom và xử lý rác, nhiều hộ đã chấp hành nghiêm chỉnh. Tuy nhiên ở nhiều nơi rác vẫn được người dân đổ một cách tùy
tiện ra bất cứ nơi nào có thể như chân đê, bờ ruộng, góc ao hay nghĩa địa. Tệ hại hơn là nhiều người vẫn có thói quen đổ rác xuống sông, coi các dòng sông như là nơi chứa rác vô tận vì cho rằng rác sẽ tự phân hủy dưới nước. Nếu có dịp đi đến các dòng sông ở hầu hết huyện đều thấy chung tình trạng là rác trôi đầu mặt sông, rác dạt vào hai bên bờ, trong đó có không ít rác là giường chiếu, chăn, đệm, thậm chỉ cả xác xúc vật chết. Một số hộ gia đình không tham gia ký hợp đồng thu gom rác. Ngoài ra một số hộ các xã lân cận thường xuyên mang rác vào khu vực thị trấn. Đặc biệt do lượng sông ngòi tại Hương Khê khá dày nên cứ vào mùa mưa lũ một khối lượng rác lớn trôi dạt về địa bàn.
Xuất hiện tình trạng trên một phần là do tập quán cũ của người dân và hơn hết là do nhận thức của họ còn thấp. Chính vì vậy việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức người dân trong công tác BVMT đặc biệt cần được chú trọng.
Thu nhập ảnh hưởng đến mức sống của người dân và nó ảnh hưởng không nhỏ đến lượng rác thải ra hằng ngày. Khi mức sống người dân nâng cao, việc đòi hỏi được sống trong môi trường xanh, sạch, đẹp là điều tất yếu, họ sẵn sang chi tiền để được sống trong môi trường trong lành, nhưng bên cạnh đó thời gian để tham gia công tác xã hội hóa gần như không có. Khi được hỏi ngoài 20 hộ có kinh tế khá giả trên địa bàn thị trấn gần 20 hộ đồng ý với việc chi tiền để môi trường sạch, nhưng không ai muốn tham gia công tác vệ sinh bởi họ không có thời gian để