Chiến lược Nhóm
Ssắp xếp ngẫu nhiên Nhóm 4 Sước lượng trung gian Nhóm 1
Schuyển đổi và sắp xếp Nhóm 2, Nhóm 3 Đây là bài làm của nhóm 1
Qua cuộc trao đổi của các thành viên nhóm 1, chúng tơi biết được các em đã dùng chiến lược Sước lượng trung gian để giải quyết câu hỏi 2c này.
HS5: Cái này nhất, cái này nhì, cái này ba, cái này bét HS2: Vì sao nó là nhất
HS4: 750 < 850 nên cái này nhẹ nhất. Cái này là 1 kg, cái này cũng 1 kg, cái này cũng 1 kg nên ta so sánh 200 < 600 < 700 nên cuốn sách rồi đến quả thơm và quả dưa lưới. Còn cái kèn là 2 kg nên nặng nhất.
Phần nháp của nhóm 2.
Với nhóm 2, chúng tơi nhận thấy rằng HS đã biết chuyển các số đo khối lượng không cùng đơn vị đo về cùng một đơn vị đo để so sánh và sắp xếp. Nhóm 2 đã đổi đơn vị đo từ kg về gam. Tuy nhiên, qua cuộc trao đổi của HS cho chúng tôi biết ban đầu HS cũng đã dùng chiến lược Sước lượng trung gian để giải quyết câu hỏi này. Nhưng sau đó, chính các em cũng là người phát hiện ra yêu cầu bài toán phải đưa các số đo khối lượng về cùng đơn vị đo. Vì vậy, các em nhóm 2 đã kịp thời chuyển đổi hết các số đo khối lượng về đơn vị đo là gam. Điều này được thể hiện rõ trong phần nháp của các em. Nhưng do nhầm lẫn mà các em đã sắp xếp thứ tự chưa đúng giữa khối lượng của quả thơm và cuốn sách.
HS6: Khối lượng của Robot nhẹ nhất. HS4: Tại sao vậy?
HS6: Vì 750 < 850
HS1: Chúng ta so sánh 750 với 850. 2 kg lớn hơn 1 kg nên cái kèn lớn nhất.
Rồi 200 600 700 nên Robot rồi đến củ Cà rốt, sau đó đến cuốn sách, quả
thơm, dưa lưới, cái kèn
HS2: Khoan. Từ từ. Nó chưa cùng đơn vị kìa. Bài tốn yêu cầu cùng đơn vị đo mà.
HS3: Thế thì mình đổi về đơn vị. Cơ có trừ nháp kìa
HS6: Khối lượng của cuốn sách là 1200g. Khối lượng của quả thơm là 1600 g. Của kèn là 2000g
HS4: Ki-lô-gam rồi đến héc-tô-gam rồi đến đề-ca-gam HS: Xong
HS5: Chưa. Còn khối lượng của quả dưa lưới nữa. Khối lượng của quả dưa lưới là 1700g
HS3: Rồi xong rồi. Robot. À Robot khỏi.
HS2: Sao hôm nay ông giỏi bất thường vậy. (Cười) HS6: Do tui đã học bài rồi.
Về phần của nhóm 3, nhóm 3 cũng đã sử dụng chiến lược Schuyển đổi và sắp xếp cho câu 2c. Các em đã dùng bảng đơn vị đo khối lượng để chuyển đổi.
Bên dưới cũng là câu trả lời của nhóm 3
HS5: Bây giờ mình đo khối lượng cuốn sách
HS2: Cái cân này là 2 kg phải khơng? Vậy cái này là 1 kg 200g. Nhóm mình phải ghi ra nháp 1 kg là 1000 g rồi cộng thêm 200 g nữa là 1200g.
HS3: Cái này là 2kg HS4: Củ cà rốt là 760g
HS5: Không phải cái này là 850g
HS2: Vậy khối lượng của quả thơm là 1600 g. Kèn là 2000g
Cuối cùng là nhóm 4, chúng tơi nhận thấy nhóm 4 khá lúng túng và các em còn chưa nắm rõ mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng, nhưng sau quá trình thảo luận, các em đã hiểu vấn đề và đang dần đi đúng hướng. Các em dần chuyển đổi các số đo khối lượng về cùng một đơn vị đo và cũng hiểu cách sắp xếp các số đo khối lượng theo chiều tăng dần.
HS2: Sắp xếp đại đi. Robot, cuốn sách, quả thơm, cái kèn, quả dưa lưới, củ cà rốt.
HS2: Tấn, tạ, yến…. Vậy 12kg = 12000g.
HS5: Không phải. Cô sửa lại 1kg 200g rồi mà. Nên 1kg 200g =1200g. Bôi đi HS3: 850g = 85kg
HS4: Không phải. Sai rồi. 850g đâu cần đổi. HS2: Rồi giờ sao tiếp
HS5: Vậy mình ghi robot, củ cà rốt, cuốn sách, quả thơm, cái kèn. Có nghĩa là mình cho nó tăng dần lên củ cà rốt nó nhỏ hơn cái gì.
Trong phần thể chế cuối pha, GV đã mời đại diện nhóm 2 trình bày chiến lược làm bài và cũng là chiến lược tối ưu mà chúng tôi mong muốn HS thực hiện. GV đã nhắc lại những thao tác mà các em đã thực hiện, ngoài việc nêu lên mối quan hệ giữa các đơn vị đo cứ mười đơn vị của đơn vị đo khối lượng này sẽ hợp thành một đơn vị của đơn vị đo khối lượng tiếp theo kiền kề tính từ phải sang trái. GV cũng đã nhắc lại cho các em cách sắp xếp các số đo khối lượng khi chưa cùng đơn vị đo.
GV: Để so sánh hai số đo khối lượng chưa cùng đơn vị đo các con sẽ làm gì đầu tiên?
HS: Con sẽ đưa tất cả về cùng đơn vị đo và con chọn là đơn vị đo nhỏ nhất ạ. GV: Bạn trả lời đúng chưa nào các con?
HS: Dạ đúng rồi ạ.
GV: Vậy nếu Cô muốn sắp xếp các số đo khối lượng chưa cùng đơn vị đo thì Cơ sẽ làm gì nào? Bạn nào cho Cô biết?
HS: Dạ. Chúng ta sẽ đổi về cùng một đơn vị đo. Sau đó ta sẽ so sánh từng cặp số đo khối lượng ạ. Sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn sẽ là thứ tự tăng dần. Từ lớn về nhỏ là thứ tự giảm dần ạ
GV: Các con dựa vào đâu để chuyển đổi? HS: Dạ vào bảng đơn vị đo khối lượng ạ.
GV: Đúng vậy. Các con nhớ nhé. Cứ hai đơn vị đo khối lượng liền kề sẽ hơn kém nhau mười lần và điều này giống như quan hệ giữa các đơn vị đếm vậy
Như vậy, sau pha hai các em đã hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng cũng như các đơn vị đếm trong HĐTP. Chúng tơi hi vọng đến pha 3 thì số lượng HS dùng đến phương diện thập phân sẽ tăng lên, pha 3 chính là tạo mơi trường để HS thực hiện được điều đó.
4.1.5.3. Pha 3
Ở pha 3, chúng tơi u cầu HS làm bài tốn 3 trên phiếu thực nghiệm số 3. Với bài toán 3, kết quả của 21 HS được chúng tôi thống kê trong bảng 4.3 và 4.4.