Đánh giá tổ chức toán học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) củng cố kiến thức về hệ đếm thập phân qua dạy học đo đại lượng ở tiểu học một nghiên cứu thực hành của giáo viên​ (Trang 65 - 67)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.3. Đánh giá tổ chức toán học

3.3.1 Đánh giá các kiểu nhiệm vụ

Tiêu chuẩn xác định: Các KNV T2.3’, T2.3”, T2.3”’, T3, T4, T6, T3’ và T6.1 đều

được xác định rõ ràng. Các tập mẫu K2.3’, K3, K3’ đưa ra cho HS làm việc khá đa dạng: có đầy đủ các đơn vị lớn hơn và nhỏ hơn đơn vị kg, cũng như là đơn vị mét để chuyển đổi qua lại. Tập mẫu K2.3”’ chỉ có viết một số đo khối lượng “a kg a g1 4 về g”

so sánh hai số đo khối lượng cùng đơn vị đo. T3 xuất hiện khắp nơi trong các tiết dạy vì khi so sánh hai số đo khối lượng, thực hiện phép tính giữa các số đo khối lượng trong bài toán giải thì việc đầu tiên sẽ là chuyển các số đo khối lượng đó là về cùng đơn vị đo nếu chúng chưa cùng đơn vị đo. Tập mẫu K6, K6.1 đưa ra cho HS khá là phong phú nhưng với những bài tập tính thơng thường thì hai số đo khối lượng hoặc số đo đọ dài luôn cùng đơn vị đo. Riêng với một bài tốn giải thì hai số đo khối lượng mới không cùng đơn vị đo. Như vậy cho chúng ta thấy tập K4, K6, K6.1 dường như cịn ít mẫu.

Tiêu chuẩn về lý do tồn tại: lý do tồn tại của các KNV hầu như không được nêu ra

tường minh trong các tiết dạy mà chúng tơi quan sát. Chúng tơi có thể xem như lý do tồn tại của T3 là để đưa các số đo khối lượng về cùng một đơn vị đo nhằm phục vụ cho việc tính tốn, so sánh các số đo vì GV2 có nói “để làm được bài này đầu tiên

chúng ta phải làm gì?” và HS trả lời là “Thưa Cô phải đổi đơn vị ạ”. Tuy nhiên, các

câu hỏi “việc đổi đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo độ dài nhằm mục đích gì?”, “việc so sánh hai số đo khối lượng được dùng để làm gì?”, “việc thực hiện phép tính giữa các số đo khối lượng, số đo độ dài được dùng để làm gì?” đã khơng được đặt ra, và do đó cũng khơng có câu trả lời.

Tiêu chuẩn thỏa đáng: tính thỏa đáng của các KNV được nghiên cứu có mối quan hệ

chặt chẽ với lý do tồn tại của chúng. Những KNV được xem xét thực sự thỏa đáng đối với nhu cầu toán học của HS trong hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên, do khơng nói rõ lý do tồn tại dẫn đến các KNV trên xuất hiện một cách biệt lập.

3.3.2. Đánh giá kỹ thuật

Kỹ thuật 2.3',2.3'' và 2.3.1''',2.3.2"' liên quan đến KNV T2.3’, T2.3” và T2.3”’ thực sự đã được soạn thảo cho dù nó khơng được thể chế hóa bằng chữ viết. Những gì ghi nhận được từ quan sát cho thấy kỹ thuật 2.3',2.3" và 2.3.1''' dễ dàng được sử dụng đối với HS và tầm cỡ cũng như khả năng vận hành của nó là thỏa đáng. GV2 cũng nói đến ưu điểm của kỹ thuật 2.3.1''' là sử dụng cho mọi trường hợp. Đặc biệt, với KNV T2.3”’ có xuất hiện thêm một kỹ thuật “đưa số vào bảng đơn vị đo khối lượng rồi xoá hoặc

thêm chữ số 0 để tìm đơn vị cần ghi” trong giáo án. Tuy nhiên, chúng tơi lại khơng thấy nó xuất hiện trong q trình GV2 triển khai dự án DH.

Kỹ thuật 3 liên quan đến KNV T3 chỉ được soạn thảo trong q trình xây dựng cơng nghệ. Tuy nhiên, HS sử dụng thành thạo khi thực hiện KNV T3. Điều này khẳng định tính dễ hiểu và dễ sử dụng của nó. Kỹ thuật 3' khơng chỉ được soạn thảo trong q trình xây dựng cơng nghệ - lí thuyết mà cịn được thể hiện khi GV nhận xét bài HS. Kỹ thuật 4 liên quan đến KNV T4 chỉ được GV2 lưu ý là ban đầu phải đưa các số đo về cùng đơn vị đo. Điều này cũng dễ hiểu vì kỹ thuật 4 dựa trên kỹ thuật so sánh hai tự nhiên mà HS đã khá quen thuộc ở Tiểu học. Các kỹ thuật cịn lại thậm chí khơng được xây dựng.

Nhìn chung, GV1, GV2 đã ít nói ra tường minh và cũng khơng tạo điều kiện cho HS tự nhận ra được tầm ảnh hưởng, ưu điểm và nhược điểm của từng kỹ thuật.

3.3.3. Đánh giá về công nghệ

Yếu tố công nghệ của các kỹ thuật đều được thể chế hóa rất rõ ràng và tường minh. Mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo độ dài được GV1 viết lên bảng và yêu cầu HS ghi lại. Bảng đơn vị đo khối lượng, bảng đơn vị đo độ dài đã được GV2 phối hợp với HS xây dựng. GV1, GV2 tiếp tục thể chế hóa và cho HS ghi chép lại vào vở sau khi hoàn thành xong bảng đơn vị đo. Những kết quả cơng nghệ này cho phép giải thích các kỹ thuật đặc biệt là kỹ thuật chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) củng cố kiến thức về hệ đếm thập phân qua dạy học đo đại lượng ở tiểu học một nghiên cứu thực hành của giáo viên​ (Trang 65 - 67)