Dàn dựng và phân tích kịch bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) củng cố kiến thức về hệ đếm thập phân qua dạy học đo đại lượng ở tiểu học một nghiên cứu thực hành của giáo viên​ (Trang 83 - 85)

5. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu

4.1.4. Dàn dựng và phân tích kịch bản

Chúng tôi phân tiểu đồ án DH thành 3 pha.

Pha 1 (15 phút)

GV phát cho mỗi em phiếu học tập số 1 gồm một bên có nội dung bài toán 1và bên còn lại là phần để nháp. HS làm bài trong 10 phút. Trong khi HS làm bài GV sẽ quan sát xem các em làm bài như thế nào, chiến lược nào đã được các em sử dụng. Hết giờ làm bài GV mời 2 em HS lên bảng nêu cách giải (nếu 2 HS sử dụng 2 chiến lược khác nhau sẽ được ưu tiên mời lên đầu tiên).

đơn vị đo khối lượng liền kề đứng sau từ phải qua trái. Mười đơn vị đếm sẽ hợp thành một đơn vị đếm liền kề đứng sau từ phải qua trái. Mặt khác, GV sẽ cho HS biết được một số đo khối lượng có thể viết dưới dạng số đo khối lượng có một tên đơn vị đo hoặc số đo có nhiều tên đơn vị đo.

Pha 2 (40 phút)

HS làm việc theo nhóm. GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm 5 HS. GV phát cho mỗi nhóm giấy rô ki có ghi nội dung bài toán 2, dán hình ảnh những bề mặt cân đĩa thể hiện khối lượng các vật và các đồ dùng cần thiết. Đây được xem là phiếu học tập số 2.

GV giải thích đề cho HS hiểu rõ yêu cầu bài toán. Sau khi HS làm xong câu a, GV sẽ treo các giấy rô ki thể hiện câu trả lời các nhóm lên bảng (2 hoặc 3 nhóm). GV mời đại diện các nhóm lên thuyết trình. Các nhóm còn lại nhận xét bài của nhóm bạn. Dự kiến câu a khoảng 15 phút. Chuyển sang câu b, GV cũng sẽ cho HS làm nhóm và trong lúc HS làm việc thì GV sẽ đi quan sát các nhóm. Khoảng 10 phút sau, GV sẽ yêu cầu đại diện 1 đến 2 nhóm đứng tại chỗ đọc to câu trả lời của nhóm mình và giải thích. Các nhóm còn lại nhận xét. Đến với câu c, thời gian cho câu này là 15 phút, trong khi các nhóm trao đổi, bàn luận thì GV sẽ đi đến từng nhóm để quan sát và hỗ trợ các em khi cần thiết, chú ý xem các em sử dụng chiến lược nào. Hết thời gian làm bài, GV mời các nhóm treo giấy rô ki của nhóm mình lên bảng và yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày. GV sẽ ưu tiên cho nhóm nào dùng chiến lược

Schuyển đổi và sắp xếp trước.

Tổng kết pha: GV xây dựng cho HS kỹ thuật sắp xếp các số đo khối lượng khi chúng không cùng đơn vị đo thì việc đầu tiên phải đưa chúng về cùng đơn vị đo. Tiếp đến, so sánh các số đo khối lượng cùng đơn vị đo như so sánh các số tự nhiên bên HĐTP. Đặc biệt, bài toán cho thấy sự cần thiết của việc vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bước chuyển đổi các số đo khối lượng về cùng đơn vị đo.

Pha 3 (25 phút)

Trong pha 3, GV sẽ phát cho mỗi HS phiếu học tập số 3 có ghi nội dung bài toán 3. Sau 15 phút khi HS hoàn thành bài 3. GV mời HS lên bảng trình bày bài làm của mình,

có thể mời HS trình bày câu a, HS khác trình bày câu b, yêu cầu các em giải thích rõ cách các em giải quyết bài toán. Đặc biệt là bước chuyển đổi.

Tổng kết pha: GV thể chế khi thực hiện phép tính với các số đo không cùng đơn vị đo độ dài các em HS phải vận dụng đến mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài cũng chính là phương diện thập phân của HĐTP. Cứ mười đơn vị đo khối lượng, độ dài ở một hàng lại hợp thành một đơn vị đo khối lượng, độ dài ở hàng trên tiếp liền kề nó. Điều này giống như trong HĐTP: cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) củng cố kiến thức về hệ đếm thập phân qua dạy học đo đại lượng ở tiểu học một nghiên cứu thực hành của giáo viên​ (Trang 83 - 85)