PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ
1.1.7. Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước
1.1.7.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Quản lý vốn ĐTXD công trình có nhiều chủ thể tham gia từ Trung ương tới địa phương:
a- Ở Trung ương: Quốc hội, Chính Phủ, Bộ Kế hoạch&Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và các bộ ngành liên quan: Ban hành các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư về hoạt động đầu tư XDCB, thanh toán, quyết toán vốn ĐTXDCB…
b- Ở Địa phương:
- Hội đồng nhân dân các cấp: Quyết toán thu chi NSNN, phân bổ dự toán ngân sách quyết định các chủ trương và biện pháp thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn mình.
- UBND các cấp: Lập dự toán NSNN, danh mục đầu tư, phương án phân bổ điều chỉnh ngân sách đối với các dự án thuộc cấp mình quản lý, kiểm tra nghị quyết của HDND cấp dưới và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan đơn vị trực thuộc.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch& Đầu tư, Sở xây dựng, sở GTVT ở cấp tỉnh; Phòng TC-KH, Phòng KT-HT ở cấp huyện và Kho bạc Nhà nước: Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, chức năng tham mưu trong lĩnh vực ĐTXDCB, chức năng thanh toán, quyết toán vốn ĐTXDCB, quyết toán dự án hoàn thành…
- Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn được giao có nhiệm vụ thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thanh toán cho các nhà thầu, nghiệm thu công trình, quản lý chất lượng, khối lượng, chi phí ĐTXD, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường của các công trình cụ thể.
1.1.7.2. Chủ đầu tư xây dựng công trình
- Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thì Chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước
- Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì Chủ đầu tư xây dựng là: Chủ đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014 do người quyết định đầu tư quyết định.
1.1.7.3. Xây dựng cơ chế quản lý vốn
Cơ chế quản lý VĐT xây dựng công trình gồm những quy định về quản lý chi phí dự án, thanh toán vốn đầu tư theo tiến độ cấp vốn, quyết toán VĐT theo niên độ năm kế hoạch; Quyết toán dự án hoàn thành; Xây dựng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn về đầu tư, qua đó có thể cụ thể hóa chủ trương, định hướng đầu tư trong cả nước. Dự báo các nhu cầu vốn, cơ sở xác định và xây dựng gắn với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế, từ đó xác định rõ nguồn vốn huy động và phương thức phân phối nâng cao hiệu quả sử sụng vốn.
1.1.7.4. Tổ chức tư vấn và doanh nghiệp xây dựng a. Tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng cơ bản
Tổ chức tư vấn ĐTXDCB là các tổ chức nghề nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh về tư vấn ĐTXDCB theo quy định của pháp luật và đảm bảo các điều kiện hoạt động theo quy định tại Chương IV, Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
b. Doanh nghiệp xây dựng
Doanh nghiệp xây dựng là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh về xây dựng. Các doanh nghiệp xây dựng có trách nhiệm đăng ký hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; và đảm bảo các điều kiện hoạt động theo quy định tại Chương IV, Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính Phủ.
1.1.7.5. Công tác lập kế hoạch vốn ĐTXDCB từ nguồn NSNN
Theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2014, Kế hoạch VĐT từ ngân sách là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN; khả năng cân đối nguồn vố đầu tư, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện.
Về nội dung công tác Kế hoạch Vốn đầu tư từ NSNN
Công tác kế hoạch đầu Vốn đầu tư từ ngân sách (VĐTTNS) gồm có Kế hoạch trung hạn được lập trong thời hạn 05 năm và Kế hoạch hằng năm để triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, nội dung Công tác kế hoạch đầu VĐTTNS như sau:
- Nội dung kế hoạch đầu tư công trung hạn bao gồm: 1. Tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư giai đoạn trước; 2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; mục tiêu, định hướng đầu tư trong trung hạn; 3. Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn; dự kiến tổng mức đầu tư để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực trong trung hạn, bao gồm vốn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn trả các khoản ứng trước, hoàn trả các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư; 4. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn; 5. Sắp xếp thứ tự ưu tiên, lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án trong trung hạn phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư công và khả năng huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm; 6. Giải pháp thực hiện và dự kiến kết quả đạt được.
- Nội dung kế hoạch VĐTTNS hằng năm bao gồm: 1. Tình hình thực hiện kế hoạch ĐT năm trước; 2. Định hướng ĐT trong năm kế hoạch; 3. Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn thực hiện trong năm kế hoạch; 4. Lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án phù hợp với danh mục dự án thuộc kế hoạch ĐT công trung hạn và khả năng cân đối nguồn vốn kế hoạch hằng năm; 5. Giải pháp điều hành, tổ chức thực hiện và dự kiến kết quả đạt được.
Đối với Quy trình lập kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp huyện
- Quy trình lập kế hoạch VĐTTNS trung hạn cấp huyện được thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Đầu tư công 2014 (trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn)
- Việc lập kế hoạch VĐTTNS trung hạn cấp huyện do UBND cấp huyện lập và trình HĐND huyện cho ý kiến trước khi UBND huyện trình UBND tỉnh thẩm định.
- HĐND cấp huyện quyết định kế kế hoạch VĐTTNS trung hạn của cấp mình. - Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ năm của kế hoạch trung hạn giai đoạn trước, UBND cấp huyện giao kế hoạch đầu tư trung hạn VĐTTNS cho các đơn vị thực hiện
Đối với Quy trình lập kế hoạch đầu tư công hàng năm cấp huyện
- Quy trình lập kế hoạch VĐTTNS hàng năm cấp huyện được thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật Đầu tư công 2014 (trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hàng năm)
- Việc lập kế hoạch VĐTTNS năm sau cấp huyện do UBND cấp huyện lập và trình HĐND huyện cho ý kiến trước khi UBND huyện trình UBND tỉnh thẩm định.
- HĐND cấp huyện quyết định kế kế hoạch VĐTTNS năm sau của cấp mình. - Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, UBND huyện giao kế hoạch VĐTTNS năm sau cho các đơn vị thực hiện.
1.1.7.6. Công tác lập và quản lý dự toán xây dựng công trình
Công tác lập và quản lý dự toán xây dựng công trình thực hiện theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Về nội dung lập dự toán xây dựng công trình
Gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng được quy định cụ thể như sau:
- Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng;
- Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác có liên quan;
- Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này để tổ chức thực hiện quản lý dự án đối với công trình kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình gồm chi phí khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan;
- Chi phí khác của công trình gồm chi phí hạng mục chung và các chi phí không thuộc các nội dung nêu trên. Chi phí hạng mục chung gồm chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành tại công tại hiện trường, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường, chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phụ vụ thi công (nếu có), chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh, chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình (nếu có), chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và một số chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình;
- Chi phí dự phòng của công trình gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.
Đối với Quy trình lập và quản lý dự toán xây dựng công trình
- Chủ đầu tư lập dự toán công trình theo đúng các nội dung quy định. (Nếu chủ đầu tư không đủ năng lực thì có thể thuê đơn vị tư vấn để lập dự toán xây dựng công trình) và trình cơ quan chuyên môn về xây dựng để thẩm định.
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định dự toán đồng thời với việc thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Cơ quan chuyên môn về xây dựng là: Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án có tổng mức 5 tỷ đồng trở lên. Phòng Kinh tế- hạ tầng đối với dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng. Thời gian thẩm định không quá 20 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Sau khi dự toán được thẩm định, chủ đầu tư trình Người quyết định đầu tư phê duyệt dự toán xây dựng công trình.
1.1.7.7. Công tác lựa chọn nhà thầu
Theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH132014 có 6 hình thức và 4 phương thức lựa chọn nhà thầu gồm:
- Các hình thức đấu thầu:
+ Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.
+ Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
+ Chỉ định thầu là hình thức lựa họn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng.
+ Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ.
+ Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác.
+ Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
- Các phương thức đấu thầu: Phương thức một giai đoạn, một túi hồ sơ; Phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ; Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ; Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ.
- Trình tự tổ chức đấu thầu nói chung theo các bước như sau:
Bảng 1.1: Trình tự tổ chức đấu thầu
TT Nội dung Cơ quan thực hiện
1 Sơ tuyển nhà thầu (nếu có): Bên mời thầu
2 Lập hồ sơ mời thầu Bên mời thầu lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập
3 Thông báo mời thầu Bên mời thầu
4 Nhận và quản lý hồ sơ dự
thầu Bên mời thầu
5 Mở thầu Bên mời thầu, các nhà thầu và các bên liên
quan
6 Đánh giá xếp hạng nhà thầu Bên mời thầu, tổ chuyên gia
7 Thẩm định kết quả đấu thầu Cơ quan chuyên môn thuộc chủ đầu tư
8 Phê duyệt kết quả đấu thầu Chủ đầu tư
(Nguồn: Luật đầu thầu số 43/2013/QH13)
1.1.7.8. Kiểm tra, giám sát về vốn
Đây là chức năng cơ bản và rất quan trọng, qua đó đảm bảo được sử dụng vốn đầu tư hiệu quả cao nhất và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, kiểm tra giám sát gắn với các biện pháp xử phạt thích đáng đối với các vi phạm các quy định về điều kiện năng lực hành nghề, các hoạt động tư vấn công trình...theo dõi kiểm tra các kết quả đạt được tiến hành đối chiếu với các yêu cầu của quá trình đầu tư, đảm bảo phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển trong phạm vi cả nước.