Hoàn thiện quy trình hóa công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị (Trang 92 - 99)

3.2.4 .Hoàn thiện công tác tư vấn, thiết kế kỹ thuật, thẩm định, thi công

3.2.6. Hoàn thiện quy trình hóa công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN

3.2.6.1. Hoàn thiện quy trình hóa công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án

- Căn cứ các Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn trong lĩnh vực xây dựng, cần phải thiết lập quy trình, quy định hóa từng bước trong công tác quản lý vốn NSNN ĐTXDCB nói chung và trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án nói riêng là rất cần thiết. Vì thế lập, thẩm định và phê duyệt dự án cần thực hiện theo đúng quy trình, quy định chắc chắn kết quả và hiệu quả cao.

- Với việc thực hiện nghiêm các bước lập, thẩm định, phê duyệt theo qui trình, các giải pháp cụ thể sau cần thực hiện như sau:

+ Nâng cao chất lượng công tác tư vấn cho chủ đầu tư có quyền lựa chọn cho mình tổ chức tư vấn phù hợp, đáp ứng các yêu cầu của dự án và của Chủ đầu tư.

+ Hạn chế những tiêu cực khi có sự chỉ định đích danh các tổ chức tư vấn mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng của các tổ chức này.

+ Quán triệt thực hiện chế độ ủy quyền và phân cấp quản lý trên tinh thần giao toàn bộ quyền hạn và trách nhiệm cho Chủ đầu tư.

+ Việc triển khai dự án theo đúng trình tự góp phần nâng cao chất lượng của từng công đoạn tránh tình trạng vừa triển khai thi công vừa hoàn thiện thủ tục hồ sơ làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp khó khắc phục trong quá trình tổ chức thực hiện dự án.

- Chất lượng các các sản phẩm tư vấn là yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện quản lý dự án và phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, kỹ sư tư vấn. Do đó, nâng cao chất lượng tư vấn là nâng cao trình độ chuyên môn của các kỹ sư tham gia vào công tác tư vấn. Cần có cơ chế và quy định quản lý chặt chẽ trình độ của kiến trúc sư, kỹ sư và việc phân cấp kiến trúc sư chủ trì cấp 1, 2; các kỹ sư, kỹ sư chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế phải có phân biệt thứ bậc; chuyên gia quản lý dự án, giám đốc điều hành dự án… đều phải được tiêu chuẩn hoá để Chủ đầu tư có thể lựa chọn được những tổ chức tư vấn đáp ứng yêu cầu công việc của mình, khắc phục hiện tượng “rút kinh nghiệm” triền miên đối với các tổ chức tư vấn như hiện nay.

- Hiện nay chất lượng công tác tư vấn đang còn nhiều vấn đề bất cập, để Chủ đầu tư có thể lựa chọn tốt nhất tổ chức tư vấn cho mình, Ban quản lý dự án huyện cần có cơ chế quy định rõ ràng trong việc mở rộng phạm vi lựa chọn các tổ chức tư vấn của Chủ đầu tư để Chủ đầu tư lựa chọn đơn vị cung cấp sản phẩm tư vấn tốt nhất cho mình trên tinh thần cạnh tranh lành mạnh và công bằng.

- Cần có chế độ bảo hiểm sản phẩm tư vấn: đề nghị có quy định về việc bảo hiểm sản phẩm bằng chính tài sản của mình (bao gồm cả tiền vốn và tài sản cố định), hoặc trước khi tham gia vào tổ chức tư vấn cần phải có tài sản cầm cố để đảm bảo cho sản phẩm tư vấn của mình và cùng với nó là cần phải có quy định cụ thể nâng cao chi phí cho các sản phẩm tư vấn, đảm bảo các chi phí cũng như chất xám bỏ ra của các tổ chức tư vấn.

Chủ đầu tư phải có quyền chủ động lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực để lập thiết kế dự toán thông qua đấu thầu hoặc bằng các hình thức khác. Đây là một hoạt động mang tính chất kinh tế nên để cho các nguyên tắc và quy luật phi kinh tế điều chỉnh.

- Chủ đầu tư tập trung vào công tác quản lý dự án, nên mở rộng quy định chủ đầu tư được chủ động ký hợp đồng với một tổ chức có chức năng thẩm định thiết kế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nhận xét về thiết kế dự toán mà mình đã thẩm định, chủ đầu tư chỉ thực hiện chức năng quản lý công tác thẩm định.

- Để giảm bớt thủ tục hành chính, tạo thế chủ động cho chủ đầu tư, đề nghị sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế- tổng dự toán có thể uỷ quyền cho chủ đầu tư phê duyệt thiết kế thi công (thiết kế chi tiết) đối với những phần việc có mức độ kỹ thuật đơn giản. Khi thực hiện uỷ quyền, chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng bộ phận chuyên môn có đủ năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn thẩm định và phải báo cáo kết quả thẩm định đến cấp có thẩm quyền và các cơ quan có liên quan. Họ phải chịu trách nhiệm về quyết định phê duyệt của mình.

- Để thực hiện tốt công tác thẩm định dự án đòi hỏi phải có những cán bộ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với những cán bộ làm công tác thẩm định dự án. Vì công tác thẩm định là đầu mối quan trọng quyết định cơ bản viêc đầu tư có hiệu quả hay không, vì vậy, chỉ khi nào ban hành chủ trương cho phép tiến hành khảo sát, lập dự án thì khi đó mới cho phép chủ đầu tư tiến hành lập dự án, tránh tình trạng "tiền trảm hậu tấu". Khi thẩm định và phê duyệt, chỉ ưu tiên những dự án đã được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư. Đặc biệt, khi lập dự án phải tính toán kỹ quy mô đầu tư, lường hết mọi khả năng, có tầm nhìn chiến lược, lâu dài; tránh tình trạng vừa đầu tư xây dựng xong lại đập đi, xây lại, hoặc nâng cấp, cải tạo... gây lãng phí vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, gây bất bình cho nhân dân.

- Theo quy định của nghị định Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sữa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, chức năng thẩm định dự án đầu tư giao cho các Sở chuyên ngành cấp tỉnh, chủ đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; vì vậy các chủ đầu tư nên thành lập bộ phận chuyên trách có

chuyên môn và phù hợp chuyên ngành để thực hiện công tác này. Trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế - bản vẻ thi công cần lưu ý:

+ Hồ sơ thiết kế có cơ sở khoa học, đảm bảo mỹ quan, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm vốn đầu tư.

+ Dự toán lập phải cụ thể, rõ ràng về chủng loại vật liệu, đơn giá và hệ số, áp dụng số hiệu định mức nào?. Những định mức không có trong định mức của Nhà nước thì phải trình cho các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, khối lượng phải phù hợp với hồ sơ thiết kế.

+ Việc thẩm định và phê duyệt thiết kế dự toán của các cơ quan chức năng hoặc của chủ đầu tư phải đảm bảo tính trách nhiệm, chịu trách nhiệm và có trình độ nghiệp vụ cao. Thực hiện tốt các quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế- dự toán tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sữa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn khác.

- Các đơn vị tư vấn phả chịu trách nhiệm toàn diện đối với sản phẩm của mình; gắn chặt trách nhiệm tư vấn với quá trình thực hiện dự án, nếu chất lượng tư vấn thấp thì phải bồi thường. Thực hiện rộng rãi việc đấu thầu tư vấn, lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực tốt, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức Tư vấn.

- Hiện tại các đơn vị tư vấn đã được Sở Xây dựng xếp hạng, do đó Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án khi giao dự án phải bám sát theo hồ sơ xếp hạn của tư vấn đảm bảo năng lực của tư vấn phù hợp với dự án được giao.

- Phải tăng cường chất lượng công tác khảo sát, lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Thực hiện thẩm định, phê duyệt chi phí đầu tư xây dựng một cách chặt chẽ, đúng quy trình, quy định. Trường hợp điều chỉnh, bổ sung do trượt giá, phát sinh khối lượng, phải được kiểm tra thực tế sự cần thiết hạng mục điều chỉnh và áp dụng đúng mức giá điều chỉnh trong phê duyệt chi phí bổ sung.

3.2.6.2. Hoàn thiện quy trình trong công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu

Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu đúng quy định, quy trình và công khai có ý nghĩa xã hội thiết thực, đảm bảo sự đồng tình của xã hội và người dân, tạo điều kiện để

các doanh nghiệp, tổ chức tham gia trong ĐTXDCB của địa phương. Lựa chọn nhà thầu hợp lý, đảm bảo năng lực thực hiện dự án cần thực hiện tốt các quy định sau:

- Tránh tình trạng đấu thầu hình thức, phá giá trong đấu thầu, hồ sơ mời thầu phải quy định tiêu chí riêng, phù hợp với đặc điểm của từng dự án, hạn chế những tiêu chí mang tính chung chung và tránh tình trạng mời thầu chỉ có một số ít nhà thầu đáp ứng được, cần phải kiên quyết xử lý thích đáng đối với những trường hợp vi phạm Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Nghị định số : 30/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 03 năm 2015 hướng dẫn thi hành luật đấu thầu.

- Khắc phục ngay tình trạng nhà thầu nhận thầu cùng lúc nhiều công trình, dàn trải thiết bị, nhân lực làm kéo dài tiến độ thi công; hoặc sau khi trúng thầu, ký hợp đồng lại với đơn vị khác không đủ tiêu chuẩn thi công dự án hoặc dự thầu giá thấp để trúng thầu, sau đó tìm cách phát sinh, nâng giá hợp đồng,...Trong quá trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu cần lưu ý áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi là chủ yếu, hạn chế việc áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế hoặc hình thức chỉ định thầu. Xử lý kiên quyết các hành vi dàn xếp, thông đồng giữa các nhà thầu, giữa nhà thầu với chủ đầu tư, kể cả các hành vi của cơ quan, tổ chức thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu dẫn đến kết quả sai lệch hoặc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực.

- Phải hạn chế việc chia nhỏ các gói thầu để chỉ định thầu và khuyến khích các chủ đầu tư áp dụng đấu thầu đối với các gói thầu được chỉ định. Hạn chế tối đa hình thức chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế.

- Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 có quy định cụ thể, rõ ràng việc phân chia dự án thành các gói thầu và các biện pháp đảm bảo thực hiện. Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải được xác định khi thiết kế được phê duyệt để vừa đảm bảo phân chia phù hợp yêu cầu, quy trình thi công phù hợp khả năng cấp vốn đồng thời đảm bảo việc thực hiện gói thầu có tính khả thi. Tránh tình trạng phân chia nhỏ gói thầu theo kế hoạch phân bổ vốn để được chỉ định thầu gây rất nhiều tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản lý.

- Kiểm tra lại năng lực các nhà thầu để có chế tài thích hợp; cần xử phạt nghiêm minh các nhà thầu có hành vi gian lận trong đấu thầu tuỳ theo mức độ mà xử lý theo

quy định của Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

- Công tác chấm thầu cần phải thuê các tổ chức có tư cánh pháp nhân, có năng lực, có kinh nghiệm tham gia thực hiện công việc , tổ chức tư vấn làm việc độc lập và chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm tư vấn của mình. Muốn vậy, trước hết cần phải thực hiện nghiêm cơ chế lựa chọn nhà thầu tư vấn, đồng thời có các chế tài thưởng, phạt rõ ràng và phải thật nặng đối với các tổ chức tư vấn để vừa nâng cao trách nhiệm vừa có tác dụng răn đe, buộc các tổ chức tư vấn thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình một cách nghiêm minh, đúng trình tự và đảm bảo chất lượng.

- Để nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, chấm thầu cần quan tâm đến một số khía cạnh như sau:

+ Quy định rõ điều kiện áp dụng từng loại hợp đồng, khuyến khích áp dụng loại hợp đồng trọn gói để hạn chế phát sinh cả về đơn giá lẫn khối lượng, nên khuyến khích thực hiện một loại hợp đồng đó là hợp đồng trọn gói theo giá khoán gọn. Tất cả các phát sinh đều phải được phân tích đánh giá của các chuyên gia và các cơ quan chức năng, làm rõ nguyên nhân và đề ra giải pháp xử lý phù hợp đảm bảo tính hiệu quả. Trường hợp có phát sinh lớn phải đấu thầu lại.

+ Nâng cao trách nhiệm của nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng bằng việc tăng tỷ lệ bảo lãnh lên một mức độ nào đó trong thực hiện hợp đồng, cơ chế xử phạt vi phạm hợp đồng.

3.2.6.3. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, quản lý chất lượng công trình, dự án theo quy trình, quy định

- Thường xuyên tổ chức công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cho phù hợp; xác định chính thức chức danh kỹ sư quản lý dự án để có sơ sở tiêu chuẩn hoá nhân lực, cán bộ của Ban quản lý dự án, cơ quan chuyên môn giúp việc cho chủ đầu tư.

- Chất lượng cán bộ là vấn đề hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, phải nghiên cứu và quy hoạch tổ chức lại cán bộ sao cho gọn nhẹ, có hiệu lực và có hiệu quả.

- Để xây dựng được lực lượng cán bộ chuyên môn sử dụng lâu dài cần chú trọng kế hoạch đào tạo mới những cán bộ trẻ, có năng lực để đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo trong tương lai. Cần phải tạo điều kiện thuận lợi, công bằng cho đội ngũ cán bộ có khả năng cạnh tranh lành mạnh, cần phải có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với những cán bộ có bằng cấp, có trình độ, có kinh nghiệm, có như thế mới nâng cao được chất lượng cán bộ.

- Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đánh giá lại đội ngũ cán bộ hiện có cả về chất lượng và số lượng để có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng lại.

- Công tác đào tạo kỹ sư tư vấn và cán bộ chuyên ngành kỹ thuật cần được đổi mới ngay từ khâu đào tạo trong các trường đại họ : điều chỉnh nội dung và phương pháp đào tạo để tạo ra lớp kỹ sư tư vấn đảm bảo kỹ thuật chuyên môn; đồng bộ cả về chuyên môn, ngoại ngữ các kiến thức pháp luật, kiến thức kinh tế- xã hội…

- Đảm bảo điều kiện tốt nhất về vật chất, tinh thần để cho cán bộ yên tâm công tác thông qua chế độ tiền lương phải khá hơn ở lĩnh vực doanh nghiệp và tiến tới việc trả lương theo trình độ chuyên môn, vị trí việc làm, trách nhiệm công việc với mục đích phải đảm bảo cuộc sống đầy đủ để họ chuyên tâm vào công tác chuyên môn, hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)