Lao động DNNVV Bắc Ninh theo loại hình DN năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 69)

Lao động trong các DN Lao động động BQ Lao (người) Lao động BQ một DN lớn (người) Lao động BQ DNNVV cả nước (người) So sánh (%) Số lao động (người) Tỷ trọng (%) DN lớn DNNVV cả nước Tổng số 163.369 100,00 23 487 24 4,72 95,83 a) Doanh nghiệp nhà nước 3.702 2,27 70 963 72 7,26 97,22 b) Kinh tế ngoài nhà nước 81.271 49,75 12 437 14 2,75 85,71 c) khu vực có VĐT nước ngoài 78.396 47,99 147 614 142 23,94 103,52 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh

Như vậy, DNNVV tỉnh Bắc Ninh có loại hình DN có VĐT nước ngoài là có lợi thế cạnh tranh về lao động so với các DNNVV cả nước; còn các loại hình DN còn lại bất lợi về quy mô lao động so với các DNNVV cả nước. Khi so sánh với DN lớn thì các DNNVV đều bất lợi trong cạnh tranh về quy mô lao động

Lợi suất quy mô đo bằng chênh lệch năng suất giữa các nhóm có quy mô lao động khác nhau so với nhóm DN có quy mô siêu nhỏ (dưới 5 lao động). DN có từ 50 – 99 lao động là nhóm có NSLĐ cao nhất, cao hơn 50,6% so với nhóm có quy mô siêu nhỏ; DN 25 – 49 lao động cao hơn 42,6%; DN 10 – 24 lao động cao hơn 35,5%; DN có từ 5 – 9 lao động cao hơn 20,8%; và DN 100 – 200 lao động có NSLĐ cao hơn 49,5%. Điều này cho thấy quy mô doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng của năng suất vì với quy mô phù hợp sẽ tạo điều kiện cho người lao động học hỏi lẫn nhau cũng như phát huy được các lợi thế khác.

Thực tế hiện nay phần lớn các DNNVV tỉnh Bắc Ninh có quy mô quá nhỏ (BQ: 23 lao động/DN thuộc nhóm 10 – 24 lao động có năng suất cao hơn 35,5%) dẫn đến năng suất lao động thấp. Dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp.

DNNVV tỉnh Bắc Ninh có quy mô theo lao động nhỏ, đây là hạn chế trong cạnh tranh của DNNVV tỉnh Bắc Ninh.

b) Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật. Năm 2015, Cục Thống Kê tỉnh Bắc Ninh cho biết tỉ lệ LĐ qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là 45,01%, trong đó số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 18,84%. Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn mức trung bình cả nước (30,0% & 12,4%). Chất lượng nguồn lao động tại Bắc Ninh đã được nâng cao, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn: Chênh lệch giữa tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học và kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có xu hướng ngày càng giãn rộng (1:1,5:1,7 trong khi tỷ lệ hợp lý tại các nước phát triển là 1:4:10). Như vậy cơ cấu của các DNNVV Bắc Ninh là không hợp lý, không phù hợp với nhu cầu thực tế. Lao động có trình độ tốt nghiệp PTTH chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao, còn mang nặng phong cách của lao động làng nghề, chưa đáp ứng được những yêu cầu của công nghệ quản lý, sản xuất hiện đại của các doanh nghiệp.

Chất lượng lao động còn xem xét qua số năm công tác, những lao động làm việc lâu năm thường có kinh nghiệm trong công việc.

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Biểu đồ 4.2. Lao động DNNVV phân theo số năm kinh nghiệm

Theo khảo sát các DNNVV tại tỉnh Bắc Ninh cho thấy, lao động làm việc từ 5- 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 40%). Lao động trên 15 năm vẫn còn thấp. Điều đó cho thấy các DNNVV thường gặp khó khăn trong việc giữ chân lao động có kỹ năng, cán bộ quản lý giỏi bởi các doanh nghiệp này không đủ khả năng thuê lao động có trình độ cao, đôi khi còn coi nhẹ các chính sách về nhân lực. Các đối tượng này thường có xu hướng tìm đến với những doanh nghiệp lớn, nơi có môi trường làm việc tốt hơn, chế độ đãi ngộ thoả đáng.

Theo độ tuổi: yêu cầu của phần lớn doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động chủ yếu trong độ tuổi từ 18 – 25 tuổi chiếm khoảng 70%, độ tuổi 25- 30 tuổi chiếm khoảng 20%, còn lại lao động trên 30 tuổi là lao động quản lý, yêu cầu phải có kinh nghiệm và thâm niên công tác. Lao động ở các DNNVV tỉnh Bắc Ninh trẻ, độ tuổi có sức khỏe, nhạy bén, linh hoạt, có khả năng tiếp thu cái mới. Đây là yếu tố giúp các DNNVV tỉnh Bắc Ninh phản ứng tích cực với những thay đổi trong môi trường

kinh doanh đòi hỏi chuyển giao công nghệ hay ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất.

Năng suất lao động: Doanh thu thuần của một lao động trong DNNVV là 497,40 triệu đồng. Trong đó, năng suất lao động trong DNNVV có vốn đầu tư nước ngoài là cao nhất với doanh thu thuần của một lao động là 607,68 triệu đồng; thấp nhất là các DN nhà nước với doanh thu thuần của một lao động là 415,04 triệu đồng.

Thu nhập của người lao động: Thu nhập bình quân của người lao động trong DN là 5.528 nhìn đồng/người/tháng. Trong đó, lao động ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập cao nhất bình quân 6.023 nghìn đồng/người/tháng; kế đó là lao động trong các DNNN bình quân 5.862 nghìn đồng/người/tháng, thấp nhất là các DN ngoài quốc doanh là 5.185 nghìn đồng/người/tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)