Một số bài học kinh nghiệm rút ra để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 46)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các

các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

- Thứ nhất: Cần phải tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám đốc và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp.

Doanh nhân cần được chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức bước vào nền kinh tế tri thức. Cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích như: Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo của nghiệp chủ và giám đốc DN; kỹ năng quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ công chúng; kỹ năng quản lý thời gian. Những kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ tác động quyết định đối với các doanh nhân, các nghiệp chủ và các nhà quản lý DN trong đó có DNNVV, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các DN.

- Thứ hai: Phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý trong các DNNVV:

Để bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các doanh nghiệp của Bắc Ninh, cần chú trọng đặc biệt những kỹ năng: Phân tích kinh doanh, dụ đoán và định hướng chiến lược, lý thuyết và quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý.

Về mặt chiến lược cạnh tranh, các Doanh Nghiệp còn rất yếu về liên kết, do vậy các doanh nghiệp phải vừa cạnh tranh vừa hợp tác để tăng cường khả năng cạnh tranh; các DN không chỉ thuần túy chú ý đến mặt cạnh tranh mà bỏ qua mặt hợp tác. Phải biết hợp tác đi đôi với cạnh tranh để giảm bớt căng thẳng và tăng cường năng lực cạnh tranh của DN.

- Thứ ba: Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho các DN và khuyến khích các DV áp dụng:

+ Hệ thống kế toán quản trị có thể giúp cho DN đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình, giúp cho các chủ DN đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn một cách khoa học. Đồng thời có thể chỉ ra các nguyên nhân yếu kém trong khâu

sản xuất, đánh giá được trách nhiệm quản lý của các bộ phận quản lý. Nó cho phép doanh nghiệp lập các dự toán sản xuất và kinh doanh, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản trị nhanh chóng.

+ Khi DNNVV phát triển mở rộng phạm vi hoạt động thì việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị giúp các DN này dễ dàng thích nghi. Và việc quản lý theo kiểu gia đình sẽ không còn phù hợp nữa, việc phát triển này là một tất yếu và phù hợp với xu thế phát triển của DN.

- Thứ tư: tăng cường vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của các DNNVV.

Cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh. Những hoạt động đó tuy đơn giản nhưng rất bổ ích, tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện năng lực của các giám đốc và cán bộ quản lý kinh doanh.

- Thứ năm: Hướng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các DNNVV của Bắc Ninh.

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trên thương trường quốc tế thì chính bản thân các giám đốc và cán bộ quản lý DN trước hết cần tăng cường khả năng đó. Đối với giám đốc và nhà quản lý DN, để nâng cao khả năng làm việc và giao dịch quốc tế, tiếp cận các tiêu chuẩn, các thông lệ của thế giới thì cần chú trọng phát triển những kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế; giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hóa trong kinh doanh; các thông lệ quốc tế trong kinh doanh…

- Thứ sáu: Tăng cường sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV.

Các cấp chính quyền địa phương, hệ thống chính trị của địa phương cần góp phần mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng và hỗ trợ phát triển các DNNVV. Địa phương cần cụ thể hóa các công cụ chính sách của Nhà nước cho phù hợp với điều kiện của Bắc Ninh. Môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và các nhân tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với DNNV, do đó, thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của các DN, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Thứ bẩy: hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung cấp thông tin công nghệ, thị trường cho các DNNVV, tạo lập và phát triển thị

trường công nghệ, tạo điều kiện để các DN này tăng cường cạnh tranh trong sản xuất, chế biến sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)