Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thu thập và sử lý số liệu
3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu Nguồn số liệu và phương pháp thu thập
Các số liệu cơ bản về địa bàn nghiên cứu (dân số và lao động, thời tiết, khí hậu…).
Tổng cục thống kê, cục thống kê tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp thu thập: Tổng hợp tài liệu.
Cơ sở lý luận, các số liệu trong phần cơ sở thực tiễn của đề tài.
Sách báo, tạp chí, luận văn, luận án tốt nghiệp có liên quan, Internet… Phương pháp thu thập: Tổng hợp tài liệu.
Các thông tin cơ bản về các DNNVV Các báo cáo, tài liệu lưu trữ, báo cáo tổng kết của các DN… Phương pháp thu thập: Tổng hợp tài liệu.
3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra DNNVV bằng cách sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo DNNVV.
Mẫu và phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu được tiến hành bằng cách sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản bằng công thức:
Slovin n = N/(1 + Ne2) Trong đó:
n: số DNNVV điều tra N: Tổng thể (7160 DNNVV) e: sai số (chọn e = 0,1)
Luận văn đã tiến hành khảo sát thực tế trên 01 mẫu có kích thước 102 DNNVV (>98) được phân tổ theo lĩnh vực sản xuất, có 20 DN sản xuất vật liệu xây dựng; 31 DN cơ khí; 12 DN chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; 6 DN dệt may, da giầy, giấy; 15 DN điện, điện tử; 18 DN lĩnh vực khác (in ấn, dược phẩm, cấp thoát nước…). Đối với tiêu thức loại hình DN, có 4 DNNN; 18 DN tư nhân; 20 DN cổ phần; 45 DN TNHH; 15 DN có VĐT nước ngoài.
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu thứ cấp
Từ các tài liệu gốc, tiến hành tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ đề tài nghiên cứu.
Xử lý số liệu sơ cấp
+ Thông tin định tính: tổng hợp, phân loại và so sánh
+ Thông tin định lượng: xử lý các số liệu điều tra bằng phần phần mềm Excel. Số liệu sau khi được xử lý thể hiện dưới dạng sơ đồ, biểu đồ, bản đồ, bảng, ma trận… để thuận tiện cho việc nhận xét, phân tích và đánh giá.
3.2.3. Phương pháp phân tích
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu được thống kê từ nhiều nguồn khác nhau. Những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Đề tài sử dụng phương pháp này tổng hợp các số liệu, tư liệu đã thu thập được để phản ánh tình hình cơ bản, các thông tin về tình hình họat động SXKD của các DNNVV trên địa bàn tình Bắc Ninh thông qua các số tuyệt đối và số bình quân thể hiện ở các biểu, số liệu, đồ thị và sơ đồ.
3.2.3.2. Phương pháp so sánh
Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để so sánh kết quả nghiên cứu ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước để thấy rõ được sự sự biến động hay khác biệt của từng chỉ tiêu phân tích.
So sánh số lao động năm qua các năm; so sánh vốn qua các năm; so sánh số doanh nghiệp qua các năm…
3.2.3.3. Ma trận
Bảng 3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Yếu tố bên ngoài chủ yếu Tầm quan trọng (2) Trọng số (3) Tính điểm
Liệt kê các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài DN
Cho điểm từ 0 đến 1, điểm càng cao thì nhân tố đó càng quan trọng Phân loại từ 1 đến 4 để thấy mức độ phản ứng với nhân tố đó Nhân kết quả Cột (2) và (3) Tổng số điểm
Tổng số điểm của ma trận cao nhất là 4 điểm và thấp nhất là 1 điểm Đánh giá kết quả ma trận:
+ Tổng số điểm là 4, công ty đang phản ứng rất tốt với những cơ hội và nguy cơ + Tổng số điểm là 2,5 công ty đang phản ứng trung bình với những cơ hội và nguy cơ.
+ Tổng số điểm là 1, công ty đang phản ứng yếu với những cơ hội và nguy cơ. - Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IEF)
Bảng 3.3. Ma trận các yếu tố bên trong
Yếu tố nội bộ Tầm quan trọng (2) Trọng số (3) Tính điểm
Liệt kê các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh bên trong DN
Cho điểm từ 0 đến 1, điểm càng cao thì nhân tố đó càng quan trọng
1: Điểm yếu quan trọng nhất; 2: Điểm yếu; 3: Điểm mạnh; 4: Điểm mạnh quan trọng nhất
Nhân kết quả Cột (2) và (3)
Tổng số điểm
Tổng số điểm của ma trận cao nhất là 4 điểm và thấp nhất là 1 điểm Đánh giá kết quả của ma trận:
+ Nếu tổng số điểm dưới 2,5 công ty yếu về nội bộ. + Nếu tổng số điểm trên 2.5 thì công ty mạnh về nội bộ.
3.2.4. Phương pháp chuyên gia
Dựa vào các nhận xét, phân tích của chuyên gia để tập hợp đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, xác định các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của các DNNVV. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện.