Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

Một phần của tài liệu SKKN GIẢI PHÁP GIÚP học SINH NGƯỜI dân tộc THIỂU số học tốt văn học dân GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10 ở các TRƯỜNG THPT MIỀN núi NGHỆ AN (Trang 35 - 38)

II. Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian

1. Phiên âm tác phẩm văn học dân gian ra tiếng bản địa (tiếng Thái,

1.4. Phiên âm một số truyện cười

1.4.2. Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày

Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện.

Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy Lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi sử kiện, thầy Lí nói:

- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.

Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy Lí, khẽ bẩm: - Xin xét lại, lẽ phải về con mà!

Thầy Lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt, nói: - Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày!

Phiên âm bằng tiếng Hmông

Ntawm lub knub, zaub tshuab thiab pob kws sib ntaus, tas ces sib coj mus hais. Zaub tshuab ntshai, muab rau xib phwb tsib txhiab ua ntej.

Pob kws muab tshaj kawm txhiab. Thaum sib hais, xib phwb hais: - Yang zaub tshuab ntaus pob kus mob dua, rau txim kawm tus qhws. Zaub tshuab nrab tsib tug ntiv tes, tsa taub hau tshia xib phwb, hais tias: - Thov txiav txim dua, qhov yog yuav tsum tuaj kuv tog!

Xib phwb nrab tsib tug ntis tes sab lauj nias saum tsib tug ntiv tes, hais: - Kuv pau koj yog… tab si nws yuav tsum… yog ob leej!

Phiên âm bằng tiếng Thái

Dù bàn á mi viên lí trưởng nừng nổi tiếng xự kiện mẹn. Mư nựng a, Cải tang Ngô hà cắn, lá áu cắn hừn kiện.

Cải dàn thúa thế, lọt cọn hờ xay lí hà đồng. Ngô biện chè lá côn síp đồng. Chơ xử kiện, xay lí vả:

- Chà Cải hà chà Ngô kẹt hớn, phạt síp hói.

- Khó xét lai, ắn mẹn hóng lực bo!

Xay lí cá bé hà đìu mư bường pè úp hừn tênh hà đìu bường khoá vả: - Cú hu mưng nế… cái xạu lại mẹn… đừa sóng mưng!

Phiên âm bằng tiếng Khơ mú

Cung no ã môi gồnn lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Ắ môi mừ, Cải pạ Ngô đánh dooc do kiện.

Cải ngọo ăm bè, lót cail ăm thầy lí hà đồng. Ngô gây gút lót síp đồng. Chỏ xử kiện, thầy lí lau:

- Tư Cải đánh tư Ngô chục hơn, phạt chục roi. Cải mọt tị hliên, mặt deng thầy lí, gơ lau: - Ăm deng lại, lau xa đê đúng!

Thầy lí cọ mọt ti hliên, thầy lau:

- Mê đúng gơ… gay đúng hơn… mê gấp đôi!

2. Qua một số tác phẩm văn học dân gian liên hệ văn hóa, phong tục địa phương

nhằm giáo dục đạo đức, lối sống, bồi đắp tri thức văn hoá tốt đẹp của dân tộc

2.1. Dạy đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trích Sử thi Đăm Săn của người Ê-đê) liên hệ nét văn hoá cộng đồng, văn hoá cồng chiêng của đồng bào người dân tộc thiểu số miền Tây xứ Nghệ

Cùng với những tín ngưỡng và tập tục, sinh hoạt văn hóa tinh thần cũng được thể hiện một cách rõ nét trong sử thi Đăm Săn với những tiếng cồng chiêng luôn ngân vang

trong các lễ cưới xin, ăn mừng năm mới... Ở đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Tây Nguyên được miêu tả qua cảnh ăn mừng chiến thắng tại nhà Đăm Săn sau khi Đăm Săn giành

chiến thắng trở về. Điều đó được thể hiện qua những lời nói của Đăm Săn đối với dân làng: “Hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta. Chúng ta sẽ mở tiệc ăn mừng

trâu, đánh lên các chiêng cái trống to, đánh lên các cồng hlong hòa nhịp cùng chũm chọe, xoa sao cho kêu lên rộn rã, để voi đực voi cái ra vào sàn hiên không ngớt, dây cồng dây chiêng không lúc nào vắng bớt trên giá treo chiếng, các chuỗi thịt trâu bò

treo đen nhà, chậu thau, âu đồng nhiều không còn chỗ để” và “Hãy đánh lên các chiêng có tiếng âm vang, những chiêng có tiếng đồng tiếng bạc! Từ gùi quý, hãy lấy ra các vòng nhạc rung lên! Hãy đán lên tất cả cho ở dưới vỡ toác các cây đòn ngạch, cho ở trên gãy nát các cây xà ngang, cho tiếng chiêng vang vọng khắp đó đây, khiến voi, tê giác trong rừng quên không cho con bú….tất cả đều ngày đêm lặng thinh để nghe tiếng chiêng ăn uống đông vui như mừng mùa khô năm mới của ta vậy”. Trong những cuộc vui này, sinh hoạt văn nghệ với tiếng cồng chiêng ngân vang của người Ê-đê là nhạc khí quan trọng của con người thời cổ đại. Đồng thời, nó cũng thể hiện tâm hồn, tình cảm của con người thời xưa.

Với những âm thanh rộn ràng, ngân vang mãi của những loại nhạc cụ đặc trưng của núi rừng ấy, chúng ta liên hệ đến sự phong phú, độc đáo và đa dạng của đời sống văn hóa tin thần

của những cộng đồng người DTTS miền Tây xứ Nghệ. Đối với đồng bào các DTTS miền Tây xứ Nghệ, một đời người, từ lúc sinh ra cho đến khi giã biệt cõi trần, âm vang của cồng chiêng là thứ không thể thiếu và không bao giờ được thiếu. Tiếng cồng chiêng có mặt ở lễ đặt tên, lễ mừng lúa mới, lễ cầu mưa, lễ cưới, lễ mừng nhà mới... Âm thanh cồng chiêng luôn là thứ được cất lên đầu tiên của mỗi nghi lễ. Ở đó, cồng chiêng là sợi dây thanh âm huyền bí, kết nối cõi trần với thần linh, kết nối hữu hình với vô hình. Đồng bào các DTTS nơi miền Tây xứ Nghệ còn xem cồng chiêng là báu vật, là tiếng nói mang tâm tư, tình cảm của mình...

Nếu người Hmông thường dùng cồng chiêng trong nghi lễ cúng tế trang nghiêm, thì người Thái, người Khơ Mú lại dùng cồng chiêng trong ngày hội, ngày Tết với ý nghĩa vui vẻ, phấn khởi.

Do đó, nhạc cụ cồng chiêng là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào các DTTS ở miền Tây Nghệ An. Theo quan niệm của đồng bào các DTTS ở Nghệ An, vạn vật đều có linh hồn, những thầy cúng, thầy mo cho rằng, chỉ có thanh âm của cồng chiêng mới có thể kết nối các linh hồn, vạn vật với nhau.

Sự hiện diện của văn hóa cồng chiêng không chỉ trong ngôi nhà sàn, bên cạnh cầu thang, bên bếp lửa, mà còn xuất hiện khắp mọi “ngõ ngách” của đời sống hàng ngày. Âm thanh ấy là tiếng nói cộng cảm, là ước mơ, khát vọng, là niềm vui, nỗi buồn và thông điệp trao gửi giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cộng đồng với thế giới

thần linh, với môi trường sinh thái. Văn hóa cồng chiêng không chỉ có giá trị âm nhạc, lịch sử, nghệ thuật biểu diễn… mà còn có giá trị về tâm linh, trở thành chất xúc tác không thể thiếu đối với đời sống tinh thần cộng đồng các dân tộc tại địa phương. Không thể để cồng chiêng xa rời cuộc sống hàng ngày, không thể để hồn cốt văn hóa này bị thất truyền, nhiều địa phương nơi miền Tây xứ Nghệ đã gìn giữ phát huy nét đẹp văn hoá này. Và chính những người cao tuổi, uy tín, già làng, trưởng bản đã nối tiếp nhau truyền qua bao thế hệ để cồng chiêng mãi mãi trường tồn trong đời sống văn hóa, tâm linh của đồng bào người DTTS miền Tây xứ Nghệ… (Nguồn

báo Dân tộc ngày 11/12/2020)

Một phần của tài liệu SKKN GIẢI PHÁP GIÚP học SINH NGƯỜI dân tộc THIỂU số học tốt văn học dân GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10 ở các TRƯỜNG THPT MIỀN núi NGHỆ AN (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)