Dạy bài ca dao hài hước (bài ca dao hài hước số 1, sgk Ngữ văn 10,

Một phần của tài liệu SKKN GIẢI PHÁP GIÚP học SINH NGƯỜI dân tộc THIỂU số học tốt văn học dân GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10 ở các TRƯỜNG THPT MIỀN núi NGHỆ AN (Trang 38 - 40)

II. Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian

2.2.Dạy bài ca dao hài hước (bài ca dao hài hước số 1, sgk Ngữ văn 10,

1. Phiên âm tác phẩm văn học dân gian ra tiếng bản địa (tiếng Thái,

2.2.Dạy bài ca dao hài hước (bài ca dao hài hước số 1, sgk Ngữ văn 10,

90) liên hệ tục thách cưới của người Thái và người Khơ mú

Khi dạy bài ca dao thách cưới “Cưới nàng, anh toan dẫn voi/… Để cho con lợn, con gà nó ăn”cho HS người DTTS ở các trường THPT miền núi Nghệ An giáo viên cần liên hệ đến văn hoá tập tục của địa phương để nhằm giáo dục nhân cách, lối sống và bồi đắp tình yêu quê hương xứ sở cho các em. Phần liên hệ này có thể thực hiện ở hoạt động hình thành kiến thức bàn về tục thách cưới hoặc có thể thực hiện ở phần vận dụng trong bài dạy.

Cách thức khi liên hệ tục thách cưới trong bài ca dao hài hước:

- Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi dẫn vấn đề để học sinh trả lời: Tục thách

cưới ở địa phương em hiện nay có còn không?Em hãy trình bày những hiểu biết về

tục thách cưới?

- Giáo viên đặt tiếp câu hỏi để học sinh liên hệ với văn hoá, phong tục của dân tộc các em: Tục thách cưới ở dân tộc em hiện nay được thực hiện như thế nào? (giáo viên lần lượt gọi học sinh Hmông, Thái, Khơ mú trả lời).

- Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi hướng đến nhận thức và hành động của học sinh: Theo em, tục thách cưới có nên duy trì hay không? Vì sao? Nếu em khi lấy chồng em sẽ thách cưới như thế nào?

- Học sinh trình bày những hiểu biết, suy nghĩ về tục thách bằng những trải nghiệm thực tế văn hoá phong tục của dân tộc mình. Giáo viên diễn giải về, liên hệ tục thách cưới của người Thái, Khơ mú từ đó định hướng giáo dục nhận thức, đạo đức lối sống phù hợp cho các em.

- Giáo viên chốt vấn đề: Dễ dàng nhận thấy được khi đọc bài ca dao hài hước là tiếng cười tự trào yêu đời, lạc quan của người nông dân trước cảnh nghèo. Từ xưa đến nay thì chuyện dẫn cưới được coi là một chuyện vui nhưng chuyện vui đó lại buồn vì câu chuyện dẫn cưới bao nhiêu khiến người ta luôn phải suy nghĩ vì người dân vốn dĩ rất nghèo. Và khi hoàn cảnh khó khăn thì làm sao mà đủ sính lễ để cưới xin được cơ chứ. Có rất nhiều đôi trai gái cũng chính vì món đồ dẫn cưới này quá nặng mà không nên duyên chồng vợ được.

thách cưới nặng nề sẽ làm con người trở nên ích kỉ và mất đi hạnh phúc của đời mình. Thách cưới chỉ nên xem đó là việc làm mang ý nghĩa tượng trưng, phải biết đặt tình người lên trên của cải vật chất.

* Tục thách cưới của người Thái Nghệ An:

Sau khi hai bên gia đình đã nhất trí về hôn sự, các bước chuẩn bị đám cưới của người Thái sẽ được tiến hành. Trước tiên nhà trai chọn người làm mối, đó phải là nam giới, có uy tín và gia đình tương đối khá giả. Gia đình chàng trai mang một số lễ vật như rượu, trầu cau đến nhà ông mối để đặt vấn đề. Sau khi nhà trai tìm được ông mối thì lễ ăn hỏi được tiến hành.

Lễ dạm ngõ: Đến nhà gái, gia đình chàng trai phải sắm lễ vật gồm cau trầu, rượu, chè xanh, bánh chưng.

Lễ thăm tháng: Lễ vật thăm tháng thứ nhất gồm 2 cơi trầu, 2 chai rượu ngon, 30 bánh chưng. Đến tháng thứ hai, tùy điều kiện gia đình mà thành phần có thể thay đổi nhưng nhất thiết phải là số chẵn (có đôi). Lễ vật gồm 4 cơi trầu, 4 chai rượu và

50 chiếc bánh chưng. Cứ như thế, mỗi tháng nhà trai đến nhà gái tiến hành lễ thăm

tháng một lần cho đến hết tháng thứ 4 mới kết thúc. Lúc này, nếu nhà trai muốn xin

làm lễ cưới nhỏ thì mang thêm 2 cơi trầu và 2 chai rượu để hai bên thông gia ra mắt

và chính thức nhận dâu, rể.

Lễ đính hôn: Tiến hành lễ đính hôn, nhà trai phải chuẩn bị lễ vật gồm 8 chai rượu, 100 chiếc bánh chưng, 1 con lợn, 2 con gà. Nhà gái cũng làm thịt 1 con lợn để đáp lễ và cùng góp thực phẩm với nhà trai. Xong phần nghi lễ, nhà gái bắt đầu thách cưới. Thông thường, người Thái thách cưới bằng bạc nén. Khi lễ thách cưới được

tiến hành xong, hai bên đồng thuận, nhà gái có bữa cơm thân mật chiêu đãi và chúc

mừng thông gia.

Lễ cưới: Nhà trai đi đón dâu phải mang theo một con lợn để làm vía (hiếc khoăn) cho bố mẹ cô dâu. Nhà trai mổ lợn để “làm vía” và cúng ma nhà gái. Ngoài

đầu lợn và mông lợn, mâm lễ nhà trai còn có một chiếc vòng tay bằng bạc gọi là “poóc hén khanh mé” (vòng tay tặng mẹ). Cơm nước xong nhà trai có cơi trầu, chai

rượu bày lên bàn thờ để xin của hồi môn (chướng kha), nhà gái đáp lễ bằng việc bày

ra các đồ vật: 2-4 chiếc nệm nằm, 2 chiếc chăn, 4-6 chiếc gối, 1 chiếc đìu, 1 chiếc

màn và 1 chiếc ghế mây. Hoàn tất thủ tục chú rể mời rượu, mời trầu họ hàng của cô

dâu, nhà trai xin phép rước dâu về nhà.

*Tục thách cưới của người Khơ mú

Chẳng hiểu từ bao giờ, trong các bản của người Khơ mú có tục cưới thật khác

lạ. Con trai lớn rồi thấy “ưng bụng” một cô gái bản nào đó, liền về thưa chuyện cùng

cha mẹ định ngày đi hỏi vợ. Trước ngày đám hỏi hàng tháng trời, gia đình nhà trai

phải xuống suối đánh cá, lên rừng săn sóc, mổ lợn làm thịt khô trên gác bếp. Bởi

thịt, cá suối và thịt sóc khô là thứ sính lễ không thể thiếu khi đi hỏi vợ. Ngoài ra,

cũng như người Thái hay người Hmông, gia đình chọn trong dòng họ người làm “mối” để hỏi vợ cho con trai. Chỉ có điều người Thái chỉ có một ông bà mối, còn

người Khơ mú có tới hai ông bà mối. Trong cộng đồng chẳng còn mấy ai giải thích được tục hỏi vợ khá lạ lẫm này? Người ta chỉ biết rằng đó là những điều ông cha truyền lại. Trong cuộc rượu đám hỏi, gia đình nhà gái sẽ ra điều kiện thách cưới.

Cho đến bây giờ, nhiều nơi vẫn còn tục thách cưới phải có gà lợn, bạc nén (một nén

bạc có giá gần 20 triệu đồng) lại rất khó kiếm và trở thành gánh nặng đối với nhiều

gia đình nên đã được bãi bỏ. Đám cưới có lợn, gà, rượu, gạo để cúng cho ông bà tổ tiên cho đúng phong tục mà thôi. Lẽ đương nhiên, trong đám hỏi cũng như lễ cưới,

không thể thiếu rượu cần và rượu nấu bằng chiếc chõ đồ xôi (pây mắc), thường là 2

vò rượu cần và 4 chai rượu (làu xiêu).

(Người Hmông không có tục thách cưới)

2.2.3. Kết quả

Việc áp dụng giải pháp liên hệ văn hóa, phong tục địa phương khi dạy các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 cho học sinh DTTS ở các trường THPT miền núi cao Nghệ An đã góp phần hình thành cho học sinh DTTS có nhân sinh quan, thế giới quan lành mạnh, khách quan, khoa học, phát triển phẩm chất, năng lực theo mục tiêu chương trình giáo dục đã xây dựng. Giáo viên Ngữ văn ở các trường này có thể áp dụng giải pháp “mưa dầm thấm lâu”, phát hiện, tác động, định hướng kịp thời làm thay đổi những quan điểm, suy nghĩ tiêu cực, lạc hậu của học sinh DTTS. Giúp các em tích lũy dần vốn ngôn ngữ, vốn sống, có cách nhìn phản biện, đa chiều, mạnh dạn tự tin trong học tập, rèn luyện và giao tiếp hàng ngày. Đồng thời qua những liên hệ nét văn hoá phong tục với địa phương, các em sẽ có thêm những hiểu biết hữu ích, có những trải nghiệm mới mẻ về văn học dân gian, bồi đắp tình yêu văn học, tự hào và phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Đây là giải pháp đơn giản, dễ hiểu nhưng mang lại hiệu quả khi đọc hiểu tri thức phần văn học dân gian và học sinh rất chăm chú, thích thú khi nhắc đến những từ ngữ, hình ảnh hay những phong tục tập quán của dân tộc mình.

Một phần của tài liệu SKKN GIẢI PHÁP GIÚP học SINH NGƯỜI dân tộc THIỂU số học tốt văn học dân GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10 ở các TRƯỜNG THPT MIỀN núi NGHỆ AN (Trang 38 - 40)