Kết quả và ứng dụng

Một phần của tài liệu SKKN GIẢI PHÁP GIÚP học SINH NGƯỜI dân tộc THIỂU số học tốt văn học dân GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10 ở các TRƯỜNG THPT MIỀN núi NGHỆ AN (Trang 52 - 56)

1. Kết quả

1.1. Về kết quả học tập của HS

Đánh giá kết quả học tập sau khi dạy phần Văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An trong 2 năm học 2020 - 2021 và 2021-2022 của HS 6 lớp thực nghiệm: 10A1, 10A3, 10C1, 10C5

Biểu đồ 1: Kết quả bài kiểm tra của HS sau khi thực hiện dạy áp dụng các giải pháp. %

Đa phần HS cảm thấy thích thú với tiết học sử dụng các giải pháp của đề tài. Cụ

thể: Có 21.1% HS cảm thấy rất thú vị, hấp dẫn và 40,8% HS cảm thấy thú vị, hấp dẫn sau khi học xong phần VHDG trong chương trình Ngữ văn 10. Tuy nhiên, tỉ lệ HS cảm thấy bình thường và buồn tẻ còn khá cao (38,1%).

Biểu đồ 2. Tỉ lệ cảm nhận của HS về tiết học sử dụng các giải pháp của đề tài

Biểu đồ 3. Tỉ lệ mức độ HS tham gia các hoạt động trong giờ học

50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 Rất tích cực Tích cực Bình thường Không tích cực

Về mức độ tập trung của HS trong nội dung bài học có sử dụng các giải pháp của đề tài: Có 65,7% HS rất tập trung và tập trung trong giờ học. Cụ thể: Có 21.1%

HS tham gia rất tích cực, 45,7% HS tham gia tích cực. Có rất ít HS không tham gia tích cực trong giờ học (4.8%).

Giải thích cho việc có 38,1% học sinh cảm thấy Bình thường và Buồn tẻ;

33,2% HS tham gia giờ học với mức độ Bình Thường và Không tích cực, các quan

sát và phỏng vấn sau cung cấp một số lí do cơ bản như:

- Một bộ phận học sinh không quan tâm đến môn Ngữ văn.

- HS quan tâm nhiều hơn đến điểm số thay vì mục tiêu mở rộng kiến thức, hiểu biết, chính vì thế các em thường có phản ứng với việc đưa thêm các nội dung bên ngoài vào các bài học đã đóng khung.

- HS thích chơi hơn là lĩnh hội những gì mang tính có chiều sâu. Bởi một số cho rằng cần nhiều trò chơi hơn để tăng mức độ hứng thú của giờ học thay vì các

Rất thú vị, hấp dẫn Thú vị, hấp dẫn Bình thường Buồn tẻ 45.7 4.8 21.1 28.4 2.3 21.1 35.8 40.8

hoạt động và dự án.

Thông qua việc áp dụng Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học

tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An, với 4 lớp (187 HS) tham gia, tôi thu được 18 sản phẩm (trong đó 6 video,

6 bản word, 6 bản Powerpoint) và lựa chọn được 4 video, 5 bản word, 3 bản Powerpoint được đánh giá tốt, có thể làm tư liệu cho việc dạy và học và lưu lại trong hồ sơ dạy học của nhóm Ngữ văn.

Với kết quả trên tôi nhận thấy học sinh có nhiều sự chuyển biến: Các em đã thay đổi cách học của mình và chú trọng hơn đối với môn học mà bấy lâu nay các em không có hứng thú. Mỗi khi đến tiết Ngữ văn các em thích thú hơn nhiều, các em rất hợp tác khi giáo viên giao nhiệm vụ cho cá nhân hay cho tổ nhóm. Các em biết cách tiếp nhận cái hay cái đẹp từ tác phẩm văn học dân gian, biết sưu tầm những câu tục ngữ, bài ca dao của dân tộc mình. Đồng thời giúp các em HS DTTS mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp, biết yêu quý, tự hào về truyền thống văn hoá của địa phương; bồi dưỡng nhân cách và tình yêu quê hương, đất nước.

Bản thân tôi nhận thấy rằng trong giảng dạy nói chung và giảng dạy môn Ngữ Văn nói riêng, cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm mang lại kết quả cao hơn nữa trong thời gian sắp tới.

2. Ứng dụng

2.1. Phạm vi ứng dụng

Đề tài được nghiên cứu và ứng dụng một số giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An từ năm học 2020 - 2021 và đang tiếp tục được triển khai. Đối với giáo viên môn Ngữ văn tôi hi vọng sáng kiến của tôi sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các giáo viên công tác giảng dạy môn Ngữ văn 10 tại trường THPT, đặc biệt các trường miền núi.

2.2. Mức độ vận dụng

Đề tài “Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An” có

thể vận dụng cho tất cả các trường trung học phổ thông trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn 10, đặc biệt là các trường phổ thông miền núi nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

PHẦN KẾT LUẬN I. Kết luận

1. Tính mới

Giáo viên định hướng, tổ chức cho học sinh được một cách tiếp cận mới về văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10. Dựa vào các giải pháp như: Phiên âm tác phẩm văn học dân gian ra tiếng bản địa (tiếng Thái, Hmông, Khơ mú), tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giải thích và minh họa bằng hình ảnh trực quan gắn với văn hóa, phong tục của địa phương, giúp học sinh có giờ học hứng thú, sinh động và thiết thực nhằm giáo dục đạo đức, lối sống, bồi đắp tri thức văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Qua đó các em người DTTS dễ tiếp cận và lĩnh hội được tri thức mới, cảm nhận cái hay cái đẹp của văn bản, biết rung động trước những cảm xúc và nhận thức được những giá trị đích thức trong cuộc sống.

Hơn nữa các em HS còn tự làm ra các video, clip về dự án học tập, tự vẽ tranh về nhân vật trong các tác phẩm văn học dân gian và kể lại theo hình dung, tưởng tượng. Đó là sự mới mẻ, thú vị, hấp dẫn mà các em được hình thành và phát huy trong quá trình học tập. Và trong tiết trình bày sản phẩm của mình, học sinh được trải nghiệm những kiến thức có trong thực tế của cuộc sống của các em. Cùng một điểm đến nhưng mỗi lớp, mỗi cá nhân, mỗi nhóm có những cách tiếp cận khác nhau và sản phẩm của các em cũng khác nhau. Các em đã trở nên năng động, biết sáng tạo, kết hợp được kiến thức và kĩ năng của các bộ môn làm ra sản phẩm. Điểm lớn nhất sau khi thực hiện các giải pháp này là được phụ huynh đồng thuận và ủng hộ rất cao, bởi đã thấy được con họ thực sự yêu thích môn học, có lối tư duy mới mẻ, chủ động trong tiếp cận tri thức và phát huy được năng lực của bản thân.

2. Tính khoa học

Dạy VHDG cho đối tượng HS DTTS ở các trường THPT miền núi Nghệ An ngoài việc dạy kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc trưng khái quát của thể loại thì trong mỗi bài dạy, tiết dạy giáo viên sẽ chọn những phương pháp dạy học tích cực phù hợp với mục đích, đối tượng để hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức. Ở phần khởi động, phần hình thành kiến thức hay phần luyện tập, vận dụng giáo viên sẽ linh hoạt áp dụng những giải pháp cụ thể để vừa đảm bảo được nội dung, thời lượng vừa tạo ra sự thú vị, lôi cuốn, hấp dẫn của tiết học. Còn ở các tiết học tự chọn của VHDG giáo viên sẽ cho học sinh học tập theo dự án gắn với những hiểu biết về văn hoá địa phương sẽ hình thành và phát huy được năng lực, sự chủ động, tích cực, sáng tạo của các em.

Việc dạy phần Văn học dân gian cho đối tượng HS DTTS theo hệ thống một chuỗi kiến thức và được sắp xếp, chuẩn bị thực hiện như trong đề tài Giải pháp giúp

học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An là lôgic, khoa học, hợp lý và hiệu quả.

3. Tính hiệu quả

- Khai thác và sử dụng hiệu quả kiến thức về văn hóa tại địa phương làm nguồn tư liệu quý giá phục vụ cho HS trong quá trình lĩnh hội tri thức về Văn học dân gian.

- Khai thác và sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại mà các trường, phụ huynh học sinh đã trang bị cho các lớp học.

- Khi áp dụng giải pháp này tôi đã tiết kiệm được thời gian để xử lý tốt mọi dung lượng kiến thức cần truyền đạt trong một tiết học .

- Huy động được trí tuệ tập thể, giúp các em có được vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, phong tục ở tại địa phương, tham dự các “chuyến du lịch” miễn phí, không tốn kém về kinh tế mà vẫn được trải nghiệm nhiều cảm xúc thú vị.

- Học sinh các lớp tích cực tham gia, phát huy được tính tự giác, sáng tạo và kích thích sự hứng thú của học sinh với môn học Ngữ văn.

- Giúp học sinh nhận thức được: Vẻ đẹp con người trong mối quan hệ với bản thân tạo nên tiếng nói nội tâm thầm kín và mãnh liệt. Con người trong Văn học dân gian luôn thể hiện tấm lòng nhân hậu, vị tha, hồn nhiên, chân thật, mạnh mẽ, giản dị, bộc trực, hướng đến cái cao cả hoàn thiện. Bên cạnh đó là sự bay bổng của trí tuởng tượng tràn đầy ước mơ, khát vọng sống của người lao động thời xưa. Giá trị của chất nhân văn trong Văn học dân gian giúp người đọc khám phá những vẻ đẹp hiện thực cuộc sống bình thường, làm phong phú nhận thức của con người, nâng cao đời sống tinh thần và bồi đắp tâm hồn con người ngày càng tốt đẹp hơn. Chất nhân văn là kết tinh, hội tụ giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, tạo nên sức cuốn hút, hấp dẫn mọi thế hệ, là sự gắn kết mạch nguồn dân tộc từ quá khứ đến hiện tại. Từ đó các em nhận thức được rằng việc giữ gìn, lưu truyền Văn học dân gian, nâng niu trân trọng giá trị tinh thần của dân tộc là nhiệm vụ của tất cả mọi người.

Một phần của tài liệu SKKN GIẢI PHÁP GIÚP học SINH NGƯỜI dân tộc THIỂU số học tốt văn học dân GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10 ở các TRƯỜNG THPT MIỀN núi NGHỆ AN (Trang 52 - 56)