Chèn các file âm nhạc là cách tạo thêm nguồn cảm hứng, và mở ra một

Một phần của tài liệu SKKN GIẢI PHÁP GIÚP học SINH NGƯỜI dân tộc THIỂU số học tốt văn học dân GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10 ở các TRƯỜNG THPT MIỀN núi NGHỆ AN (Trang 49 - 51)

II. Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian

4.1.2.Chèn các file âm nhạc là cách tạo thêm nguồn cảm hứng, và mở ra một

4. Giải thích và minh họa bằng hình ảnh trực quan

4.1.2.Chèn các file âm nhạc là cách tạo thêm nguồn cảm hứng, và mở ra một

4.1. Ứng dụng công nghệ thông tin

4.1.2.Chèn các file âm nhạc là cách tạo thêm nguồn cảm hứng, và mở ra một

cảm nhận mới về tác phẩm văn học nhất là các tác phẩm văn học dân gian

VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Đặc trưng cơ bản của VHDG chính là tính truyền miệng và tính tập thể. Nói đến truyền miệng là nói đến quá trình “diễn xướng dân gian” hào hứng sinh động. Chính vì thế việc sử dụng các trích đoạn ca dao dân ca, các tác phẩm trữ tình hiện đại, với ca từ chuyển thể từ các tác phẩm văn học dân gian luôn tạo nên sự kích thích, sự hứng thú cho học sinh mỗi tiết dạy.

Để tạo ra tiết học sinh động và có sự giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tự hào với văn hoá của dân tộc thì việc cho sinh được nghe một điệu hò, một điệu lí, một làn điệu quan họ… trong bài học về văn học dân gian là thiết thực. Đặc biệt với học sinh người dân tộc thiểu số. Bới ở các cấp học dưới các em ít được trải nghiệm những tiết học thú vị, sinh động nên việc áp dụng công nghệ thông tin chèn các file âm nhạc là cách tạo thêm nguồn cảm hứng và mở ra một hướng cảm nhận mới về tác phẩm văn học, nhất là các tác phẩm văn học dân gian.

Ví dụ 1: Khi dạy các bài ca dao, để giúp các em hiểu rõ hơn những đặc điểm của ca dao, mối quan hệ giữa ca dao và dân ca giáo viên có thể hát cho các em nghe một vài làn điệu dân ca quen thuộc. Dĩ nhiên với hình thức này đòi hỏi người thầy phải có ít nhiều tố chất nghệ sĩ, phải biết hát dân ca. Tuy nhiên nếu người dạy không có khả năng trên thì có thể sử dụng những hình thức khác như: cho các em nghe băng, đĩa hoặc soạn giáo án điện tử đưa những hình ảnh, những làn điệu dân ca như: dân ca Nam Bộ, dân ca quan họ Bắc Ninh… và đặc biệt là dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ (Ví trèo non, Ví đò đưa, Giặm ru, Giặm kể…)

Ví dụ 2: Dạy bài “Tấm Cám” nên cho các em nghe bài hát “Bống bống bang

bang” là ca khúc chủ đề của phim Tấm Cám - Chuyện chưa kể do 365da Band thể

hiện. Đây là ca khúc chuyển thể từ tác phẩm Tấm Cám với âm hưởng sôi động chắc

chắn sẽ tạo nên sự hấp dẫn, thu hút các em học sinh và tạo ra không khí vui vẻ cho tiết học.

https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&cad=rja&uact=8 &ved=2ahUKEwjsv9ne5Pj2AhXEfd4KHTrHDN8QwqsBegQIBRAB&url=https%3A%2F% 2Fwww.youtube.com%2Fwatch%3Fv%3DBwN3NiZt-

PU&usg=AOvVaw29oXV9BAmcRezjJPueXC3W (đường link nhạc)

4.1.3. Trình chiếu các trích đoạn phim đã được chuyển thể từ tác phẩm văn học,

rất hiệu quả và là cách cung cấp cho học sinh một góc nhìn mới, một cách tìm tòi, khám phá và sáng tạo

Việc trình chiếu các trích đoạn từ phim đã được chuyển thể từ tác phẩm văn học sẽ thực hiện như sau:

- Dựa vào ý đồ sư phạm giáo viên sẽ lựa chọn những đoạn trích từ phim phù hợp với mục đích, nội dung của bài học.

- Thường sử dụng các trích đoạn từ phim dùng cho phần khởi động để tạo ra không khí vui vẻ, thu hút sự chú ý và dẫn dắt học sinh vào bài.

- Hoặc khi dạy các tiết học tự chọn sẽ cho học sinh xem các trích đoạn từ phim với thời gian dài hơn, qua đó học sinh được ôn tập, củng cố kiến thức và cảm nhận, đánh giá cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học khi được chuyển qua các hình thức diễn xướng.

Đối với học sinh DTTS xem những trích đoạn từ phim khi học các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 là cần thiết: các em ở những bản làng xa xôi mạng internet rất kém, thậm chí những bản còn không có điện. Nên việc xem và cảm nhận những tác phẩm văn học từ các trích đoạn từ phim sẽ tạo ra sự hứng thú, kích thích sự khám phá, tìm hiểu tri thức mới cho các em.

Ví dụ 1: Khi dạy truyện cổ tích Tấm Cám chúng ta sẽ sử dụng một số đoạn trích từ phim hoạt hình Tấm Cám (Đường link: https://www.youtube.com/feed/library) ở phần khởi động hoặc tiết học tự chọn.

Ví dụ 2: Dạy bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ cho các em xem những trích đoạn từ phim Truyền thuyết An Dương Vương (Đường link https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&ved=2ah UKEwjqsJnun4X3AhVUhMYKHQ6mAAcQtwJ6BAgMEAI&url=https%3A%2F %2Fwww.youtube.com%2Fwatch%3Fv%3DmdqKWykz1oQ&usg=AOvVaw3lrq 9bCkUo-_noLssJDnCZ)

Lưu ý: Ứng dụng CNTT vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, môn ngữ văn nói riêng, là một nhu cầu tất yếu. Không thể chậm trễ, nếu thực sự đặt đích cuối cùng của dạy học vì người học. Giảng dạy tác phẩm văn học trong trường phổ thông, có thể sử dụng nhiều sự trợ giúp của CNTT, và trợ giúp rất hiệu quả, tuy nhiên không nên quá lạm dụng. Đặc biệt không nên thể hiện nội dung các đơn vị kiến thức bằng một khối lượng dày đặc các câu chữ trong mỗi slide. Hướng dẫn cho học sinh sử dụng và thu thập tư liệu trên Internet, theo những chủ đề nhất định trong mỗi tác phẩm…đã là cách để các em tự khám phá và lĩnh hội tới quá nửa yêu cầu bài học.

*Để thực hiện giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên cần:

- Có các phương tiện như: Máy chiếu projector, smart board (bảng thông minh), mạng nội bộ, các phần mềm dạy học, các trang web,…

- Đầu tư thời gian, soạn giáo án powerpoint, cắt chỉnh các đoạn nhạc và trích đoạn của phim từ internet.

- Cần sự hỗ trợ từ nhà trường và đội ngũ chuyên công nghệ thông tin để hiểu biết về từng loại thiết bị và ứng dụng trong giảng dạy. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần sự phản hồi tương tác từ HS để đảm bảo chọn phương tiện hữu hiệu và phù hợp với bài học nhất. Sự tương tác hai chiều này khiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đạt kết quả cao.

4.1.3. Kết quả

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước chất lượng học tập của học sinh, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lí quá trình tự học, tự rèn luyện của bản thân. Đối với học sinh THPT các trường THPT miền núi Nghệ An những tiết dạy văn học dân gian sử dụng công cụ hỗ trợ từ công nghệ thông tin để trình chiếu hình ảnh, để nghe những đoạn nhạc, để đoán biết tác phẩm qua ô chữ… đó quả là một điều hết sức thú vị, hấp dẫn và cuốn hút của tiết học. Bởi thông qua những tiết học ấy với sự truyền thụ của người thầy, các em sẽ lĩnh hội được nhiều cái hay, cái đẹp ở mỗi tác phẩm văn học dân gian.

Một phần của tài liệu SKKN GIẢI PHÁP GIÚP học SINH NGƯỜI dân tộc THIỂU số học tốt văn học dân GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10 ở các TRƯỜNG THPT MIỀN núi NGHỆ AN (Trang 49 - 51)